CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC HOẠT ĐÔNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
1. Kiến thức
- Hiểu biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, qua đó làm nổi bật khả năng thích ứng của con người đối với MT.
Nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng.
2.Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa và tư duy tổng hợp địa lí.
- Nắm được những biện pháp, cải tạo hoang mạc hiện nay để ứng dụng và cuộc sống và cải tạo môi trường sống.
3.Thái độ:
- giỏo dục yờu tinh thần dõn tộc.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài
- Tìm kiếm và sử lí thôngtin; phân tích, so sánh( HĐ1, HĐ2,)
- Tự tin(HĐ2)
- Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tởng(HĐ1, HĐ2)
- Quản lí thời gian( HĐ1,HĐ2) III. Chuẩn bị.
- Tranh, ảnh sưu tầm về các hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
- Tranh, ảnh sưu tầm về các thành phố hiện đại ở Arập- Bắc Mĩ.
- Tranh, ảnh sưu tầm về các cách phòng chống HM hóa trên toàn TG. phút IV. Các phương pháp v à kỹ thuật dạy học tích cực:
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm
- Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 V. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp 2. kiểm tra bài cũ:
? Trình bày nhưng đặc điểm chính của môi trường hoang mạc ? Phân biệt hoang mạc ôn đới, hoang mạc nhiệt đới.
? Để thích nghi với MT khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc động thực vật ở đây có đặc điểm như thế nào ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
- Dù là hoang mạc ở đới nào cũng hết sức khắc nghiệt và khô hạn. Hoang mạc có mặt ở hầu hết các châu lục diện tích đang ngày càng mở rộng.
b. Các ho t ạ động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân – 20’
- GV: Hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.1 và SGK
1. Hoạt động kinh tế.
? Cho biết các hoạt động cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc ?
- HS đọc thuật ngữ "ốc đảo".
+ Hoạt động cổ truyền.
+ Trồng trọt trong các ốc đảo.
? Tại sao lại trồng trọt được trong các ốc đảo ?
Nhấn mạnh: điều kiện khô hạn, nên chỉ có thể trồng trọt được trong các ốc đảo.
- Chuyên chở hàng hóa qua hoang mạc.
+ Mô tả lại cách thức trồng trọt, cáchlấy nước trong các ốc đảo.
GV cho HS biết: Chăn nuôi du mục là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hầu hết các hoang mạc trên TG.
? Vật nuôi phổ biến ? Vai trò của chúng ?
? Tại sao phải chăn nuôi du mục ?
? Một số dân tộc sống bằng cách chở hàng hóa qua hoang mạc bằng phương tiện gì ?
GV: Tổng kết các hoạt động kinh tế cổ truyền trong hoang mạc.
Nhấn mạnh vai trò của chăn nuôi du mục.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát tiếp ảnh 20.3, 20.4.
+ Ảnh 20.3: Là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới tự động xoay trong ở LiBi. Cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới. Để có nước tưới phải khoan rất sâu nên tốn kém.
+ ảnh 20.4: Là các dàn khoan dầu mỏ vứi các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Giếng dầu thường nằm rất sâu. Nguồn lợi từ dầu mỏ, khí đốt ... giúp con người có khả năng chi phí rất đắt cho khoan sâu.
? Qua 2 phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong lĩnh vực làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc ?
? Nhờ đó con người có thể cải tạo bằng cách nào ? (Giếng khoan sâu, đô thị hiện đại đã mọc lên giữa hoang mạc).
- Với sự tiến bộ của KT khoan sâu người ta đã phát hiện được các mỏ dầu khí lớn, mở khoáng sản, các túi nước ngầm.
- GV bổ sung thêm KT mới. + Tổ chứcc ác chuyến du
lịch qua hoang mạc.
Hoạt động 2: Cá nhân – 10’
GV hướng dẫn HS khai thác ảnh 20.5 + Ảnh chụp các khu dân cư ven Xahara.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
+ Ảnh cho thấy: các khu dân cư đông như vậy mà cây xanh ít, giải quyết thức ăn cho chăn nuôi, củi đun.
Người dân chặt hạ cây xanh.
+ Ảnh cho thấy cát lấn vào một vài khu dân cư.
? Vậy nguyên nhân hoang mạc hóa là gì ? - Nguyên nhân HM hóa + Do lấn cát
+ Do con người khai thác cây xanh quá mức.
? Với 2 nguyên nhân này thì nơi nào thường bị hoang mạc hóa trước nhất ?
- GV:Tổng hợp và hệ thống hóa lại các nguyên nhân gây ra hoang mạc hóa.
- GV phân tích nội dung 2 ảnh 20.3, 20.6.
? Qua 2 ảnh đó nêu 2 cấch cải tạo hoang mạc.
- Rìa hoang mạc (dễ bị cát lấn, có ít cây xanh do dễ bị chặt phá hay gia súc săn trụi).
+ Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng khoan, kênh đào. Trồng cây rừng chống cát bay và cải tạo khí hậu.
- Dễ bị hoang mạc hóa.
3. Củng cố:
? Nêu một số biện pháp khoa học, kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa ?
- Đọc phần chữ đỏ cuối bài.
? Trình bày các hoạt động KT cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.
? Nêu một số biện pháp được sử dụng để cải tạo hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa trên thế giới.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Khi học bài phải nắm được các hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
- Các biện pháp khai thác và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.
- Sưu tầm ảnh các động vật, thực vật ở đới lạnh.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
...
...
...
...
Ký duyệt giáo án
Ngày
Ngày soạn: Tiết: 22
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH