2.1. Hệ thống các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền làm việc của NKT
Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm khẳng định quyền được bảo đảm việc làm cho NKT. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phê chuẩn, ký kết một số công ước liên quan đến quyền tự do của NKT.
Trong số những văn bản pháp luật đã ban hành, quan trọng hơn cả là Hiến pháp 1992, Bộ Luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi và bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007) và Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Với vai trò là công cụ để nhà nước điều chỉnh quan hệ lao động làm công ăn lương trong xã hội, Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành là cốt lõi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền làm việc của NKT. Một số văn bản dưới luật cơ bản điều chỉnh quyền làm việc của NKT như:
- Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 hướng dẫn một số điều của BLLĐ 1994 về lao động là người tàn tật;
1 Khoản 1 Điều 2 Dự thảo lần 6 Luật Người khuyết tật
137
- Thông tư 01/1998/TT – BTC – BKHĐT ngày 31/1/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 81/CP;
- Nghị định 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 hướng dẫn một số điều của BLLĐ 1994 về lao động là người tàn tật;
- Thông tư 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004.
Trong thời gian tới, Pháp lệnh về người tàn tật sẽ được nâng lên thành luật (tên gọi trong bản Dự thảo lần thứ 6 là Luật Người khuyết tật), trong đó vẫn có một chương quy định về quyền làm việc của NKT. Như vậy, sau khi luật này được thông qua, quyền làm việc của NKT sẽ được bảo đảm tốt hơn.
2.2. Quy định pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo quyền làm việc của NKT Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi kinh tế, khoa học và kỹ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, quyền làm việc của NKT càng được quan tâm.
Với vai trò là tổ chức thúc đẩy, đảm bảo quyền làm việc trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Lao động Quốc tế đã xây dựng được chuẩn mực chung trong vấn đề bảo đảm quyền làm việc của NKT cho các quốc gia thành viên trong một số công ước như Công ước về người khuyết tật.
Theo Điều 27 Công ước về người khuyết tật:
“1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người khuyết tật được làm việc, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, bao gồm quyền có cơ hội để kiếm sống bằng công việc do chính họ tự do lựa chọn hay chấp nhận trong thị trường lao động và trong môi trường làm việc cởi mở, hoà nhập và tiếp cận cho người khuyết tật. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện trên thực tế quyền được làm việc, kể cả những người bị khuyết tật trong quá trình làm việc bằng cách áp
138
dụng từng biện pháp phù hợp, thông qua pháp luật, chưa kể đến những biện pháp khác, nhằm:
(a) Nghiêm cấm phân biệt đối xử trên tất cả các mặt có liên quan đến vấn đề việc làm bao gồm điều kiện tuyển dụng, công tác tuyển dụng và việc làm, quá trình làm việc, có hội thăng tiến trong nghề nghiệp và các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh;
(b) Bảo hộ quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi bao gồm cả cơ hội làm việc bình đẳng và được trả lương công bằng cho những công việc có giá trị như nhau, được làm việc trong những điều kiện an toàn và lành mạnh bao gồm cả việc được bảo vệ khỏi sự lạm dụng, và được bồi thường cho những tổn thất về tinh thần của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
(c) Đảm bảo người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và công đoàn bình đẳng như những người khác,
(d) Tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận một cách có hiệu quả tới các chương trình hướng dẫn học nghề và kỹ thuật nói chung, các dịch vụ sắp xếp việc làm và đào tạo nghề và đào tạo nghề thường xuyên;
(e) Thúc đẩy cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, đồng thời hỗ trợ tìm việc làm, tiếp cận việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;
(f) Thúc đẩy cơ hội tự tạo việc làm, thành lập doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp kinh doanh của chính họ;
(g) Tuyển dụng người khuyết tật làm việc trong lĩnh vực công;
(h) Thúc đẩy vấn đề việc làm cho người khuyết tật trong lĩnh vực tư nhân bằng những biện pháp và chính sách phù hợp như các chương trình hành động cương quyết, các ưu đãi và các biện pháp khác;
(i) Đảm bảo có các điều chỉnh hợp lý cho người khuyết tật tại nơi làm việc;
139
(j) Khuyến khích người khuyết tật tiếp thu các kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;
(k) Thúc đẩy các chương trình phục hồi chức năng nghề nghiệp, duy trì việc làm và quay trở lại làm việc dành cho người khuyết tật;
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo người khuyết tật không bị đối xử như nô lệ hoặc bị quy phục, và phải được bảo hộ khỏi các hình thức lao động bắt buộc hay lao động cưỡng bức, trên cơ sở bình đẳng như những người khác”.
Với quy định trên, chúng ta có thể nhận thấy, NKT luôn được đảm bảo quyền làm việc như NKT. Các quốc gia cũng đều cho rằng rào cản để NKT làm việc chính là sự phân biệt đối xử với người lao động bình thường. Chính vì vậy, theo công ước này, nguyên tắc quan trọng nhất để bảo đảm quyền làm việc cho NKT là nguyên tắc bình đẳng.
Những quy định của pháp luật quốc tế đã tạo hành lang pháp lý để các quốc gia thành viên xây dựng hệ thống pháp luật mang tính nhân văn chung của nhân loại, trong đó có quyền được làm việc.
2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền làm việc của NKT
Nhằm bảo đảm việc làm cho NKT, pháp luật Việt Nam chủ yếu quy định trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động.
