Hoạt động 4: Vận dụng ( 2 phút )

Một phần của tài liệu GIÁO án TIN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CẢ NĂM (Trang 109 - 113)

VI. HỒ SƠ DẠY HỌC

4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 2 phút )

a) Mục tiêu: (3), (4), (5), (6), (7), (8), (10), (11).

b) Nội dung: Giao bài tập về nhà: Thực hiện tạo sơ đồ tư duy Bài 9 ( theo phiếu học tập số 8).

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy (trên giấy hoặc phần mềm) Phiếu học tập số 8 d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV: Yêu cầu học sinh thực hiện nội dung yêu cầu phiếu học tập số 8.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh về nhà hoàn thiện yêu cầu phiếu học tập số 8.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh về nhà hoàn thiện kết quả phiếu học tập số 8.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kiểm tra bài cũ ở tiết tiếp theo.

IV. Hồ sơ dạy học (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Phiếu học tập số 1

1. Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã cũ của lớp mình. Hãy viết ra ba điều mà cuốn sổ lưu niệm làm em thích thú, một điều làm em hạnh phúc và một điều gợi lại cho em kỉ niệm buồn.

2. Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì?

Dự kiến trả lời:

1. Học sinh tưởng tượng, trả lời.

2. Thông tin hoạt động như thể thao, văn hóa, lao động… ,cảm nhận về thầy cô bạn bè, thành tích của lớp…

Phiếu học tập số 2

Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở hình 5.2 và trả lời câu hỏi sau:

1. Cách biễu diễn nào ( văn bản, sơ đồ tư duy ) dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?

2. Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?

3. Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh ( triển khai từ chủ đề chính) là gì?

4. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh "Thành phần" là gì?

Dự kiến trả lời:

1. Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

2. Sử dụng tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian.

3. Tên của chủ đề chính là: Sơ đồ tư duy, có 4 chủ đề nhánh là: Lợi ích, Làm gì, thành phần, người sáng tạo.

4. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh thành phần là: Từ khóa, hình ảnh, đường nối.

Phiếu học tập số:3 Em hãy chọn các phương án đúng.

1. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:

A. Ghi nhớ tốt hơn.

B. Giải các bài toán.

C. Sáng tạo hơn.

D. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.

2. Sơ đồ tư duy là:

A. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.

B. Một phương pháp chuyển tải thông tin

C. Một cách ghi chép sáng tạo.

D. Một công cụ soạn thảo văn bản

Dự kiến trả lời:

1: A,C,D 2: A,B,C

Phiếu học tập số 4

1. Em và các bạn cùng thảo luận nhóm để bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy để ghi lại kết quả thảo luận theo gợi ý trong

hình 5.3

2. Theo em vẽ sơ đồ tư duy thủ công trên giấy có hạn chế gì?

Dự kiến trả lời:

1. Hs trả lời

2. Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy có hạn chế là khó đưa vào trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử...

Phiếu học tập số 5 Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:

Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?

A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.

B. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau như: đưa vào bài trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử,...

C. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điếm khác nhau.

D. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo.

Dự kiến trả lời: D

Phiếu học tập số 6 Em dùng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đơn giản sau

Dự kiến trả lời: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm Phiếu học tập số 7

Em hãy thực hiện các công việc sau đâycho sơ đồ tu duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em:

a) Bổ sung các nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy ( nếu cần)

b) Chỉnh sửa màu sắc và kiểu đường nối. Bổ sung hình ảnh, biểu tượng...để tăng hiệu quả trình bày cho sơ đồ tư duy.

c) Chia sẻ sơ đồ tư duy cho thầy cô và các bạn để cả lớp trao đổi, thống nhất nội dung của cuốn sổ lưu niệm.

Dự kiến trả lời: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm Phiếu học tập số 8

Em hãy dùng sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc tạo bằng phần mềm) trình bày tóm tắt nội dung Bài 9: An toàn thông tin trên Internet.

Dự kiến trả lời: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy trên giấy hoặc phần mềm.

Trường:...

Tổ:...

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Họ và tên giáo viên:

………

Chủ đề 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC

Tiết….- Bài 11: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (TIẾT 1) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

(1) Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

(2) Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản.

(3) Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và In.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

(4) Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động học; trình bày kết quả trên phiếu học tập; Nhận ra và điều chỉnh được sai sót, những hạn chế của bản thân khi được GV bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong thực hành.

(5) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong bài tập dựa trên lý thuyết đã được học, đưa ra cách thực hiện phù hợp.

(6) Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm. Tích cực trong hoạt động nhóm, chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm.

2.2. Năng lực Tin học

(7) NLd: Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản. Biết cách định dạng văn bản, định dạng trang văn bản và in văn bản.

3. Về phẩm chất:

(8) Chăm chỉ: Có ý thức tự học, khám phá kiến thức. Tích cực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

(9) Trách nhiện: Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí các phương tiện học tập. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân trong hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.

Một phần của tài liệu GIÁO án TIN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CẢ NĂM (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w