Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 93 - 103)

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ TRONG LUẬT HÌNH SỰ

2.4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

- Hoàn thành hành lang pháp lý về phòng chống khủng bố, nhất là các văn bản thi hành Luật phòng, chống khủng bố, tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 1608/QĐ- BCA- V19 ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố của

lực lượng Công an nhân dân; xây dựng cơ chế hợp tác phòng, chống khủng bố với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế có liên quan đối phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đặc biệt trong phòng, chống khủng bố với các chương trình, kế hoạch và cơ chế phù hợp.

- Chúng ta đã có một số văn bản làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống khủng bố, tuy nhiên các văn bản đó hầu hết vẫn chưa đầy đủ và cụ thể.

Vậy nên, thiết nghĩ cần khẩn trương ban hành Pháp lệnh về bảo vệ các mục tiêu quan trọng về ANQG, xây dựng cơ sở pháp lý đủ mạnh để bảo vệ những đối tượng quan trọng bao gồm: các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhân vật quan trọng trong và ngoài nước; các địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học- kỹ thuật, văn hóa, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ…làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức các biện pháp bảo vệ cần thiết, phòng ngừa khả năng đe dọa khủng bố.

Bên cạnh các quy định của pháp luật Hình sự về tội phạm khủng bố, pháp luật Việt Nam có quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở phần thứ 8 BLTTHS năm 2003, gồm Chương 36 quy định về tương trợ tư pháp và Chương 37 quy định về dẫn độ tội phạm.

Cùng với các quy định của BLTTHS năm 2003, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã quy định cụ thể tương trợ tư pháp về hình sự (Chương III), dẫn độ (Chương IV), chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (Chương V). Theo đó, Luật này quy định tương đối cụ thể điều kiện, đối tượng, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ, văn bản yêu cầu, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, xử lý, thực hiện hoặc từ chối thực hiện yêu cầu hợp tác tương trợ tư pháp.

Tuy nhiên, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói chung, hợp tác trong các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nói riêng, là lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam. Do vậy, việc tiếp tục rà soát, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống khủng bố vẫn đang đặt ra như

một nhu cầu cấp thiết để thực hiện có hiệu hiệu quả các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Trong đó, xin kiến nghị một số nội dung sau:

Trước hết, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nước, cần nghiên cứu để nội luật hóa quy định của các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập đã được xác định trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 hiện đang được triển khai thực hiện; đó là:

“Chú trọng việc nội luật hóa những ĐƯQT mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…” [111 - tr.21], nhất là việc nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về phòng, chống khủng bố. Đạo luật này sẽ xác định chủ thể, các cơ quan chuyên trách, thẩm quyền, phân công trách nhiệm, các biện pháp để huy động sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung đã quy định nhóm các đối tượng cần đấu tranh xử lý bằng biện pháp hình sự là các cá nhân, tổ chức khủng bố.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng hướng dẫn các quy định của BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhất là các điều luật quy định mới về tội phạm khủng bố, tài trợ khủng bố.

Thứ ba, cần có sự rà soát pháp luật trong nước, chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước để sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 bảo đảm sự thống nhất về trình tự, thủ tục trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm nói chung cũng như phòng, chống tội khủng bố nói riêng, theo hướng:

+ Ủy ban thường vụ Quốc hội cần sớm ra Nghị quyết hoặc các ngành Công an, Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát cần ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự ở BLTTHS năm 2003, về nhiệm vụ, quyền hạn, và thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.

+ Đề nghị các cơ quan chức năng (TANDTC, VKSNDTC, Bộ Ngoại giao, Bộ quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính) phối hợp với Bộ Công an xây dựng

các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các quy định về tương trợ tư pháp về hình sự trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007. Trong đó cần phải xây dựng ngay Thông tư liên tịch giữa VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về trình tự, thủ tục xử lý các yêu cầu ủy thức tư pháp về hình sự của nước ngoài và của Việt Nam cho phía nước ngoài. Trong Thông tư này cần quy định rõ mục đích phối hợp, nguyên tắc, trình tự thực hiện các ủy thác tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài và ngược lại; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nhất là vai trò của VKSNDTC (cơ quan đầu mối) trong tiếp nhận, chuyển giao yêu cầu tương trợ tư pháp. Bộ Công an cũng cần ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp năm 2007, trong đó xác định cơ quan đầu mối thực thi Luật này.

+ Điều 341 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khi thực hiện tương trợ tư pháp áp dụng những quy định của ĐƯQT có liên quan mà Việt Nam là thành viên và áp dụng các quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và quy định của Luật tương trợ tư pháp năm 2007, thì việc thực hiện tương trợ có thể được cơ quan có thẩm quyền quyết định trên nguyen tắc có đi, có lại. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 341, tương trợ tư pháp về hình sự theo nguyên tắc có đi, có lại để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

+ Điều 342 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể từ chối việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong trường hợp yêu cầu tương trợ đó không phù hợp với với các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây phương hại đến chủ quyền, ANQG hoặc các lợi ích quan trọng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 21 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định về việc hoãn thực hiện yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và một số điều kiện khác để cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung vào BLTTHS quy định về

việc giao thẩm quyền cho VKSNDTC quyết định hoãn, từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự.

+ Tập trung nghiên cứu để đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp, chủ động xây dựng Hiệp định mẫu về tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó, dùng để đàm phán hiệp định song phương với các quốc gia hiện không phải là thành viên của cùng ĐƯQT về tương trợ tư pháp với Việt Nam. Bên cạnh đó, theo tác giả, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta đã ký với Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Slô-va-kia kế thừa), Hung-ga-ry, Ba Lan, Bun-ga-ry, cần phải xem xét để ký hiệp định mới cho phù hợp với thực tiễn hợp tác quốc tế, cũng như điều kiện các nước này đã là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

+ Đề nghị Nhà nước có kế hoạch phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; cùng với đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để chuyển hóa các quy phạm của Công ước nêu trên thành pháp luật quốc gia, nhất là các quy định về biện pháp điều tra đặc biệt như chuyển giao hàng có kiểm soát, giám sát bằng thiết bị điện tử, biện pháp điều tra bí mật, phối hợp điều tra... tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự của cơ quan điều tra.

- Cùng với việc hoàn thiện pháp luật trong nước, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hợp tác tương trợ tư pháp về hình sự với các nước trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã ký 20 Hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ với các nước, trong đó có 17 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự; 4 Hiệp định riêng về dẫn độ với Hàn Quốc, Ấn Độ, Astralia [25- tr.76]. Thực tiễn cho thấy, hoạt động khủng bố quốc tế là loại tội phạm xuyên quốc gia đặc biệt nguy hiểm; quá trình đấu tranh chống loại tội phạm này đòi hỏi các nước trên thế giới phải đẩy mạnh hợp tác tương trợ tư pháp hình sự trên nhiều mặt như xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ, cung cấp, trao đổi thông tin, bắt giữ, dẫn độ tội phạm… Để có thêm cơ sở pháp lý đủ mạnh cho hoạt động này, Việt Nam cần

tăng cường đàm phán, ký kết với các nước Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định dẫn độ và các điều ước, nghị định thư khác điều chỉnh công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố.

- Phòng chống khủng bố là vấn đề toàn cầu, có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI, đòi hỏi cần phải có tầm nhìn xa, chủ động nghiên cứu, dự báo và đề ra các phương án ứng phó, không cường điệu, thái quá, nhưng cũng không được xem thường, chủ quan.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh này chính là yếu tố con người. Vì vậy cần nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống khủng bố theo yêu cầu của thời kỳ mới, đồng thời quán triệt và giáo dục sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống khủng bố cho toàn xã hội, đặc biệt là cho cán bộ, đảng viên nhằm chủ động ứng phó với các mối đe dọa khủng bố và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố; đảm bảo ANQG.

Công tác phòng, chống khủng bố phải hướng tới mục tiêu giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong mọi tình huống, giữ gìn môi trường hòa bình, tạo điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội, không làm cản trở đến thu hút đầu tư của đất nước. Phải linh hoạt trong xử lý các vấn đề liên quan, không để xảy ra tình hình phức tạp mới cho ANQG; không để các thế lực thù địch lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ hoặc vu cáo, gây sức ép với ta; không “tự biến mình” thành mục tiêu tập trung tấn công của các tổ chức khủng bố quốc tế.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đấu tranh phòng, chống khủng bố.

Nhận thức được tính chất nguy hiểm của hoạt động khủng bố đối với ANQG Việt Nam. Thời gian qua Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã có những đầu tư tích cực về nhiều mặt cho công tác đấu tranh phòng chống khủng bố ở Việt Nam, như xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, thành lập các Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, lực lượng liên quan đấu tranh, phòng, chống khủng bố, triển khai xây

dựng và thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố ở các ngành… Bên cạnh những nỗ lực mà chúng ta đã thực hiện thì các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ chính sách thù địch đối với Việt Nam, chúng sẽ tiếp tục lợi dụng hoạt động khủng bố và chiêu bài “chống khủng bố” để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, kích động hỗ trợ các đối tượng trong và ngoài nước chống phá tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại. Xu thế liên kết và gia tăng hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế ngày càng tăng.Vì vậy, hợp tác quốc tế là nhu cầu tất yếu đối với nước ta trong công tác đấu tranh phòng chống khủng bố.Bên cạnh nhận thức được điều đó trước hết, Nhà nước ta phải nhanh chống hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố, tập trung vào nội luật hóa các quy định của các ĐƯQT mà Việt Nam đã kí kết, tham gia. Đồng thời nghiên cứu kí kết hoặc tiếp tục gia nhập các hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm với các nước trên thế giới… cụ thể như:

- Bổ sung, sửa đổi, ký kết, tham gia những thỏa thuận, hiệp định, ĐƯQT song phương, đa phương liên quan đến hoạt động khủng bố. Mặc dù thời gian qua Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều ĐUQT, hiệp định, nghị định… về vấn đề khủng bố nhưng trong các lĩnh vực cụ thể còn thiếu, chưa phù hợp, đồng bộ với pháp luật hiện tại của Việt Nam.

- Tăng cường hợp tác, phối hợp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên môn toàn cầu cũng như khu vực, phát huy ưu điểm của hình thức hợp tác này trong đấu tranh phòng, chống khủng bố. Việt Nam đã tham gia các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế, tuy nhiên, vấn đề trao đổi thông tin giữa các tổ chức này trong đấu tranh, phòng, chống khủng bố còn gặp hạn chế, mà chủ yếu ta lấy tin từ họ.

- Tăng cường các biện pháp hợp tác quốc tế, dựa trên luật pháp quốc tế mà có những hành động đúng đắn giải quyết vấn đề khủng bố, mà cụ thể là có những biện pháp, cách thức giải quyết những vấn đề liên quan đến khủng bố trong quan hệ quốc tế đối với các quốc gia láng giềng, trong khu vực và trên thế giới. Chính sách đối ngoại không chỉ là những tuyên bố suông mà phải bằng những hành

động cụ thể trong việc hợp tác cùng quốc tế giải quyết những vấn đề quốc tế, những điểm nóng trên thế giới; phát triển quan hệ hợp tác ngoại giao với các quốc gia bằng những biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép và quy định; thực hiện nghiêm túc các ĐUQT như trao đổi thông tin về cộng đồng người Việt ở quốc gia họ, tăng cường phối hợp kiểm soát biên giới với các quốc gia láng giềng… Như vậy, mới đem lại sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới cho một Việt Nam hữu nghị, tránh được các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch và những hành động lợi dụng những vấn đề trong xã hội để tiến hành khủng bố, chiến tranh phá hoại.

Hợp tác tác quốc tế là một trong những công tác giữ vai trò hết sức quan trọng trong đấu tranh phòng chống khủng bố trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình hoạt động khủng bố đang diễn ra hết sức phức tạp, hậu quả hết sức lớn. Nhận thấy được điều này cơ quan An ninh đã tham mưu, đề xuất, trực tiếp đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về phòng và chống hoạt động khủng bố. Cho đến nay, Bộ Công An đã hợp tác với 18 quốc gia trên thế giới, như Mỹ, Anh, Đức, Australia, Cuba, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nội dung hợp tác về nhiều vấn đề khác nhau nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng quốc tế vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống khủng bố trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thông qua hợp tác quốc tế, các quốc gia trên thế giới có khả năng nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về khủng bố và sự cần thiết phải phố hợp đồng bộ hơn trong đấu tranh phòng, chống khủng bố.

Bên cạnh đó, chúng ta phải tăng cường hợp tác với các cơ quan tình báo các nước trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố dưới các hình thức trao đổi thông tin, huấn luyện, đào tạo và tranh thủ sự hỗ trợ về phương tiện chuyên dụng cho các công tác phòng chống khủng bố trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đảm bảo yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và đối ngoại.

Một phần của tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)