Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
2.1. Quy định về các tội phạm khủng bố theoBLHS 1999 (được sửa đổi,
2.1.2. Tội khủng bố (Điều 230a BLHS)
2.1.3.1. Dấu hiệu pháp lý
Tội phạm này xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, qua đó xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Theo quy định của Điều 230b thì hành vi khách quan của Tội tài trợ khủng bố được biểu hiện ở hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản được thực hiện dưới các hình thức tặng, cho, cho vay, cho mượn tiền, tài sản,lợi ích vật chất khác hoặc dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm cả việc vận động, kêu gọi, hỗ trợ cung cấp tiền, tài sản cho tổ chức khủng bố hoặc cá nhân khủng bố. Tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.
Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản quy định tại khoản 1 Điều 230b BLHS phải không nhằm giúp sức cho việc thực hiện các hành vi khủng bố cụ thể mới cấu thành tội tài trợ khủng bố. Trường hợp huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố nhằm giúp sức cho việc chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện một hoặc một số vụ khủng bố cụ thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 hoặc tội khủng bố theo Điều 230a BLHS với vai trò là đồng phạm nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm đó. Nếu không biết trước, mà huy động, hỗ trợ tiền, tài sản để giúp cá nhân khủng bố bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che dấu tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi nêu trên để giúp sức cho các băng nhóm tội phạm hoạt động khủng bố, không kể giá trị tài sản giúp sức là bao nhiêu.
Khi nghiên cứu về Tội tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 230b BLHS, chúng ta cần đặc biệt chú ý:
Hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân thì đồng phạm về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 BLHS), nếu huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố đồng thời cũng có mục đích nhằm gây ra tình
trạng hoảng sợ trong công chúng thì đồng phạm về tội khủng bố Điều 230b BLHS với vai trò giúp sức.
Nếu hỗ trợ khủng bố mà có hành vi mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ… thì tùy từng trường hợp cụ thể mà phải chịu trách nhiệm về tội tài trợ khủng bố và các tội phạm tương ứng, như tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230 BLHS) hoặc tội sản xuất, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236 BLHS) [18 - tr.511].
Hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản quy định tại khoản 1 Điều 230b BLHS phải không nhằm giúp sức cho việc thực hiện các hành vi khủng bố cụ thể mới cấu thành tội tài trợ khủng bố. Trường hợp huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố nhằm giúp sức cho việc chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện một hoặc một số vụ khủng bố cụ thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 hoặc tội khủng bố quy định tại Điều 230a BLHS với vai trò là đồng phạm nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm đó. Nếu không biết trước, mà huy động, hỗ trợ tiền, tài sản để giúp cá nhân khủng bố bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che dấu tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này [17].
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm này được thực hiện theo lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho an toàn, trật tự công cộng, cho tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể và tài sản của người khác mà vẫn thực hiện.
Động cơ, mục đích của hành vi tài trợ khủng bố không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Trường hợp người tài trợ khủng bố lại chính là người tổ chức (người cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác) trong vụ án khủng bố có tổ
chức thì họ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố có tổ chức với vai trò là người tổ chức chứ không thuộc trường hợp tài trợ khủng bố.
- Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến một độ tuổi theo quy định của BLHS thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Tội tài trợ khủng bố chỉ quy định một cấu thành có khung hình phạt từ năm năm đến mười năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng nên người từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.