Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm khủng bố

Một phần của tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 84)

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm khủng bố

Qua công tác phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này, thời gian qua chúng ta đã đấu tranh có hiệu quả với nhiều hoạt động manh động, phá hoại của một số tổ chức phản động lưu vong, đặc biệt là các tổ chức phản động lưu vong do Mỹ hậu thuẫn, tiến hành bắt giữ hàng trăm tên, thu hàng tấn thuốc nổ và

phương tiện gây nổ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, theo thống kê, “từ năm 2002 đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra không ít vụ đặt bom, mìn gây nổ mang tính chất khủng bố nhằm vào các cơ quan hay nhà riêng của một số cán bộ tại các địa phương như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn phát hiện trên 160 vụ đe dọa khủng bố với các hình thức khác nhau như: gửi bưu phẩm, bưu kiện chứa vũ khí, chất nổ, chất bột lạ; gửi thư qua đường bưu điện, thư điện tử, nhắn tin hoặc gọi điện đe dọa... Một số thánh đường Hồi giáo ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn nhận được thư, băng đĩa vi tính có nội dung kích động, kêu gọi tiến hành hoạt động khủng bố nhằm vào người Mỹ trên toàn cầu” [96- tr.30]. Qua công tác đấu tranh, thời gian gần đây các cơ quan chức năng của Việt Nam còn phát hiện những dấu hiệu cho thấy bọn khủng bố quốc tế tìm cách tiếp cận, xâm nhập vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục phòng chống khủng bố - Bộ Công an cho thấy,

“từ năm 1993 đến nay, cơ quan an ninh đã phát hiện hàng chục vụ ném bom, mìn gây nổ, chèn cướp sóng các đài phát thanh trong nước mang tính chất khủng bố nhằm vào các cơ quan hay nhà riêng của một số cán bộ, công dân nước ta, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam và các mục tiêu quan trọng khác như Tượng đài Bác Hồ, Bến cảng Nhà Rồng, Bưu điện thành phố, khách sạn Rex… ở nhiều địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ và Đồng Tháp... [55 - tr.22].

Thực tiễn cho thấy, hầu hết âm mưu, ý đồ và hoạt động khủng bố của các loại đối tượng nêu trên đều bị cơ quan An ninh nước ta và các nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, rất ít khi để cho chúng tiến hành các hoạt động chống phá rồi mới phát hiện và đấu tranh, do vậy, thiệt hại về người và vật chất ít khi xảy ra theo ý muốn của đối tượng. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ quy mô nào, tội phạm khủng bố luôn đặt nền ANQG Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm, kích động, cổ vũ các đối tượng chống đối trong và ngoài nước có thể lợi dụng chiêu bài “chống khủng bố” để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, gây nên tình trạng hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, đồng thời làm mất đi hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

[66 - tr.91]

Như vậy có thể khẳng định ở Việt Nam đã xảy ra khủng bố và đang tồn tại mầm mống của hoạt động khủng bố quốc tế. Xuất phát từ tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này, các ngành, các cấp, đặc biệt là cơ quan an ninh đã sử dụng có hiệu quả nhiều biện pháp khác nhau, trong đó việc sử dụng BLHS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này.

Theo đánh giá của Bộ Công an, kể từ năm 2000, BLHS năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở quy định của BLHS, theo thống kê của Cục An ninh Điều tra Bộ Công an (A92), “từ năm 2000 đến năm 2007, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra 336 vụ án xâm phạm ANQG với 1.120 bị can, trong đó có 12 vụ án và 47 bị can bị khởi tố về tội khủng bố” [21 - tr.5]. Trong giai đoạn này có thể thấy sự chệnh lệch rất lớn giữa tỷ lệ phần trăm tội phạm khủng bố so với các tội khác trong nhóm tội xâm phạm ANQG cả về số vụ lẫn số bị can bị khởi tố: số vụ án khủng bố chỉ chiếm 3,57%

so với tổng số vụ án xâm phạm ANQG; trong khi đó, số bị can bị khởi tố về tội khủng bố cũng chỉ chiếm 4,19% so với tổng số bị can bị khởi tố về các tội xâm phạm ANQG.“Từ sau Hội nghị tập huấn công tác ANĐT năm 2006 đến tháng 11/2011, Cơ quan ANĐT toàn quốc đã thụ lý điều tra 151 vụ với 454 bị can phạm các tội xâm phạm ANQG, trong số đó riêng Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 - BLHS) Cơ quan ANĐT đã bắt, xử lý 5 vụ với 23 bị can, chủ yếu là đối tượng từ bên ngoài về nước hoạt động” [37 - tr.4,5]. Sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của riêng tội này trong nhóm các tội xâm phạm ANQG được thể hiện rất cụ thể với việc Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân chỉ chiếm 3,31% số vụ án và 5,07% số bị can so với tổng số các tội trong nhóm xâm phạm ANQG. Với những con số trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng hiện nay tội phạm khủng bố vẫn diễn ra tương đối ít trên lãnh thổ nước ta,

tuy nhiên với chủ trương xác định phòng, chống khủng bố đã và đang là vấn đề nóng bỏng, mang tính toàn cầu cho nên trong suốt thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những đối tượng có hành vi khủng bố nhằm giúp cho công tác đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này ngày càng thuận lợi và có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, do quy định của pháp luật hiện hành về phòng chống khủng bố còn tản mạn, rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa có sự đồng bộ, thống nhất; nhiều cam kết quốc tế của Nhà nước ta trong các ĐƯQT về phòng, chống loại tội phạm này vẫn chưa được nội luật hóa; có sự khác biệt giữa quan niệm khủng bố của Việt Nam và các quốc gia; việc gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố của Việt Nam còn chưa kịp thời... Vì lẽ đó, việc thi hành pháp luật về phòng, chống khủng bố vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công tác đấu tranh và xử lý với loại tội phạm hết sức nguy hiểm này.

Qua bảng số liệu thống kê [xem Phụ lục 2], ta cũng có thể thấy rõ được sự biến thiên thất thường số bị can bị khởi tố về các tội phạm khủng bố. Năm 1999, số bị can bị khởi tố là 50 người, trong khi đó ở giai đoạn từ năm 2000 - 2002 số bị can đã giảm mạnh xuống còn 6 người, tuy nhiên đến năm 2005 (sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ 4 năm) con số này đã tăng lên với 20 bị can bị khởi tố,và từ năm 2008 đến năm hết năm 2013, con số này đã giảm xuống còn 11 người bị khởi tố. Ngoài ra, bảng số liệu cũng cho chúng ta thấy rõ là trong số những bị can bị khởi tố về các tội phạm khủng bố thì chỉ có năm 1999 là có người mang quốc tịch nước ngoài và người sinh sống ở nước ngoài chiếm số lượng lớn với 37 bị can, còn những năm sau này con số này đã giảm đi rất nhiều. Với những con số thống kê trên đã cho chúng ta hình dung ra được một cách khái quát về tình hình tội phạm khủng bố xảy ra trên lãnh thổ nước ta. Có thể thấy được sự cố gắng của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là lực lượng an ninh trong việc nỗ lực đấu tranh phòng chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều bài học trong việc phát hiện và xử lý các tội phạm khủng bố

dưới khía cạnh pháp lý nói riêng và thực tiễn hoạt động của tội phạm này nói chung, từ đó có những giải pháp căn cơ, khoa học nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước ta.

Trong tình hình hiện nay, chống khủng bố là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, do đó hợp tác quốc tế trong đấu tranh với loại tội phạm này là một yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói chung và hợp tác trong các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự nói riêng là lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các ĐƯQT, thỏa thuận đã ký kết cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Vì lẽ đó, trong một số trường hợp cụ thể, công tác đấu tranh và xử lý với loại tội phạm này còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Một trong những trường hợp điển hình chính là vụ án Nguyễn Hữu Chánh.

Như chúng ta đã biết, yêu cầu dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh - đối tượng cầm đầu tổ chức phản động “Chính phủ Việt Nam tự do” và là tên khủng bố đặc biệt nguy hiểm đã không được Tòa án của phía Hàn Quốc chấp nhận.

Nghiên cứu trường hợp này từ góc độ pháp lý, tác giả thấy nổi lên một số điểm đáng chú ý sau đây:

Đối chiếu với các quy định của Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom, hành vi của Nguyễn Hữu Chánh và đồng bọn hoàn toàn thỏa mãn yếu tố cấu thành của các tội phạm phải bị trừng trị theo quy định của Công ước này.

Theo Điều 2 Công ước, một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó ném, đặt, làm nổ hoặc kích nổ một cách bất hợp pháp và cố ý một thiết bị gây nổ hoặc gây chết người khác tại một địa điểm công cộng, một trang thiết bị của Nhà nước hoặc Chính phủ, một hệ thống giao thông công cộng hoặc cơ sở hạ tầng...

Công ước cũng quy định các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự có mặt của người phạm tội cho việc truy tố hoặc dẫn độ; nước được yêu cầu không thể viện ra lý do tội phạm yêu cầu dẫn độ có phải là “tội phạm chính trị” hay không.

Một trong những hạn chế là đến nay, Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom, chúng ta còn cân nhắc thời điểm phù hợp để tham gia Công ước này xuất phát từ lợi ích quốc gia cũng như những điều kiện cần thiết về mặt pháp luật, về kỹ thuật, về tổ chức bộ máy...

cũng như tính toán những vấn đề nhạy cảm, phức tạp có thể nảy sinh sau khi Công ước này có hiệu lực đối với Việt Nam. Đây chính là một trong những cái cớ để phía Hàn Quốc dựa vào đó và từ chối dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam. Từ trường hợp này cho thấy các cơ quan chức năng của ta cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất Nhà nước sớm tham gia Công ước này cũng như các công ước chống khủng bố còn lại để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho cuộc đấu tranh chống tội phạm khủng bố quốc tế.

Liên quan đến Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết ngày 15/9/2003 và có hiệu lực từ ngày 19/4/2005; tại khoản a Điều 3 của Hiệp định này quy định một trong những trường hợp hai bên phải từ chối dẫn độ là:

Khi bên được yêu cầu xác định rằng tội phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm mang tính chất chính trị”. Đây là quy định phức tạp và nhạy cảm, tuy nhiên cũng là một trong những vấn đề mang tính nguyên tắc của dẫn độ trong pháp luật quốc tế, đã từ lâu được ghi nhận trong Hiệp định mẫu của LHQ về dẫn độ. Do đó, Hiệp định dẫn độ đối với Hàn Quốc (cũng như các hiệp định tương tự mà Việt Nam sẽ ký với các nước sau này) không thể quy định trái với thông lệ quốc tế.

Mặc dù chúng ta không thừa nhận đồng nhất giữa các tội xâm phạm ANQG quy định tại Chương XI của BLHS (trong đó có tội phạm khủng bố) là các “tội phạm chính trị”, nhưng đây sẽ vẫn là một trong những khó khăn về mặt pháp lý trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.

Một phần của tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)