Bình đẳng là được đối xử về mọi mặt như nhau không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần, địa vị xã hội. Cũng như pháp luật quốc tế, xác lập sự bình đẳng cho con người, tạo thế ngang quyền giữa các chủ thể quan hệ pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản mà pháp luật Việt Nam luôn hướng tới.
Theo Hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001), mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện.
* Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
69
Dưới chế độ phong kiến, địa vị người phụ nữ thường bị đặt ở thế thấp kém.
Trong một xã hội, khi mà những định kiến mang tính phân biệt đối xử còn nặng nề kiểu như “Trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ khoa thi ” trong khi “Gái thì nội trợ việc nhà, khi vào canh cửi khi ra thêu thùa”1; khi mà các quan niệm “Tam tòng, tứ đức” 2, "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" 3 vẫn thấm đẫm trong tâm thức bao người thì thân phận phụ nữ bị trói chặt vào việc nội trợ, nuôi con, phụ thuộc chồng ... âu cũng không là chuyện lạ - kể cả trên danh nghĩa pháp lý. Để bảo vệ tuyệt đối chế độ gia đình gia trưởng, pháp luật phong kiến xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, đề cao quyền người cha, người chồng, người con trai trưởng trong gia đình, nam nữ bất bình đẳng4. ... Và đằng sau tư tưởng pháp luật đó, người phụ nữ đã mất đi hàng loạt cơ hội tiếp cận, bị hạn chế trong việc lựa chọn và quyết định nhiều vấn đề từ cuộc sống để rồi cuối cùng không ít phận người suốt đời đắm chìm trong những mối bất hòa, tủi hổ.
Trong xã hội mới, quyền bình đẳng của phụ nữ đã trở thành một trong các quyền cơ bản của cá nhân được pháp luật ghi nhận. Trên cơ sở Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) và Công ước Cedaw về chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành5 đã đang xác lập cơ sở pháp
1 Ca dao.
2 Tam tòng: Con gái còn ở trong gia đình phải nghe theo cha, đi lấy chồng phải phụ thuộc gia đình chồng, chồng chết phải ở vậy và phụ thuộc vào người con trai; Tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh;
3 Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con.
4 Hôn nhân không tự do: Hôn nhân do cha mẹ, ông bà xếp đặt; Hôn nhân nhiều vợ: người đàn ông có quyền đa thê còn người phụ nữ thì phải tuyệt đối trung thành với chồng. Điều 310 Bộ Luật Hồng Đức qui định: vợ cả, vợ lẽ phạm tội thất xuất thì bị chồng bỏ, Điều 401 Quốc triều hình luật qui định: “Vợ, nàng hầu là gian phụ đều phải tội lưu. Điền sản thì để cho chồng”.
Điều 321 Luật này còn ghi rõ vợ cả, vợ lẽ không được tự tiện bỏ nhà chồng và không không được lấy chồng khác khi ra khỏi nhà chồng, nếu vi phạm sẽ bị giam cấm, bắt làm việc khổ sai hoặc bắt làm làm nô tỳ phục dịch phục dịch ở nhà bếp, xay luá, giả gạo. Điều 332 Luật Gia Long năm 1815) thì khẳng định: người vợ nếu vi phạm nghĩa vụ trung thành thì cùng với gian phu sẽ bị phạt 100 trượng. Người chồng được tùy ý bán vợ cho người khác.
5 Cụ thể hóa quyền bình đẳng của người phụ nữ, cùng với Luật Hôn nhân và gia đình ( LHN&
GĐ), nhiều văn bản bản đã được ban hành như Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành LHN&GĐ quy định khuyến khích đăng ký kết hôn đối với các trường hợp
70
lý thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trên mọi lĩnh vực mà trước hết trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân và gia đình được xác định qua các nguyên tắc cơ bản như hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện để họ thực hiện chức năng cao quý của người mẹ Trên cơ sở các nguyên tắc đó, vị thế của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình đã được ghi nhận cụ thể trong nhiều chế định:
Pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ trong kết hôn và ly hôn Điều 39 Bộ luật dân sự xác định kết hôn là quyền con người. LHN&GĐ năm 2000 qui định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì có quyền kết hôn và việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ. Như vậy, pháp luật hiện hành không biệt đối xử trong kết hôn. Mọi cá nhân nếu đủ đảm bảo điều kiện thì được tự do thực hiện quyền kết hôn của mình. Nam nữ đều có quyền tự do lựa chọn bạn đời. Để từng bước xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng quyền lợi phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số, Nghị định số 32/2002/NĐ - CP ngày 27.03.2002 của Chính phủ về việc áp dụng LHN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số cũng khẳng định: “Nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ” ( Khoản 2 điều 5 ); Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché ... để dẫn cưới và
quan hệ vợ chồng được xác lập trước 3.1.1987; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LHN&GĐ; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35 của Quốc hội; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LHN&GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Luat phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, nghị định số 08/2009 /NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới năm 2006; Nghị định số 48/2009/NĐ- CP ngày 19.05.2009 qui định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
71
các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ ( Khoản 2 Điều 9 ); Các dân tộc có quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ có các phong tục, tập quán không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng thì các cơ quan chức năng phối hợp vận động, thuyết phục người dân từng bước xoá bỏ sự bất bình đẳng đó ( Điều 10 ).
Đảm bảo quyền ly hôn của vợ chồng, Điều 85 LHN&GĐ xác định vợ chồng bình đẳng trong việc đơn phương hoặc thuận tình yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn để giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không còn ý nghĩa. Đồng thời, để bảo đảm sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phân biệt vợ có thai với ai hoặc bố trẻ là ai ( Cũng vì quyền lợi người phụ nữ, hạn chế quyền ly hôn chỉ đặt ra với người chồng mà không đặt ra với người vợ ). Ngăn ngừa những tiêu cực ảnh hưởng đến người phụ nữ khi chấm dứt hôn nhân, nguyên tắc định hướng của pháp luật hiện hành là việc giải quyết chia tài sản khi ly hôn phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Kể cả trong trường hợp hủy hôn hay không công nhận quan hệ vợ chồng, pháp luật đều đòi hỏi phải cân nhắc đến quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ (Điều 17 LHN&GĐ).
Pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng về đời sống tinh thần, tình cảm của người phụ nữ trong thời kỳ hôn nhân
Tinh thần, tình cảm có ý nghĩa quyết định tính bền vững của hôn nhân và là giá trị mà các bên tham gia quan hệ đều mong muốn đạt được. Điều19 LHN&GĐ qui định:“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Quyền bình đẳng mọi mặt của vợ chồng thể hiện trước hết qua việc cả hai cùng ngang quyền như nhau trong việc thực hiện quyền và hưởng thụ các giá trị tinh thần, tinh cảm mang tính riêng tư mà pháp luật đã dành cho họ. Theo Điều 18 LHN&GĐ, vợ chồng phải thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với nhau, cùng có quyền và nghĩa vụ chung thủy, thương
72
yêu, chăm sóc và giúp nhau xây dựng gia đình. Mặc khác, với tư cách là những công dân trong xã hội, người phụ nữ cũng bình quyền với nam giới trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tự do dân chủ theo qui định từ Điều 19 đến Điều 24 LHN&GĐ như được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm; tự do lựa chon nơi cư trú, tự do lựa chọn việc làm; được học tập hoặc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tùy năng lực và điều kiện bản thân; được đại diện cho người đối ngẫu hoặc được người đối ngẫu đại diện theo ủy quyền hoặc theo pháp luật. Việc đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; hạn chế việc học tập hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Điều 13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới (có hiệu lực từ ngày 1/8/2009 ) quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới và mức phạt tương ứng trong từng lĩnh vực theo đó hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người phụ nữ trong gia đình
Quyền được đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền tự nhiên và cơ bản nhất của con người. Điều 63, Điều 71 Hiến pháp hiện hành quy định nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Cụ thể hóa tư tưởng đó, Bộ luật dân sự năm 2005, LHN&GĐ năm 2000, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009 ), Luật bình đẳng giới năm 2006 và đặc biệt, Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số
73
08/2009/NĐ- CP ngày 4 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã chỉ rõ nhiều giải pháp với nhiều cấp độ cần thiết nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm phụ nữ. Điều 21 LHN&GĐ cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ được pháp luật bảo vệ thông qua trách nhiệm và sự phối hợp giữa gia đình, cơ quan Nhà nước và xã hội.
Người có hành vi bạo lực với phụ nữ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm, có thể được góp ý, phê bình trong cộng đồng hoặc bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp cơ sở ra quyết định cấm cấm tiếp xúc, không được đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; nếu có quyết định cấm tiếp xúc mà còn vi phạm thì họ còn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ( Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ- CP ngày 4 tháng 2 năm 2009 ). Ngoài ra, người thực hiện hành vi bạo hành gây tổn hại cho sức khỏe phụ nữ còn phải chịu trách nhiệm bồi thường (Khoản 4 điều 4 Luật phòng chống bạo lực gia đình ) hoặc có thể bị xử lý hình sự theo điểm C, Khoản 1 điều 104 BLHS hiện hành về hành vi cố ý gây thương tích.
Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ, quyền quyết định các vấn đề liên quan đến con cái của người phụ nữ
Quyền được làm cha, làm mẹ và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến con cái là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của con người. Với tư cách là công dân trong xã hội, người phụ nữ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thiên chức làm mẹ - thiên chức đặc biệt đối với họ. Điều 2 LHN&GĐ qui định vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo tiêu chí từ một đến hai con. Pháp lệnh Dân số năm 2003 ( sửa đổi năm 2009 ) khẳng định vợ chồng sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên cơ sở bình đẳng trong việc lựa chọn thời
74
điểm sinh con, khoản cách giữa các lần sinh. Luật Bình đẳng giới năm 2006 đòi hỏi phải bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình ( Điều 7 ); tạo cơ hội cho vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật ( Điều 18 ); gia đình tạo điều kiện cho mọi thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn ( Điều 33 ). Áp đặt người phụ nữ phải thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của chính họ là hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản C Điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dựa vào sự kiện sinh đẻ, pháp luật tạo ra sự bình quyền của người phụ nữ trong việc sinh con cũng như việc thực hiện quyền làm mẹ của họ không phân biệt việc sinh con trong điều kiện cha mẹ có hay không có hôn nhân. Theo pháp luật hiện hành, con do người phụ nữ đơn thân sinh ra ( con ngoài giá thú ) vẫn có quyền nhận cha, mẹ và được pháp luật bảo vệ. Nghị định số 12/2002 NĐ – CP về sinh con theo phương pháp khoa học cũng xác định hai hình thức hỗ trợ sinh sản: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm theo đó, như các cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân có thể thực hiện quyền làm mẹ thông qua phương pháp khoa học. Theo Điều 20 Nghị định thì “trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Trong trường hợp này, cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh do kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.
75
Trong mối quan hệ với con cái, người phụ nữ bình đẳng như nam giới trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến đến nhân thân con, đến việc nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình nhân văn. Theo Điều 34 LHN&GĐ thì cha mẹ đều có nghĩa vụ và quyền như nhau trong việc thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Điều 39 Luật cũng định rõ cha mẹ đều có thể là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên hoặc con thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của con ( Điều 45, 46 LHN&GĐ ).
Pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Có thể nói LHN&GĐ hiện hành là “điểm son pháp lý” trong việc công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng về tài sản của người phụ nữ, đặc biệt là ở cấp độ gia đình. Theo Điều 27 LHN&GĐ năm 2000, tài sản chung của vợ chồng do vợ, chồng hoặc cả hai tạo lập. Căn cứ để xác lập tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trước hết dựa vào thời kỳ hôn nhân. Kể từ khi kết hôn, trong suốt thời kỳ hôn nhân, toàn bộ những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi người trong việc tạo lập, quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung vẫn được xác định như nhau. Đặc biệt, lao động trong gia đình được tính ngang với lao động tạo ra của cải, vật chất. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Việc xác lập, thực hiện và chất dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn; tài sản sản là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc dùng chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận ( trừ tài sản đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng ). Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong