CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ Mục tiờu
BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm vững đặc điểm địa hình, sự phân hóa địa hình theo hướng kinh tuyến kéo theo sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ.
- Xác định được mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở các bộ phận địa hình trên lãnh thổ Bắc Mĩ.
2.Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ khí hậu, lát cắt địa hình.
3.Thái độ:
- giỏo dục yờu tinh thần dõn tộc.
II. Chuẩn bị. - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Bản đồ khí hậu châu Mĩ.
III. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài
- Tư duy :Tìm kiếm và sử lí thôngtin; phân tích, so sánh( HĐ1, HĐ2) .
- Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tưởng(HĐ1, HĐ2)
- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày( HĐ1,HĐ2) IV. Các phương pháp v à kỹ thuật dạy học tích cực:
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm
- Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ - cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút V. Tiến trình giờ dạy và GD.
1. Ổn định tổ chức lớp:2’
2. Kiểm tra bài cũ:10’
? Sử dụng bản đồ tự nhiên châu Mĩ, xác định quy mô, vị trí, giới hạn của châu Mĩ? Khác châu Phi như thế nào?
? Chỉ rõ những luồng nhập cư vào châu Mĩ trên lược đồ? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (SGK) b. Các ho t ạ động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Nhóm - 15’
MT: Tìm hiểu ĐH BM
KNS: Tư duy :Tìm kiếm và sử lí thôngtin;
phân tích, so sánh.Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tưởng.Tự nhận thức: tự tin khi trình bày.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ 36.1 ; 36.2 kết hợp bản đồ treo tường.
1. Các khu vực địa hình.
+ Hướng dẫn học sinh cách đọc Atlat (H36.1) HS đọc, phân tích lược đồ.
? Nêu cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ?
HS xác định và chỉ rõ trên bản đồ.
Chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
a. Hệ thống Coo đie ở phía Tây.
HS tiếp tục nghiên cứu H 36.1 ; 36.2.
Nhóm 1:? Xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coođie?
- Cao trung bình 300 - 400 m, dài 900 km
- Gồm những dãy núi chạy song song xen kẽ vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
GV sử dụng bản đồ TN và Bản đồ khí hậu.
Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu.
+ Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam chắn sự di chuyển của các khối khí Tây sang Đông..
- Làm cho khí hậu có sự thay đổi theo chiều từ Tây sang Đông.
+ Kết quả: mưa nhiều ở sườn phía T, sườn phía Đ và các cao nguyên, sơn nguyên nội địa ít mưa.
+ Hãy đọc tên và chỉ rõ các loại khoáng sản ở dãy Coocđie.
- Có nhiều khoáng sản (đồng, vàng...).
b. Miền đồng bằng ở giữa.
Nhóm 2:HS tiếp tục quan sát H 36.1 ; 36.2 và đọc SGK.
? Miền đồng bằng có đặc điểm như thế nào? - Rộng lớn, giống như một lòng chảo khổng lồ.
+ Cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và Đông Nam.
+ Tạo điều kiện cho khí hậu lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở
? Đặc điểm đó có ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
phía Nam dễ xâm nhập vào nội địa.
? Chỉ rõ những sông và hồ lớn ở miền này?
Học sinh tìm trên bản đồ.
Nhóm 3: HS xác định vị trí trên bản đồ? c. Miền núi già và sơn nguyên phía Đông.
? Hướng của dãy Apalát? Đặc điểm?
+ Phía Bắc : Cao 400 - 500 m.
+ Phía Nam: 1000 - 1500 m.
- Dãy Apalát (hướng Đông Bắc - Tây Nam)
- Sơn nguyên (bán đảo Labrađô).
? trên dãy Apalát có loại khoáng sản nào?
GV kết luận về địa hình Bắc Mĩ: Sự phân hóa của địa hình đến khí hậu.
Hoạt động 2: cá nhân - 10’
MT: nhận biết được sự phân hoá KH BM KNS: Tư duy :Tìm kiếm và sử lí thôngtin;
phân tích, so sánh.Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp, trình bày suy nghĩ,ý tưởng.Tự nhận thức: tự tin khi trình bày
2. Sự phân hóa khí hậu.
? Do ảnh hưởng của địa hình, khoáng sản Bắc Mĩ có sự phân bố như thế nào?
- Theo chiều từ Bắc - Nam và Đông - Tây.
- HS xác định vĩ độ của bắc Mĩ (VCB 15độ Bắc)
? Bắc Mĩ nằm trong các môi trường nhiệt đới nào? (Vành đai khí hậu nào).
GV hướng dẫn HS đọc và phân tích H 36.3.
Theo chiều Bắc Nam có những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích lớn nhất? Vì sao?
Từ Bắc - Nam có : hàn đới, ôn đới và cận nhiệt đới.
? Trong mỗi đới còn có kiểu phân hóa theo hướng nào?
+ Phía Tây: mưa nhiều.
+ Phía Đông: (các cao nguyên, bồn địa, sườn Đông Coocddie) mưa rất ít.
+ Lưu ý: Kinh tuyến 1000T là giới hạn phía Đông của Coocđie.
? Tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phía Đông của kinh tuyến 1000T.
(Các dãy núi của Coocddie kéo dài theo hướng Bắc- Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào).
GV liên hệ dãy Trường Sơn ở Việt Nam.
4. Củng cố:5’
- Học sinh đọc phần kết luận cuối bài, hoàn thành bảng tổng hợp trang 155.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ trình bày cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
- Địa hình và khí hậu Bắc Mĩ có quan hệ với nhau như thế nào?
(Phân hóa từ Bắc - Nam, từ Đông - Tây).
5. Hướng dẫn học ở nhà:3’
- Nắm được sự phân hóa của địa hình Bắc Mĩ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu.
- Sử dụng thành thạo lược đồ để giải thích sự liên quan giữa khí hậu và địa hình.
VI. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Duyệt ngày:
Ngày soạn: Tiết: 40