Những bảo đảm pháp lý về quyền con người trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 52 - 59)

3.1. Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm:

Danh dự, uy tín, nhân phẩm được coi là một nội dung quan trọng trong quyền con người mà từ lâu các tổ chức quốc tế và các quốc gia đều thừa nhận và bảo vệ cho cá nhân, tổ chức 6.

Ở nước ta quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là quyền hiến định7. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật cụ thể hóa cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm cho cơ quan, tổ chức. Đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức bị xâm phạm và xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm trong các giao dịch dân sự thì họ có thể tự bảo vệ hoặc yêu cầu nhà nước bảo vệ thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp họ bị cán bộ, công chức khi thi hành công vụ xâm phạm, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm thì Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định chi tiết thủ tục khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: Những người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Người bị tạm giam, người đã chấp hành

6 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy” (Điều 12). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh: “(1) Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh. (2) Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” (Điều 17).

7 Điều 71, 72 Hiến pháp 1992 khẳng định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

Nghiêm cám mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân....Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

51

xong hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình mà có bản án,, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội; Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Những người thuộc các trường hợp trên được quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai bằng các hình thức sau: (i) - Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi là việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại là việc, đại diện của một tổ chức chính trị xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên; (ii) - Đăng trên một tờ báo trung ương và một tò báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.

Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự.

3.2. Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bên cạnh quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín người bị thiệt hại do hành vi của cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ còn được quyền yêu cầu nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất đối với các khoản sau:

Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Nếu tài sản đã bị mất, bị phát mại thì thiệt hại được tính căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc

52

tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường; Nếu tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản.

Trường hợp tài sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khô phục thì thiệt hại được tính như tài sản bị mất; Các thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác được tài sản được coi là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Những tài sản mà trên thị trường không có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất sẽ được tính trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản cũng được bồi thường; Các khoản đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ. Nếu đó là khoản vay có lãi thì thì nhà nước có trách nhiệm hoàn trả cả phần lãi hợp pháp, nếu đó không phải là khoản vay thì nhà nước sẽ trả cho họ lãi suật theo lãi cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố vào thời điểm giải quyết bồi thường.

Thứ hai, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút: Nếu người bị thiệt hại có thu nhập xác định được cụ thể thì sẽ được bồi thường thu nhập đó.

Nếu có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì được bồi thường căn cứ theo thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

Nếu không có thu nhập ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hay thu nhập có tính thời vụ thì được bồi thường theo mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. nếu không xác định được thu nhập trung bình thì được

53

bồi thường theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Thứ ba, thiệt hại do tổn thất về tinh thần: Đối với các tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được tính bằng hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính hoặc bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh; Nếu bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù thì mỗi ngày được tính bằng ba ngày lương tối thiểu. nếu người bị thiệt hại chết thì tổn thất về tinh thần được tính là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu. Nếu sức khỏe bị xâm phạm thì bồi thường dự vào mức tổn hại sức khỏe nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Thiệt hại tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, bị truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, được hưởng án treo thì tính mỗi ngày bằng một ngày lương tối thiểu. Thời gian để tính là từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định thuộc trường hợp được bồi thường.

Thứ ba, thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị thiệt hại chết: Nếu người bị thiệt hại chết thì sẽ được bồi thường các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại đang phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng xác định theo mức lương tối thiểu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Thứ tư, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe: Khi bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người thi hành công vụ gây ra thì người bị thiệt hại được quyền yêu cầu nhà nước bồi thường các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, các chi phí thực tế bị mất bị giảm sút của người chăm sóc người bị. Nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi

54

thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ năm, trả lại tài sản: Đối với các tài sản của người bị thiệt hại bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.

3.2. Quyền bình đẳng với cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết

Từ trước tới nay, hầu hết các mối quan hệ pháp lý được thiết lập giữa cá nhân, tổ chức với nhà nước là quan hệ mệnh lệnh hành chính, trong thực hiện quyền và nghĩa vụ ít có trường hợp họ ngang quyền trong tư cách pháp lý với nhà nước. Tuy nhiên, lĩnh vực thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên cho dù nhà nước là một bên chủ thể của mối quan hệ pháp lý thì cá nhân, tổ chức với nhà nước là các bên trong quan hệ pháp lý được bình đẳng với nhau trong quá trình giải quyết.

Trước hết, sự bình đẳng thể hiện trong quá trình thương lượng giải quyết bồi thường. Việc thừa nhận thủ tục thương lượng bình đẳng giữa bên bị thiệt hại với nhà nước là sự thay đổi đáng kể trong quan điểm lập pháp về xây dựng quy trình thực hiện trách nhiệm bồi thường dân sự của nhà nước so với các văn bản trước đây 8.

Đối với người bị thiệt hại , thương lượng được coi là quyền cần được đảm bảo. Đối với cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm thực hiện việc thương lượng bồi thường thì được coi là nghĩa vụ bắt buộc. Điều này buộc cơ quan có trách nhiệm phải có trách nhiệm tự xác minh thiệt hại để làm cơ sở cho việc

8 Theo Nghị định 47 và Nghị quyết 388 trước đây việc thương lượng phải do cơ quan nhà nước lập Hội đồng thực hiện thương lượng chứ không thực hiện trực tiếp với chính nhà nước như quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.

55

thương lượng. Có nghĩa các bên trong cuộc thương lượng đều phải tự chuẩn bị chứng cứ cho việc đưa ra ý kiến để tiến hành thương lượng với nhau một cách bình đẳng, không được áp đặt ý chí. Nếu cần thiết phải xác minh, định giá tài sản để làm căn cứ cho thương lượng và bồi thường thì nhà nước chịu toàn bộ chi phí. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường với thành phần tham gia là người có thẩm quyền quyết định của cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn địa điểm thương lượng hoặc tổ chức tại trụ sở cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường hoặc tại trụ sở của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi người bị thiệt hại cư trú.

Việc thương lượng phải ghi biên bản và có đầy đủ chữ ký các bên, người bị thiệt hại được nhận bản sao biên bản ngay khi kết thúc buổi thương lượng. Sau mười ngày cơ quan nhà nước phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Nếu thương lượng đạt kết quả thì quyết định sẽ ghi nhận tòa bộ nội dung thỏa thuận thống nhất của các bên. Trường hợp thương lượng không đạt kết quả thì quyết định thể hiện quan điểm bồi thường do cơ quan nhà nước đưa ra. Nếu người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định họ có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thứ hai: Quyền bình đẳng tiếp tục được thừa nhận và bảo đảm cho người bị thiệt hại khi họ khởi kiện và tham gia tố tụng tại tòa án. Các bên lúc này sẽ là nguyên đơn và bị đơn của một vụ án dân sự, hoàn toàn bình đẳng trước tòa án khi giải quyết tranh chấp và được tự định đoạt trong việc bảo vệ lợi ích cho mình. Pháp luật không áp dụng bất kỳ một ưu ái ngoại lệ nào cho cơ quan nhà nước là bị đơn trong vụ án dân sựu do cá nhân, tổ chức kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi của người thi hành công vụ gây ra.

3.3. Quyền được khởi kiện ra tòa án

Quyền khởi kiện dân sự của người bị thiệt hại trong trường hợp yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại được thực hiện một cách có điều kiện khi việc

56

thương lượng đã diễn ra mà không có kết quả hoặc cơ quan thực hiện thương lượng không ra quyết định giải quyết bồi thường khi hết hạn luật định. Nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại, pháp luật cho phép họ có thể khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi xảy ra việc gây thiệt hại hoặc tòa án nơi họ hiện đang cư trú, làm việc tại thời điểm khởi kiện. Tuy nhiên ,nếu so với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về quyền khởi kiện ở các lĩnh vực khác thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp đòi nhà nước bồi thường thiệt hại quá ngắn – bởi chỉ cho phép khởi kiện trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường hoặc hết thời hạn ra quyết định mà cơ quan nhà nước không ban hành quyết định.9

3.4. Quyền được miễn án phí, tạm ứng án phí, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền được bồi thường

Việc nộp án phí, lệ phí khi tham gia tố tụng mà yêu cầu không được chấp nhận là nghĩa vụ tài chính của đương sự nhằm hoàn trả một phần chi phí nhà nước đã bỏ ra để giải quyết vụ án. Tuy nhiên khi cá nhân, tổ chức khởi kiện yêu cầu nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại họ không phải đóng bất kỳ một khoản tiền nào cho dù yêu cầu của họ bị bác bỏ hay chỉ được chấp nhận một phần. Đây là một nội dung quan trọng tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền khởi kiện của mình, có cơ hội yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích cho mình. Quy định này không chỉ là cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức mà còn khẳng định trách nhiệm của nhà nước trước những thiệt hại do cán bộ công chức gây ra trong quá trình thi hành công vụ.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường được nhà nước trả lại tài sản và thực hiện các nghĩa vụ bồi thường thì toàn bộ các khoản thu được trong trường hợp này họ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp

9 Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự là hai năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)