Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet

Một phần của tài liệu GIÁO án TIN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CẢ NĂM (Trang 96 - 100)

VI. HỒ SƠ DẠY HỌC

2. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi

B. Tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có kiểm duyệt.

C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin.

D. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.

Trả lời: 1 – C; 2 - D

Phiếu học tập số 3

1. Em đã từng sử dụng Internet chưa? Em đã bao giờ gặp phải một trong những nguy cơ như trên chưa? Nếu gặp phải, em sẽ làm gì?

2. Thảo luận nhóm: Em cần làm gì để phòng tránh những nguy cơ và tác hại có thể gặp khi phải sử dụng Internet.

Trả lời:

1. Đã sử dụng (hoặc chưa sử dụng). Đã gặp phải một trong các nguy cơ (VD:

máy bị virus….). Biện pháp: bảo bố mẹ cài thêm phần mềm diệt virus….

2. Biện pháp:

- Bảo mật thông tin cá nhân, thông tin gia đình,…

- Không một mình gặp gỡ người chưa quen biết,…

- Không mở tin nhắn, thư từ người mà mình không biết,…

- Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh,…

- Khi gặp tình huống bị bắt nạt, đe dọa, lừa đảo, bị dụ dỗ phải báo với cha mẹ, thầy cô, người lớn trong gia đình,…

Phiếu học tập số 4

1. Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?

2. Trong 5 qui tắc trên, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

1. Giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân: cài đặt phần mềm diệt virus; hạn chế dùng mạng công cộng; không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu các tài khoản cho người khác,...

2. HS tự trả lời theo ý hiểu của bản thân

VD: An toàn: để đảm bảo an toàn được thông tin cá nhân, dữ liệu và các tài nguyên khác của bản thân khi sử dụng Internet.

Phiếu học tập số 5

1. Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại

A.Tải phần mềm, tệp miễn phí trên Internet

B.Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc C.Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử

D.Khi có kẻ đe dọa mình trên mạng không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết E. Làm theo các lời khuyên và bài hướng dẫn sử dụng thuốc trên mạng.

2. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như:

“mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn””,... từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

A.Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

B.Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.

C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.

D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.

Trả lời:

Câu 1: A, B, D, E.

Câu 2: D

Trường:...

Tổ:...

Họ và tên giáo viên:

………

Ngày soạn:

Ngày giảng:

CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Tiết....-BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (TIẾT 2) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

(1) Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.

(2) Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

(3) Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

(4) Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi và tìm hiểu về bảo vệ an toàn thông tin.

(5) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết bảo vệ thông tin cá nhân của mình khi tham gia vào mạng Internet.

(6) Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực Tin học

Năng lực b (NLb): Ứng xử phù hợp trong môi trường số

(7) Sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và cộng đồng, tránh tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.

3. Về phẩm chất:

(8) Trung thực: trung thực trong các hoạt động nhóm, phân biệt thông tin tốt, thông tin có hại trên Internet.

(9) Trách nhiệm: có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động của nhóm, trách nhiệm sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn và phổ biến một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internetđến người thân, gia đình, xã hội.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập.

- HS: SGK, tìm hiểu trước một số kiến thức liên quan khi sử dụng Internet.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: (6)

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn vide về tác hại và nguy cơ khi dùng Internet.

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm kể tên những tác hại và nguy cơ khi dùng Internet có trong đoạn video.

c) Sản phẩm: HS kể tên được các tác hại và nguy cơ khi dùng Internet được thể hiện trên đoạn video (Ví dụ: bị lộ thông tin cá nhân; bị đe dọa, bắt nạn trên mạng, …)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm.

- GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn video.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm kể tên các tác hại và nguy cơ khi dùng Internet được thể hiện trong đoạn video.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video.

- HS thảo luận theo nhóm, liệt kê các tác hại và nguy cơ khi dùng Internet có trong video.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- HS nhận xét bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt đáp án

VD: bị lộ thông tin cá nhân; bị đe dọa, bắt nạn trên mạng - GV đặt vấn đề để vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - An toàn thông tin (25 phút) a) Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9)

b) Nội dung: GV: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đọc và tìm hiểu mục 3 (SGK) và hoàn thiện phiếu học tập số 1,2,3

c) Sản phẩm: phiếu học tập số 1,2,3 d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp làm 4- 6 nhóm nghiên cứu mục 3 (SGK) và thực hiện phiếu học tập số 1,2,3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu nội dung SGK thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo phiếu học tập số 1,2,3 - Thảo luận: các có ý kiến và nhận xét, đánh giá chéo.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung kiến thức.

Một phần của tài liệu GIÁO án TIN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CẢ NĂM (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w