Trong lĩnh vực bảo hộ quyền nhân thân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 31 - 37)

4. MỘT SỐ ĐIỂM BẤT CẬP TRONG CÁC QUI ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

4.1. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền nhân thân

Các quyền nhân thân trong lĩnh vực dân sự đã được pháp luật của nhà nước ta qui định khá đầy đủ, với nhiều nội dung rất tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển một xã hội văn minh và hiện đại. Đây là những căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng nhằm ghi nhận đầy đủ các quyền con người trong lĩnh vực dân sự, bảo đảm cho cá nhân có cơ sở pháp lý vững chắc trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền nhân thân chính đáng của mình. Qua đó, góp phần ổn định trật tự xã hội, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, tiến bộ. Những thành tựu đó đã được khẳng định và không có gì phải bàn cãi. Tuy vậy, trong một chừng mực nhất định, ở một vài nơi, trong một số trường hợp nhất định, vấn đề bảo hộ quyền nhân thân của con người chưa được bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng mức.

Có thể kể đến một số bất cập sau đây:

4.1.1. Quyền nhân thân rất nhiều, qui định khá cụ thể, nhưng chưa có cơ chế tốt để đảm bảo việc thực thi

Theo thiển kiến chủ quan của tôi, pháp luật Việt Nam là một nền pháp luật tiến bộ, thể hiện bản chất dân chủ và nhân dân, bảo vệ tốt quyền và lợi ích của nhân dân, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn khá sâu sắc, đặc biệt là trong các qui định của pháp luật về dân sự, hôn nhân nhân gia đình, lao động, bảo vệ bà mẹ và trẻ em…

30

Mặc dù vậy, cơ chế để bảo đảm thực hiện các quyền này đôi khi đi vào trạng thái “lực bất tòng tâm”. Có thể kể đến các trường hợp quyền nhân của người dân bị vi phạm nghiêm trọng nhưng việc bảo vệ chưa được thực hiện tốt.

- Chẳng hạn, theo qui định của Hiến pháp và BLDS 2005, nhà nước Việt Nam thừa nhận các quyền được chữa bệnh, quyền được học hành và được chăm sóc y tế, quyền được bảo đảm sức khỏe tính mạng, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh bị ốm đau, tai nạn bất ngờ cần được cấp cứu. Quyền được chữa bệnh và quyền được học hành hiện có tình trạng thực hiện khá giống nhau, đó là tình trạng quá tải ở các trường học và bệnh viện công, các bệnh viện và trường học được đánh giá là chuẩn, có chất lượng tốt. Trên thế giới, ít có nơi nào mà một lớp học nhà trẻ hay phổ thông lên đến 45 – 50 cháu. Lớp đông dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo, việc quản lý trường lớp và quản lý, theo dõi sát từng học sinh vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến quá tải về nhân lực và cơ sở hạ tầng. Ngành y tế còn thiếu và yếu, ở nhiều tỉnh (như tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, An Giang và nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ khác), hầu hết tuyến bệnh viện cấp xã chưa có bác sỹ, hoặc chưa có các trang thiết bị, kỹ thuật y tế cơ bản để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề thực phẩm kém chất lượng và sử dụng các chất độc hại để chế biến, bảo quản, gây ra sự ảnh hưởng và xâm phạm nghiêm trọng tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe của người dân.

Đây cũng là vấn đề nhức nhối và gây bức xúc đặc biệt trong dư luận hiện nay. Ở đâu đó, người ta còn thấy nổi lên các hiện tượng Vedan xả nước thải nhiều năm mà không bị phát hiện, gây ô nhiễm nặng sông Thị Vải, thậm chí sau khi bị phát hiện đơn vị này vẫn còn được cơ quan, tổ chức tôn vinh và cấp bằng về chất lượng sản phẩm (!); Nhà máy đóng tàu Vinashin Đà Nẵng xả chất thải dioxit cacbon từ công đoạn làm sạch bề mặt tàu gây ô nhiễm nặng; Nhà máy hóa chất Super Phốt - phát Lâm Thao gây ô nhiễm và là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư của hàng trăm người dân đang sống tại Làng Thạch Sơn (mà báo chí gọi đây

31

là làng Ung thư); Nhà máy Bột mì Ninh Thuận xả chất thải ngâm bột mì sống, gây ô nhiễm nặng nguồn nước và không khí dẫn đến bệnh viêm mũi, họng, viêm phế quản hàng loạt và gây ra các bệnh mãn tính cho rất nhiều người dân trong vùng…

- Các hiện tượng tương tự như vụ nước tương nhiễm chất 3 MCPD gây ung thư, sữa nhiễm chất melamine… gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn là câu chuyện phổ biến, diễn ra hàng ngày, hàng giờ gây bức xúc trong dư luận, nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết có hiệu quả và triệt để.

