Hạn chế của việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 78 - 91)

Không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia luôn tôn trọng và thực thi tích cực nhiều giải pháp nhằm bảo vệ quyền con người trong đó quyền bình đẳng của người phụ nữ. Xét ở góc độ quan hệ hôn nhân và gia đình, hệ thống pháp luật hiện hành đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền bình đẳng của nữ giới. Song do nhiều nguyên do, việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ nói chung, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện còn nhiều bất cập. Bài viết này xin nêu một vài điểm bất cập đáng lưu ý:

77

Vấn đề kết hôn và ly hôn

Trong những năm qua, quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn đã đang đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng kết hôn không đảm bảo điều kiện độ tuổi, kết hôn do cưỡng ép, cản trở tại các vùng miền cũng như phong tục tập quán lạc hậu chưa thật sự được xoá bỏ đã làm ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến đời người phụ nữ: “chuyện trăm năm”. Vấn nạn tảo hôn6 khiến sức khỏe sinh sản người phụ nữ bị đe dọa. Tục nối dây 7 tạo hố sâu ngăn cách đời sống tình cảm vợ chồng, ảnh hưởng đến lợi ích thiết thân người phụ nữ. Đáng quan ngại hơn, dù LHN&GĐ hiện hành đã có hiệu lực thi hành gần 10 năm nhưng đến nay, hiện trạng “sống chung không hôn thú” vẫn tồn tại 8. Đây chính là thách thức đối với người phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi của ho khi tranh chấp xảy ra.

Hiện nay, định kiến giới và sự phân biệt đối xử cũng là một trong những nguyên do hạn chế quyền kết hôn, tái hôn của phụ nữ, nhất là với các nhóm đối tượng nữ giới là người khuyết tật hoặc nhóm phụ nữ đơn thân từ 45 tuổi trở lên.

Điều tra của dự án “Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật”

do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện

6 Theo kết quả điều tra năm 2004 Tổng cục DS - KHHGĐ, tỷ lệ tảo hôn của nữ dân tộc Dao là

9,8% , nữ giới người Mông tảo hôn 17,9% (

http://giadinh.net.vn/home/20090911082751147p1054c1057/can-thiep-tao-hon-va-ket-hon- can-huyet-thong.htm ); Điều tra của Vụ Gia đình tại 15 tỉnh, thành cả nước năm 2006 cho thấy hiện trạng tảo hôn còn phổ biến, nhất là ở Hà Giang: 5.72%; Cao Bằng: 5.1%; Lào Cai:

2.7%; Sơn La: 2.6%; QTrị: 2.4%; Bạc Liêu: 2.1%. Khảo sát của cơ quan chức năng tỉnh KonTum năm 2007 trên 333 đối tương thấy có 269 người kết hôn trước tuổi trong đó 50%

không biết qui định tuổi cho phép - http://antg.cand.com.vn ); Tại Nghệ An. 100% người dân tộc Đan Lai (xã Môn Sơn, huyện Con Đuông) kết nghĩa vợ chồng ở tuổi 13 đến 15 - http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dau-dau-nan-tao-hon-va-ket-hon-khong-dang-ky/30219590/157/

7 Người dân tộc thiểu số như Rơ Măm, Brâu cho phép khi chồng hoặc vợ qua đời, chồng hoặc vợ góa được quyền tái hôn với bất kỳ em trai hoặc em gái nào của người đã khuất. Nếu người góa nào không chịu nối dây sẽ phải trắng tay rời khỏi nhà vợ, nhà chồng mà không được mang theo tài sản hoặc con cái.

8 Tại Komtum, trong 333 cặp nam nữ sống chung được khảo sát năm 2007 có đến 193 cặp không đăng ký kết hôn 8. Điều tra của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và giới thuộc Viện khoa học xã hội VN phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành năm 2006 - công bố ngày 26/6/08 - cho thấy tỷ lệ nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn cả nước chiếm tỷ lệ 28%.

78

Nghiên cứu phát triển xã hội công bố ngày 11.09.2009 chỉ ra trong số những người khuyết tật kết hôn, có đến 70% là nam giới còn phụ nữ chỉ chiếm 20%.

Con số này hàm ý: việc hôn sự của người khuyết tật là nữ giới khó hơn nam giới gấp 3 lần. Theo số liệu thống kê năm 2005, trong 560.627 cụ ông góa vợ thì số cụ bà góa chồng có tới 3.302.269 người, nhiều gấp 5,9 lần so với số cụ ông9. Rõ ràng khi mà gia đình là chỗ dựa, là tổ ấm cho mỗi thành viên thì cuộc sống đơn thân của phụ nữ cho thấy viễn cảnh bất lợi trong hiện tại cũng như tương lai mà họ có thể phải đối mặt.

Cùng với hiện trạng kết hôn thì tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Kết quả điều tra về gia đình năm 2006 cho thấy nếu năm 2000, cả nước chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên 65.929 vụ trong đó tỷ lệ vợ đứng đơn là 47%, cao gấp 2 lần so với người chồng ( 28,1% ). Điều này chứng tỏ người phụ nữ hiện đại đã ý thức và chủ động hơn trong việc thực hiện quyền của mình.

Nhưng điều đáng bàn là hậu quả pháp lý của việc ly hôn. Bởi lẽ như đã đề cập ở trên, khảo sát của các ngành chức năng cho thấy khi hôn nhân chấm dứt, không ít người phụ nữ chấp nhận cuộc sống đơn thân; cũng như đa số trường hợp khi cha mẹ ly hôn, con cái thường ở với mẹ ( 64% ) trong lúc đó trên thực tế, việc cấp dưỡng của người cha không phải mọi trường hợp đều được thực hiện nghiêm túc. Đây chính là gánh nặng và thiệt thòi cho người mẹ.

Tệ ngược đãi, bạo hành

Những năm gần đây, mặc dù nhà nước ta đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp, đặc biệt là giải pháp pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới song xuất phát từ nhiều nguyên do, phụ nữ vẫn là đối tượng chính của nạn bạo hành ngay từ mái ấm của mình. Các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi, cưỡng ép vợ quan hệ tình dục; cưỡng ép vợ lao động quá sức … vẫn là phổ biến. Theo kết quả “Điều

9 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=11054632#0707

79

tra gia đình Việt Nam” của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và giới thuộc Viện khoa học xã hội VN phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc công bố ngày 26/6/08 thì tỷ lệ các cặp vợ chồng Việt Nam bị bạo hành là 21.2%. Đối tượng bị bạo lực là cả vợ lẫn chồng song người chồng vẫn người gây ra bạo lực chính với các hình thức như đánh, mắng, chửi, ép quan hệ tình dục. Tỷ lệ chồng đánh vợ chiếm 3.4% trong khi vợ đánh chồng là 0.6%.

Có 7.2% người chồng cho biết họ là người ép vợ quan hệ tình dục trong khi vợ ép chồng quan hệ tình dục chỉ chiếm 1.6%. Cùng với trẻ em, bạo hành gia đình đã trực tiếp xâm hại và gây tổn thương nhiều nhất cho người phụ nữ, biến họ thành những nạn nhân sống trong âu lo với tâm trạng nặng nề, căng thẳng.

Phân công lao động trên cơ sở giới còn duy trì

Hiện nay, trong gia đình Việt Nam đã có sự chia sẻ giữa hai giới trong sản xuất, kinh doanh, lao động hay việc nhà. Tuy nhiên, với tư cách là người mẹ, người vợ trong gia đình, người phụ nữ ( đặc biệt ở các vùng nông thôn ) được cho rằng họ phù hợp với việc nội trợ, chăm sóc người già và trẻ nhỏ trong lúc đó người đàn ông được quan niệm là thích hợp với việc sản xuất, kinh doanh, giao tiếp. Điều đó lý giải vì sao hiện nay, sự phân công lao động trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến trong gia đình Việt Nam. Và hệ lụy của việc phân công lao động mang tính “tự phát” này là người phụ nữ ít được chồng quan tâm, chia sẻ việc nhà; ít được nam giới hỗ trợ, gíup đỡ, ít có cơ hội học tập, chăm sóc sức khoẻ hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Theo kết quả cuộc điều tra về gia đình năm 2006 của các cơ quan chức năng thì phụ nữ phải dành thời gian nhiều gấp sáu lần so với nam giới để chăm sóc con cái dưới 15 tuổi. Khảo sát điều tra cũng chỉ ra rằng “quyền quyền định việc gia đình giữa vợ và chồng tùy thuộc vào loại công việc trong đó vợ thường quyết định những công việc nhỏ hàng ngày liên quan đến khoản tiền nhỏ, người chồng quyết định những công việc lớn có liên

80

quan đến những khoản tiền lớn”10. Và như vậy, khi mà trách nhiệm của phụ nữ đối với gia đình và con cái vẫn rất nặng nề; khi mà cơ hội học tập, thăng tiến của họ còn nhiều khó khăn hay khi mà trọng lực tiếng nói của họ trong gia đình còn kém xa so nam giới thì đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ - dù chỉ từ góc độ gia đình - vẫn còn là một quảng đường xa vời hay nói khác hơn, bất bình đẳng giới trong gia đình vẫn chưa có hồi kết.

Thiếu bình đẳng trong thực hiện quyền sở hữu tài sản chung

Cùng với những thiệt thòi về đời sống tinh thần, việc đảm bảo quyền và lợi ích về giá trị vật chất của người phụ nữ mà một trong những thể hiện dễ nhận thấy là hạn chế quyền của phụ nữ trong việc thực hiện quyền đối với tài sản chung. Báo cáo tóm tắt kết quả “Điều tra gia đình Việt Nam” của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và giới phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc công bố ngày 26/6/08 nêu: “ Tỷ lệ người đàn ông, người chồng đứng tên trên các giấy tờ sở hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ, người vợ”. Kết quả điều tra “Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ - Nhìn từ thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

công bố ngày 12/10/2008 của Tổ chức ActionAid Việt Nam cũng nêu một thực tế là hiện nay, dù người phụ nữ tham gia sản xuất, trồng trọt nhiều không kém đàn ông nhưng đại đa số chủ hộ đứng chứng nhận quyền sử dụng đất là nam giới. Khảo sát chỉ ra tỷ lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung đứng tên cả hai vợ chồng chỉ khoản 3 - 5%, đa phần còn lại đứng tên chồng. Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lý do người chồng có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn so với người vợ và với những việc quan trọng của gia đình.Việc người phụ nữ không hoặc ít được nắm giữ tài sản chung thể hiện sự thiếu công bằng và đó có thể là trở lực mà họ phải đối mặt trong quá trình thực hiện quyền sử dụng, định đoạt tài sản.

10 Xem mục 4.4 phần IV báo cáo tóm tắt “ Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” của của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc.

81

Như vậy, từ một vài khía cạnh bức tranh thực tế trên, có thể kết luận rằng quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện vẫn chưa được bảo đảm trên thực tế. Lý giải nguyên nhân của thực trạng không thể không đề cập các nguyên do sau:

Pháp luật về quyền con người nói chung và đảm bảo sự bình quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng còn nhiều bất cập.

Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quyền con người, kể cả quyền của người phụ nữ nhìn từ góc độ gia đình. Tuy nhiên, sự thiếu khuyết văn bản pháp luật; sự bất nhất giữa các qui phạm pháp luật cũng như sự tồn tại các qui phạm pháp luật mang tính nguyên tắc là yếu tố chính làm cho pháp luật bị “treo” trong cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích của các chủ thể, quyền bình đẳng cuả người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình chưa được pháp luật dự liệu hoặc chưa được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến việc áp dụng pháp luật không khả thi, không đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ. Chẳng hạn, LHN&GĐ xác định nghĩa vụ chung thủy đặt ra như nhau đối với cả hai vợ chồng nhưng chưa qui định các hình thức xử lý một cách cụ thể nên chỉ khi nào xác định được các bên “đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác” mới có thể bị áp dụng giải pháp dân sự ( hủy hôn, buộc chấm dứt quan hệ như vợ chồng theo Điều 16, 17 LHN&GĐ ), xử lý hành chính ( theo Điều 7 Nghị định 87/2001 ) hoặc xử lý hình sự ( theo Điều 147 BLHS ), còn đa phần các hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy đều không được xử lý trong thực tế. Hay như xuất phát từ phương châm “vợ chồng một ngày nên nghĩa”, pháp luật hiện hành đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi họ ly hôn. Tuy nhiên, với mức cấp dưỡng được qui định một cách chung chung là

“theo khả năng của mình” (Điều 60 LHN&GĐ) hoặc theo “khả năng thực tế” - tức người cấp dưỡng có thu nhập thường xuyên hoặc không có thu nhập thường

82

xuyên nhưng còn tài sản sau khi trừ chi phí cần thiết cho cuộc sống của họ ( Đ16 NĐ 70/2001 ) nên việc đưa ra mức cấp dưỡng khi phán quyết là khó khăn và tất nhiên, khó đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ.

Cơ chế thông tin, giáo dục, truyền thông về sự bình quyền của người phụ nữ chưa thực thi hiệu quả.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền con người, quyền bình đẳng của phụ nữ đã được thể chế hóa tương đối cụ thể song nhận thức của gia đình và cộng đồng về vấn đề này còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực thi hiệu quả. Không tiếp cận được nguồn thông tin, không nhận thức hoặc nhận thức chưa đầy đủ quyền mà pháp luật cho phép hoặc không cho phép thực hiện chắc chắn sẽ đưa đến hệ lụy là quyền con người không được đảm bảo hoặc bị vi phạm trong nhiều trường hợp. Ví dụ, pháp luật qui định vợ chồng bình đẳng trong chiếm hữu và sử dụng tài sản chung, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung phải được đứng tên của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giấy chứng nhận chỉ do người chồng đứng tên. Sở dĩ như vậy một phần là do người phụ nữ chưa tiếp cận được các kênh thông tin, chưa nhận thức đúng, đủ dẫn đến việc họ không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.

Định kiến giới và quan niệm về lối ứng xử trong gia đình truyền thống hạn chế việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ.

Trong xã hội hiện đại, quan niệm về hành vi ứng xử trong gia đình truyền thống kiểu như đề cao vai trò của người đàn ông và xem nhẹ vai trò người phụ nữ cùng định kiến xã hội về địa vị nam - nữ vẫn là áp lực chi phối việc thực hiện quyền nữ giới và chính điều đó đã lý giải vì sao hiện nay, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong đời sống gia đình Việt. Định kiến xã hội hoặc các quan niệm về lối ứng xử của gia đình truyền thống buộc nhiều chị em phụ nữ phải chọn lợi ích chung của gia đình thay vì lợi ích cá nhân trong học vấn, kinh

83

tế, nghề nghiệp. Mặc khác, quan hệ vợ chồng được thiết lập dưa trên quan niệm truyền thống về phẩm hạnh “tam tòng” của phụ nữ và vai trò “trụ cột gia đình”

của người đàn ông khiến không ít người vợ thời nay vẫn tiếp tục “phục tùng"

chồng. Sự “nhún nhường” của người phụ nữ thể hiện qua thực trạng điển hình là trong nhiều trường hợp, dù bị thành viên gia đình bạo hành hoặc bị xâm hại quyền lợi họ vẫn cam chịu. Có thể nói định kiến giới và những đòi hỏi tiêu chí

“phẩm hạnh” vô hình ( nhiều khi vô lý ) đối với người phụ nữ chính là rào cản cản trở quá trình thực thi quyền bình đẳng giới.

Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ và chưa phát huy hết trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân và tổ chức trong quá trình thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ

Công nhận và thực thi quyền con người, quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân và gia đình là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và công dân chưa có sự phối hợp trong quá trình thực thi nhiệm vụ này. Mặc khác, với trọng trách chính trong quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ nhiều trường hợp chưa phát huy tinh thần trách nhiệm dẫn đến thực tế là sự vụ về hôn nhân và gia đình không được giải quyết kịp thời và vì vậy, quyền lợi người phụ nữ không được đảm bảo.

4. Một số giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới đất nước, vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, con đường để đạt được bình đẳng giới - trước tiên là vấn đề nữ quyền ngay từ gia đình - thực chất vẫn còn ở phía trước. Thực tiễn cho thấy, công nhận và bảo vệ quyền con người nói chung, đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng vẫn là mục tiêu và là nguyên tắc cơ bản định hướng chính sách gia đình.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)