Trách nhiệm của nhà nước
Nhà nước trực tiếp tạo việc làm cho NKT
140
Nhìn chung, “người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật”2. Theo Điều 125 BLLĐ:
- “Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật”.
- “Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề”. Cụ thể hóa quy định này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật, trong đó ngân sách địa phương là nguồn hình thành chủ yếu.
- “Cho vay vốn với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn đinh đời sống”.
Tuy nhiên, những quy định về việc lập và hoạt động của Quỹ việc làm dành cho NKT đã không đảm bảo tốt việc làm cho NKT. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến nay cả nước chỉ có 11 tỉnh, thành phố lập quỹ việc làm cho người khuyết tật3.
Ngoài ra, NKT còn “được chính quyền địa phương giúp đỡ về chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sản xuất và kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm”4.
Nhà nước quy định chính sách hỗ trợ để các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động trong xã hội đảm bảo việc làm cho NKT
Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động là NKT thường thông qua một số biện pháp như cho vay vốn, hỗ trợ cơ sở vật chất sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
2 Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Người tàn tật 1998
3 Việc làm- cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nguồn: http://vovnews.vn
4 Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Người tàn tật 1998
141
- “Cơ sở dạy nghề có dự án dạy nghề cho người tàn tật được vay vốn từ Quỹ để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Mức, thời hạn và lãi suất vay được áp dụng như đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật”5.
- “Những doanh nghiệp nhận lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định, khi gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được hưởng chính sách hỗ trợ hoặc vay vốn từ Quỹ”6. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, Nhà nước dành nhiều hỗ trợ hơn như:
- Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật khi có dự án đổi mới, bổ sung trang thiết bị, mở rộng phát triển sản xuất thu hút thêm người tàn tật vào làm việc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu;
- Được xét vay vốn từ Quỹ theo qui định tại Điều 8 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung và vay vốn từ nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu hút thêm người tàn tật vào làm việc. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay vốn và thủ tục vay thực hiện theo quy định hiện hành;
- Được xét hỗ trợ một phần kinh phí đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật có tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người tàn tật tại cơ sở, hoặc gửi người tàn tật đi học nghề tại các trường, các Trung tâm dạy nghề không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo7.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh này còn nhận được các chế độ ưu đãi khác như:
5 Mục IV Thông tư 19/2005/TTLT-BLĐTBXH – BTC – BKHĐT
6 Như trên
7 Khoản 1,2,3 Mục V Thông tư 19/2005/TTLT-BLĐTBXH – BTC – BKHĐT
142
- Được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở sản xuất kinh doanh, được giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến đổi mới công nghệ; được miễn, giảm thuế;
- Được giao quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm cả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp8.
2.3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Nghĩa vụ phải nhận NKT vào làm việc Theo Điều 14 Nghị định 81/CP:
- “Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc, theo quy định sau đây:
- 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải;
- 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại”.
- Và bố trí việc làm phù hợp với từng người9.
“Trường hợp doanh nghiệp nhận thấp hơn tỷ lệ quy định trên thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ số tiền tương ứng với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với số người còn thiếu”10.
Riêng đối với “các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên, các đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tuyển mới cán bộ, công chức, viên chức hoặc những công việc tuyển theo hợp đồng lao động, đều phải thông báo công khai và không được từ chối nhận người tàn tật đủ năng lực phù hợp với tiêu chuẩn chức
8 Khoản 4 Mục V Thông tư 19/2005/TTLT-BLĐTBXH – BTC – BKHĐT
9 Mục IV.1 Thông tư 19/2005/TTLT-BLĐTBXH – BTC – BKHĐT
10 Mục IV.2 Thông tư 19/2005/TTLT-BLĐTBXH – BTC – BKHĐT
143
danh công việc. Các tiêu chuẩn tuyển chọn phải được áp dụng chung cho cả người không tàn tật và người tàn tật, trừ trường hợp do có liên quan đến tính chất nghề nghiệp, công việc”11.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện được quy định phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn tật vào làm việc tuỳ theo loại hình doanh nghiệp. “Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác bản thân người khuyết tật chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với sức khoẻ, đặc điểm của người khuyết tật, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù như luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải12”.
Nghĩa vụ đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho NKT
Khi đã nhận NKT vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện
“những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của lao động là người tàn tật”13.
“Thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy ngày hoặc 42 giờ một tuần”14. Người sử dụng lao động không được sử dụng NKT đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm hoặc làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại15.
11 Điều 13 Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật
12 Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản có liên quan số 62/BC-LĐTBXH ngày 15 tháng 7 năm 2009
13 Khoản 1 Điều 127 BLLĐ
14 Khoản 4 Điều 125 BLLĐ
15 Điều 127 BLLĐ
144
Nhìn chung, hiện nay xã hội ít quan tâm đến việc thực thi pháp lệnh cho người tàn tật. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề nhận thức. Từ trước đến nay nhận thức của ta là cố gắng giúp đỡ người tàn tật bằng tình thương, bằng vật chất, với tinh thần bầu ơi thương lấy bí cùng, rồi lá lành đùm lá rách.
Nhận thức mới hiện nay là tiếp cận dựa trên quyền. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006 và Việt Nam ký tham gia vào 10/2007 đã thay đổi nhận thức cho toàn thể nhân loại, từ chỗ đứng trên với tay giúp đỡ người khuyết tật chuyển sang chỗ nhìn nhận họ là những công dân bình thường, có đầy đủ quyền như những người khác16.