Để giải quyết tốt các vấn đề này, chúng ta cần sớm hoàn thiện pháp luật và thể chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước mắt, khẩn trương hoàn thiện Dự luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qui định các nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các hợp đồng thiếu công bằng và các hành vi sản xuất hàng hóa kém chất lượng, hoặc những hành vi khác xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng, qui định một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm hàng hóa, qui định các cơ chế thuận lợi cho người tiêu dùng thực hiện các quyền của mình, như qui định về thiết chế tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cải cách các qui định liên quan tới thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm cho người tiêu được khiếu nại và tham tố tụng được thuận lợi, dễ dàng.

- Vấn đề đào đường, kẹt xe, ùn tắt giao thông gây cản trở quyền tự do đi lại, hàng ngày hàng giờ xâm phạm tới sức khỏe của người dân, cũng như gây khó khăn, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh, và đời sống của cư dân ven đường vẫn còn tiếp diễn phổ biến và chưa có hồi kết.

Quyền được di chuyển, đi lại của người già yếu, người khuyết tật vẫn chưa được bảo đảm. Tuy pháp luật đều có qui định riêng về việc này, nhưng việc thi hành trên thực tế gần như là con số không. Ví dụ: có bao nhiêu tòa nhà được xây dựng ở Việt Nam có lối đi dành riêng cho người khuyết tật, có bao nhiêu con

32

đường có lối riêng cho người khuyết tật qua đường hoặc đi dọc theo đường đi chung, các phương tiện giao thông có chú ý tới sự di chuyển dành cho người khuyết tật?. Câu trả lời có thể là có rất ít hoặc không có. Mới đây, báo chí đã đưa tin về trường hợp một hãng hàng không từ chối vận chuyển hai khách hàng bị khiếm thính, vì sợ không nghe rõ những yêu cầu hoặc hướng dẫn trên máy bay, sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống nguy hiểm. Tương tự, một hãng hàng không lớn khác đã từ chối cung cấp dịch vụ cho người bị khuyết tật trong việc lên xuống máy bay bằng xe lăn, làm cho hành khách không thể lên máy bay được và hành khách này đã khởi kiện ra tòa để nhờ sự che chở của pháp luật. Sự việc đó không chỉ nói lên tình trạng kém văn minh trong hoạt động công cộng dành cho người khuyết tật, và cũng nói lên sự thiếu quan tâm đúng mức của xã hội đối với các quyền lợi chính đáng của người khuyết tật.

- Vấn đề khai sinh và việc xác định nơi cư trú của cá nhân ở một số nơi vẫn chưa được đảm bảo, thực hiện không nhất quán và thủ tục khó khăn. Cùng một loại việc, nhưng có nơi cho nhập hộ khẩu, nhưng có nhiều nơi không cho; cùng một loại việc khai sinh, nhưng có nơi thì cấp giấy khai sinh quá dễ dãi, có nơi gây khó khăn, thậm chí không chịu làm thủ tục cấp giấy khai sinh, dẫn đến việc người dân không được hưởng thụ những quyền, lợi ích chính đáng của mình.

Nguyên nhân cơ bản của các hiện tượng trên là do điều kiện về cơ sở vật chất, bộ máy, con người, cơ chế chính sách cụ thể trong quản lý điều hành còn thiếu và yếu, ý thức tự bảo vệ của mỗi người dân chưa cao, việc tuyên truyền vận động thực hiện còn bỏ ngỏ. Trong nhiều trường hợp, sự khó khăn trở ngại trong việc thực hiện các quyền này là do thủ tục quá rờm ra hoặc nhiêu khê.

Từ nhận thức đó, cần rà soát lại các nguyên nhân cụ thể, để xác định xem đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là do thủ tục, cơ chế để từ đó xác định chủ thể, phương pháp, chiến lực cải cách thích hợp. Ví dụ: do việc bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ công chúng trong vùng bị ô nhiễm chưa tốt có thể là do cơ chế quản lý và trách nhiệm quản lý chưa rõ ràng thì cần

33

xác định rõ xem cơ quan, cá nhân nào có trách nhiệm quản lý điều phối việc này? Hoặc trong các thủ tục khởi kiện nhiều người đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc do gây ô nhiễm môi trường, nếu thủ tục yêu cầu bồi thường có khó khăn, do án phí quá cao, không có cơ chế khởi kiện tập thể, việc chứng minh là phức tạp thì cần phải sửa lại thủ tục thuận lợi cho người có thể dễ dàng khiếu nại hoặc khởi kiện, sửa qui định về cách tính án phí, sửa qui định về nghĩa vụ chứng minh lỗi và quan hệ nhân quả trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại…

4.1.2. Chưa xác định các nguyên tắc, cơ chế lựa chọn ưu tiên trong việc giải quyết sự xung đột giữa các quyền nhân thân

Pháp luật Việt Nam qui định nhiều quyền nhân cho cá nhân và bảo vệ các quyền nhân thân khá tốt, nhưng lại chưa qui định cụ thể về nguyên tắc, cơ chế giải quyết xung đột giữa các quyền nhân thân. Chẳng hạn, sự xung đột giữa quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể với quyền được nhận hoặc không nhận cha, mẹ cho con trong trường hợp một người “con rơi” muốn yêu cầu lấy mẫu AND của một người được nghi vấn là “cha đẻ” của mình, nhưng nếu người bị yêu cầu cho lấy mẫu AND lại sử dụng quyền bất khả xâm phạm về thân thể để từ chối, thì việc sẽ bảo vệ ai sẽ dựa trân cơ sở pháp lý xem quyền nào ưu tiên hơn. Xung đột này hiện chưa có giải pháp khắc phục và chưa có nguyên tắc giải quyết cụ thể.

Hoặc trường hợp có sự xung đột giữa quyền được bảo đảm bí mật đời tư hay quyền đối với hình ảnh của cá nhân, với quyền được thông tin của công chúng, báo chí, thì cũng không có nguyên tắc để xác định thứ tự ưu tiên bảo vệ.

Nên nếu thực tế có sự mâu thuẫn giữa các quyền này, thì cơ chế xác định trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Theo đó, câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm (nhà báo, tòa soạn hay cơ quan cho đăng tin, ảnh của người bị nghi là phạm tội) trong khi kết quả điều tra, phán xử cuối cùng cho thấy người đó không phạm tội, dẫn

34

đến việc đưa tin ban đầu đã xâm phạm quyền nhân thân của đương sự, vẫn là câu hỏi còn nhiều bỏ ngỏ.

Từ đó, cần ra soát lại các trường hợp khi các quyền nhân thân bị xung đột thì cơ chế bảo vệ sẽ ưu tiên dành cho quyền nào nhiều hơn, đồng thời qui định cụ thể thủ tục và hậu quả pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề này.

4.1.3. Xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị vi phạm là chưa đáng kể và chưa tương xứng với yêu cầu của thực tế

Quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhâm phẩm, uy tín cũng được đặt ra trên phương diện trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.

Theo đó, bên nào xâm phạm tới các lợi ích nêu trên mà gây ra thiệt hại cho nạn nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật. Trong đó có khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần, như trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có người thân chết, hoặc người bị xâm phạm sức khỏe, hoặc bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 609 –Điều 611 BLDS 2005).

Vấn đề đặt ra là, trong hầu hết các trường hợp nói trên, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần là không đáng kể. Chẳng hạn, mức bù đắp về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm (ví dụ bị mù mắt, bị cụt tay chân, bị tàn phế, bị hủy hoại nhan sắc…) thì được bồi thường tối đa là 30 tháng lương tối thiểu.29 Hoặc để bù đắp cho những mặc cảm, sự đau đớn về thân xác, cảm giác, sự mất mát hụt hẫng về tinh thần trong khi bị tàn phế, với mức bồi thường khoảng 15 – 20 triệu đồng.

Hoặc trường hợp bị xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự có thể được bồi thường tối đa là 10 tháng lương tối thiểu, tức khoảng hơn 6 triệu đồng.

Mức bồi thường như các trường hợp trên là con số quá khiêm tốn, nếu không nói là quá “rẻ” và không đáng kể. Tất nhiên, giá trị tinh thần, như tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín là vô giá, không thể tính được

29 Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005.

35

thành tiền, nhưng bồi thường với mức trên thì quả là quá ít và không thỏa đáng, không đủ để thực hiện các hoạt động nhằm giúp đương sự cải thiện được tình trạng tổn thất tinh thần của mình. Bởi vậy, có thể nghiên cứu để đưa ra mức bồi thường thích hợp và thỏa đáng hơn.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)