Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tham gia vào các giao dịch dân sự của cá nhân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 37 - 45)

4. MỘT SỐ ĐIỂM BẤT CẬP TRONG CÁC QUI ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

4.2. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tham gia vào các giao dịch dân sự của cá nhân

4.2.1. Trong lĩnh vực quyền sở hữu

- Nhận thức và qui định về vấn đề chế độ sở hữu và hình thức sở hữu của Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng. Hiến pháp 1992 qui định về 3 chế độ sở hữu là toàn dân, tập thể, tư nhân: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. 30

Trong khi đó, BLDS 2005 qui định có 6 hình thức sở hữu. Vấn đề đặt ra, cả về phương diện lý luận lẫn phương diện pháp lý, là chúng ta vẫn chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phạm trù „chế độ sở hữu‟ với khái niệm „hình thức sở hữu‟. Vậy hình thức sở hữu được phân định dựa trên những cơ sở khoa học nào, có liên quan gì tới chế độ sở hữu, có gì khác biệt với chế độ sở hữu, sự phân định như vậy có khoa học và hợp lý chưa… là những nghi vấn khoa học cần phải được giải quyết.

Mặt khác, hình thức sở hữu nhà nước (Điều 200 – Điều 207 BLDS 2005) và các hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Điều 227 – Điều 229 BLDS 2005), hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Điều 230 – Điều 332 BLDS 2005) vẫn còn chưa được qui định thật rõ ràng, cụ thể.

30 Điều 15 Hiến pháp 1992.

36

Trong hình thức sở hữu nhà nước, chúng ta thấy có sự chưa thống nhất với chế độ sở hữu toàn dân trong Hiến pháp. Vậy, chế độ sở hữu toàn dân có quan hệ như thế nào tới quyền sở hữu nhà nước đối các tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của quốc gia? Trong hình thức sở hữu nhà nước, thì chủ sở hữu là ai, nhân dân hay nhà nước, mối quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu (là nhà nước) với người chủ thật sự của tài sản quốc gia (là nhân dân như thế nào), nhân dân có quyền tới mức nào đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân, cơ chế làm chủ của hình thức sở hữu nhà nước là như thế nào và đã rõ ràng hay chưa, là những câu hỏi rất lớn cần phải được nghiên cứu làm rõ.

Việc qui định về quyền sử dụng đất của cá nhân người dân chưa đạt được mục mục đích mà nhà làm luật đặt ra ban đầu là nhằm để hạn chế việc “tích tụ đất”, “đầu cơ đất” và chưa bảo vệ tốt người sử dụng đất là nông dân, nhân dân lao động. Mặc dù chúng ta nhất quán từ đầu đến cuối là đất đại thuộc sở hữu toàn dân, và người dân chỉ có thể được hưởng quyền sử dụng đất. Mục đích cơ bản của qui định này là chống lại tình trạng đầu cơ đất, tích tụ đất, gây mất cân đối về quyền sở hữu đối với đất đai – tư liệu sản xuất quan trọng nhất cuả nền kinh tế quốc gia. Từ đó, nhằm hướng đến sự kiểm soát thu nhập từ đất, chống lại tình trạng người bóc lột người, chống lại việc “phát canh thu tô”, chống lại hiện tượng lười lao động và tình trạng thu hưởng bất công của một số người giàu có, chuyên “ngồi nhà mát hưởng bát vàng”, so với những người dân trực tiếp lao động sản xuất.

Tuy vậy, có thể khẳng định, mục đích đó thông qua thực tế là chưa làm được. Vậy, việc không thừa nhận quyền sở hữu của tư nhân đối với đất đai vẫn chưa đạt được mục đích ban đầu của nó. Trái lại, điều này còn mang đến thực tế là, việc tích tụ đất và đầu cơ về đất có xu hướng ngày tăng, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Số lượng các công ty kinh doanh doanh bất động sản của tư nhân, nước ngoài, nhiều chủ trang trại, nhiều chủ đồn điền cao su chiếm hữu số đất lên đến vài trăm nghìn mét vuông, ngày càng tăng. Nhiều chủ dự án

37

lấy đất của dân và đền bù rẻ mạt (22.000 đ/m2), rồi đầu tư cơ sở hạ tầng để bán lại với giá cao hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần (25.000.000 đ/m2) để thu chênh lệch quá đáng, gây bất bình cho người liên quan và gây bức xúc trong dư luận. Từ đó, đòi hỏi cần nghĩ đến cách thức khác để hạn chế những mặt tiêu cực của việc tích tụ, đầu cơ đất, thay vì chỉ qui định không thừa nhận tư hữu về đất đai. Tôi cho rằng, có thể thừa nhận quyền tư hữu về đất đai, nhưng sẽ qui định hạn điền thật chặt chẽ và hạn chế một số quyền của chủ sở hữu tư nhân về đất đai. Phần diện tích đất vượt quá hạn điền mà một tư nhân đang có cần phải được công nhận ở chế độ thuê đất, với những thủ tục xem xét cho thuê đất minh bạch, nhưng chặt chẽ nhằm hạn chế tiêu cực của cơ chế „xin – cho”.

Về hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, và hình thức sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp hiện vẫn chưa được qui định rõ ràng, cụ thể. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, loại hình sở hữu này rất mờ nhạt, chưa hiện rõ hình hài, chưa xác định rõ các yếu tố cấu thành của quan hệ sở hữu, như chủ thể của quyền sở hữu là ai, khách thể của quyền sở hữu này là gì, các nội dung của quyền sở hữu được thực hiện như thế nào, hiện vẫn còn là những vấn đề chưa được làm rõ. Điều đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận, đối chiếu về mặt thực tiễn để xác định chính xác đây có phải là một hình thức sở hữu độc lập, có đặc thù riêng hay chỉ là một dạng sở hữu chung đặc biệt nào đó, hoặc sở hữu của pháp nhân, hoặc sở hữu của tập thể?

- Vấn đề cấp giấy chủ quyền nhà, đất hiện vẫn còn là vấn đề bất cập lớn nhất và hiện vẫn chưa giải quyết triệt để, khoa học.

Thủ tục cấp giấy tờ chủ quyền nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiêu khê, chưa đảm bảo tốt nhất quyền lợi của chủ nhà, chủ đất. Hiện còn hàng chục vạn ngôi nhà, thửa đất hợp pháp của người dân vẫn chưa cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù thời hạn cuối cùng theo cam kết của Chính phủ trước nhân dân cả

38

nước đã qua đi từ nhiều năm nay. Quan điểm của các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc này có sự khác biệt đáng kể, làm cho chương trình cấp giấy chủ quyền nhà đất đại trà trong nhân dân bị “giẫm chân tại chỗ” trong nhiều năm qua. Ý kiến còn bất đồng về việc cấp một giấy hay hai giấy cho ngôi nhà trên một thửa đất, hiện vẫn còn chưa thống nhất và đi đến quyết định cuối cùng.

Cách thức ghi tên chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng đất là một người đại diện cho cả hộ, cho vợ chồng hay phải ghi tất cả tên của những người này hiện vẫn còn có sự nhận thức khác nhau giữa các cơ quan và các địa phương khác nhau. Dư luận đã từng đặt câu hỏi: tấm giấy chứng nhận quyết định cái nhà hay cái nhà quyết định tấm giấy đó,31 hiện vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.

4.2.3. Quyền tham gia vào các giao dịch dân sự của cá nhân vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, gây khó khăn cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật

- Cơ chế bảo vệ kẻ kẻ yếu trong giao dịch dân sự vẫn chưa đầy đủ và chưa hiệu quả. Trong các hợp đồng soạn sẵn và hợp đồng theo mẫu giữa các doanh nghiệp bán hàng chuyên nghiệp, hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực độc quyền với người dân vẫn còn nhiều bất cập, chứa đựng các điều khoản bất công, phân chia rủi ro và lợi ích không công bằng, dành cho doanh nghiệp hưởng lợi thái quá trong khi đẩy sự rủi ro và sự bất lợi về phía khách hàng, nhưng vẫn chưa có qui định và cơ chế nào có thể kiểm soát tốt được vấn đề này. Điều đó đòi hỏi cần sớm có cơ chế thích hợp nhằm kiểm soát tốt quá trình soạn thảo, sử dụng các điều khoản hợp đồng chung, các hợp đồng mẫu gây bất lợi cho người tiêu dùng, cũng như xây dựng các cơ chế nhằm hủy bỏ, hoặc cải sửa các điều khoản bất công đó, các chế tài thích hợp trong việc đưa ra các điều khoản hợp đồng bất công đối với người tiêu dùng. Nội dung này tốt nhất là nên qui định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - một văn bản pháp

31 Phạm Duy Nghĩa, Sổ đỏ không đẻ ra cái nhà, Tuổi trẻ online, http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=214556.

39

luật quan trọng hiện đang được Quốc hội nghị luận và sẽ thông qua trong thời gian sắp tới.

- Việc bảo vệ người yếu thế trong hợp đồng vay tài sản hiện vẫn chưa thu lại hiệu quả tích cực. Mặc dù Điều 476 BLDS 2005 qui định hạn mức tối đa của lãi suất tiền vay tín dụng trong nhân dân là không quá 1.5 lần lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam qui định. Qui định này trước hết nhằm để hạn chế tình trạng “tín dụng đen” và hiện tượng cho vay nặng lãi mang tính chất bóc lột của giới tài phiệt, nhưng xem ra, mục đích đó cũng không đạt được. Trên thực tế, các vụ cho vay nặng lãi vẫn xảy ra ngày càng nhức nhối, mà trong nhiều vụ án, cơ quan tố tụng đành phải “bó tay” vì “thiếu chứng cứ”. Bởi lẽ, những kẻ

“tín dụng đen”, ngoài sự tàn ác trong cách đòi nợ, “siết nợ”, chúng còn sử dụng rất nhiều thủ đoạn gian xảo nhằm “qua mặt” cơ quan chức năng, xử sự bất công với người vay - kẻ yếu thế trong hợp đồng, bằng cách sau mỗi lần đáo hạn chúng lại lập biên nhận vay mới nhập lãi vào gốc để tính một hợp đồng vay mới.

Theo đó, từ việc vốn vay ban đầu chỉ vài triệu đồng, sau 01 năm không trả hết nợ mà vốn gốc theo biên nhận sẽ tăng lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng, khiến cho nhiều con nợ phải lâm vào cảnh “nhà tan, cửa nát”. Thêm nữa, có nhiều chủ nợ còn có “độc chiêu” là trừ tiền lãi trước vào vốn vay, theo đó, nếu người vay muốn vay 100 triệu đồng, thì chúng sẽ đưa 150 triệu đồng, rồi lấy lại 50 triệu đồng (trừ tiền lãi trước), nên thực tế chỉ đưa 100 triệu đồng, nhưng sẽ ghi biên nhận là vay 150 triệu đồng. Sau đó, cho dù con nợ có kiện ra tòa hủy hợp đồng do vay lãi suất cao, thì thực chất, số tiền mà họ phải trả là dựa vào biện nhận chứ không dựa vào số tiền thực nhận.

Những thực tế đó làm giảm hiệu quả pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng của con nợ, đặc biệt là những người nghèo, không có khả năng vay ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, vì không có tài sản bảo đảm.

Bởi vậy, để giải quyết tốt vấn đề này, không chỉ qui định hạn chế lãi suất tối đa trong luật nội dung mà cần phải nghiên cứu, phát huy các cơ chế tín dụng

40

nhân dân, và các thủ tục vay vốn thuận lợi để giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ xã hội.

- Vấn đề thực hiện quyền của cá nhân được tham gia vào các giao dịch dân sự thông qua người đại diện hiện vẫn còn nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền năng dân sự của người dân. Điển hình có thể dễ dàng nhìn thấy là vấn đề tham gia giao dịch thông qua người diện là người giám hộ.

Có nhiều trường hợp pháp luật qui định việc định đoạt tài sản của người giám hộ cần phải có người giám sát việc giám hộ đồng ý. Trong một số trường hợp, một bên vợ hoặc chồng sẽ là người giám hộ cho người kia, còn người giám sát giám hộ có thể là con cái của họ hoặc người ngoài. Nhiều trường hợp một bên vợ hoặc chồng muốn bán tài sản chung, trong đó có phần tài sản của người vợ hay chồng mất năng lực hành vi dân sự đang được giám hộ, thì phải có ý kiến đồng ý của người giám sát giám hộ là con cái hoặc người ngoài, gây ra những khó khăn đáng kể cho việc định đoạt tài sản, và trong nhiều trường hợp người giám hộ sẽ không thể bán được các tài sản đó, nếu có sự cản trở của người giám sát giám hộ (người ngoài, con cái).

Cũng trong phần đại diện, có trường hợp mẹ chết, người cha là đại diện cho các con chưa thành niên muốn bán ngôi nhà chung để dùng tiền đó vào những việc thích hợp (ví dụ thay đổi chỗ ở tốt hơn, hoặc lấy tiền cho con chưa thành niên đi du học), nhưng bị bố mẹ vợ ngăn cản, vì họ cho rằng đây là phần tài sản của mẹ các cháu để lại làm của hồi môn cho các cháu, sợ con rể bán đi sẽ sử dụng vào các mục đích cá nhân, làm thiệt hại tới quyền lợi của các cháu chưa thành niên. Những trường hợp tranh chấp như vậy hiện chưa có qui định cụ thể để giải quyết công bằng và thỏa đáng. Bởi vậy, cần nghiên cứu lại các qui định về đại diện và giám hộ cho cá nhân nhằm đảm bảo quyền được tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự của công dân.

- Vấn đề xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm về hình thức hiện vẫn còn nhiều bất cập. Thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp này tại các tòa án vẫn

41

còn chưa nhất quán, dẫn đến làm giảm hiệu lực của pháp luật, làm mất niềm tin của người dân vào sự công tâm của tòa án. Theo Điều 134 và Điều 401 BLDS 2005, hợp đồng vi phạm hình thức thì không đương nhiên vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Trong trường hợp pháp luật có qui định hình thức hợp đồng là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực (theo qui định tại khoản 2 Điều 122 BLDS 2005) thì tòa án buộc các bên tham gia phải hoàn tất hình thức hợp đồng. Vấn đề đặt ra ở đây là cách thức xử lý hậu quả của hợp đồng vi phạm hình thức trong pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn còn nhiều mâu thuẫn, bất cập.

Một trong những bất cập và gây nhiều tranh cãi là việc qui định rất khác nhau trong đường lối giải quyết hậu quả pháp lý của việc vi phạm hình thức hình thức giữa hợp đồng mua bán nhà với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Hai loại này được qui định rất khác biệt trong hai văn bản hướng dẫn khác nhau của ngành tòa án.

Theo đó, Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn đường lối giải quyết hậu quả pháp lý đối hợp đồng mua bán nhà vi phạm hình thức là tòa án ra quyết định buộc các bên phải hoàn tất hình thức của hợp đồng theo qui định của pháp luật trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Nếu hết thời hạn đó mà bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được thực hiện đúng hình thức thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Khác với hợp đồng mua bán nhà vi phạm hình thức, theo qui định của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vi phạm hình thức có thể được tòa án xem xét dựa trên thời điểm xác lập hợp đồng và thực tế thực hiện hợp đồng như thế nào, để tùy trường hợp mà công nhận hiệu lực của hợp đồng, chứ không cần buộc các bên phải hoàn tất hình thức hợp đồng trong một thời hạn, như qui định đối với hợp đồng mua bán nhà. Đây quả là sự khác biệt không thể giải thích được, mặc dù cả hai loại đối tượng trong hợp đồng đều là bất động sản, và tình trạng pháp lý của cả hai hợp đồng này đều bị

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)