Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 25 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT

Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT đƣợc thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển như Nhật Bản, các nước Tây Âu và g n đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở một số các nước đang phát triển bởi mối quan tâm về già hoá dân số tăng nhanh ở các nước này. Trong ph n tổng quan dưới đây, luận án tập trung vào làm rõ SXCS có tác động nhƣ thế nào đến sức khỏe của NCT.

Sự SXCS khác nhau có mối quan hệ với sự đa dạng trong các mối quan hệ gia đình và các kiểu trao đổi khác nhau giữa các thành viên trong gia đình (Brown và cộng sự, 2002) cũng như ngay lập tức hình thành môi trường xã hội được tạo ra bởi gia đình (Hughes & Waite, 2002). SXCS đặc biệt quan trọng ở tuổi già vì những

người cao tuổi thường có nguy cơ về các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh th n cùng với quá trình lão hóa. SXCS có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh th n ở tuổi già bởi vì chúng liên quan đến việc điều chỉnh hành vi cung ứng và tiêu dùng các nguồn lực kinh tế cũng nhƣ vai trò của các cá nhân trong gia đình (Li, Song và Feldman, 2009). Hơn nữa, cho dù SXCS hiện tại có phù hợp với sự ƣa thích của NCT thì SXCS nó cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của NCT (Oladeji, 2011). Do đó, SXCS là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe và phúc lợi của NCT trong những năm còn lại của cuộc đời.

* SXCS tác động tích cực đến sức khỏe NCT

Một số các nghiên cứu cho thấy rằng NCT sống với các thành viên trong gia đình kết quả là gia tăng phúc lợi kinh tế từ đó làm thúc đẩy sức khỏe tốt hơn. Trong một phân tích thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của sự SXCS đến tình trạng sức khỏe của NCT tại Ấn Độ, Agrawal (2012) sử dụng số liệu điều tra sức khỏe gia đình và mô hình hồi quy logistic đã cho thấy NCT sống một mình có tình trạng sức khỏe kém và t lệ mắc các loại bệnh nặng, bệnh mạn tính cao hơn so với NCT sống cùng với gia đình. Điều đáng lưu ý là t lệ mắc những loại bệnh này đối với NCT nam cao hơn so với NCT nữ và những NCT sống ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị.

Samanta, Chen và Vanneman (2015) đã đặt câu hỏi nghiên cứu liệu cách SXCS theo truyền thống ở Ấn Độ (là NCT sống với con) có lợi cho sức khỏe của họ hay không? Với dữ liệu điều tra khảo sát phát triển con người ở Ấn Độ IHDS năm 2004-2005 và mô hình hồi quy logistic, các tác giả cho thấy sống trong gia đình đa thế hệ mang lại sức khỏe cao nhất cho NCT ở Ấn Độ. Mức độ này sẽ giảm theo từng loại hình SXCS. Những NCT sống trong các hộ gia đình đa thế hệ có mức độ bị bệnh tật thấp nhất, trong đó những người sống chung với con trưởng thành và với cháu là có lợi cho sức khỏe nhất. Những lợi ích sức khỏe giảm d n khi NCT chỉ sống chung với con và hơn nữa nó cũng giảm khi chỉ sống với vợ/chồng. NCT sống một mình có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

bệnh tật của NCT nhƣng sử dụng bộ dữ liệu điều tra quốc gia về bệnh tật, chăm sóc sức khỏe và tình trạng của NCT “Morbidity, Health Care and the Condition of the Aged” và mô hình logistic, Paul và Verma (2016) đánh giá tác động của SXCS đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của NCT. Kết quả cho thấy, SXCS có tác động đến tình trạng sức khỏe của NCT, cụ thể là những NCT sống cùng với con có sức khỏe tốt hơn và được chăm sóc tốt hơn so với những người không sống cùng con cái.

Weissman và Russell (2016) khi nghiên cứu xem sức khỏe của NCT thay đổi nhƣ thế nào qua các cách SXCS khác nhau ở Hoa K đã cho thấy, những NCT người sống một mình hoặc sống với người khác có sức khỏe tự đánh giá kém và hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày ADLs cao hơn so với những người đang sống với vợ/chồng. Nghiên cứu của Grundy (2000), Hughes và Waite (2002) cũng cho kết quả tương tự rằng những người cao tuổi sống với vợ/chồng và con cái có sức khỏe tốt và t lệ mắc bệnh thấp hơn so với các nhóm khác.

Sở dĩ NCT sống cùng con có sức khỏe tốt hơn là do khi sống cùng với con thì NCT đƣợc chăm sóc tốt hơn bởi chính con cái hoặc đƣợc con cái bảo đảm rằng có một người nào đó sẽ chăm sóc cho bố m (May, 1984). Bên cạnh đó, xét dưới góc độ kinh tế, sống cùng với các thành viên trong gia đình cho phép chia sẻ các nguồn lực tài chính và xã hội do tính kinh tế của quy mô (nhiều chi phí để duy trì một gia đình được cố định như nhà ở, vận chuyển, sưởi ấm . Hơn nữa, sống chung với con góp ph n gia tăng cảm giác tự hào của NCT. Do đó, gia đình có thể cung cấp cả về kinh tế và những hỗ trợ cảm xúc tình cảm, sự đồng hành, sự thoải mái và thân mật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho NCT.

Sống chung với con không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất của NCT mà ph n lớn các nghiên cứu cũng cho thấy sống chung với con có lợi ích cho sức khỏe tâm th n của NCT, sự hài lòng với cuộc sống hơn so với các loại hình SXCS còn lại.

McKinnon, Harper và Moore (2013) nghiên cứu về tác động của SXCS và triệu chứng tr m cảm ở NCT bằng cách sử dụng số liệu từ điều tra sức khỏe thế giới năm 2002-2003 và phương pháp hồi quy meta, nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho

thấy NCT sống một mình và sống trong những gia đình khuyết thế hệ có t lệ mắc bệnh tr m cảm cao hơn 2,3 điểm ph n trăm so với những người sống chung ít nhất với một người con ở độ tuổi lao động.

Sử dụng dữ liệu thu thập từ một cuộc khảo sát về mối quan hệ xã hội và sức khỏe tâm lý của 1.880 NCT ở Malaysia, Kooshiar và cộng sự 2012 phân tích tác động của SXCS gồm có sống một mình, sống chỉ với vợ/chồng, sống với một người con và sống khác tới sự hài lòng với cuộc sống của NCT. Kết quả cho thấy, những NCT sống một mình ít hài lòng về cuộc sống hơn so với các loại hình SXCS khác.

Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe tâm th n của NCT ở Trung Quốc, Ren và Treiman (2015) cho thấy những NCT sống với vợ/chồng họ hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống và ít tr m cảm hơn so với những loại SXCS khác. Kết quả cũng tương tự với trường hợp NCT sống trong gia đình ba thế hệ với con và cháu . Tuy nhiên, nếu NCT sống trong gia đình hai thế hệ chỉ với con và không có cháu hoặc trong “hộ gia đình khuyết thế hệ” là hộ gia đình mà chỉ có ông bà sống với cháu, chắt thì họ ít hài lòng với cuộc sống và d tr m cảm hơn. Điều này có thể do nhiều lý do khác nhau, ví dụ nhƣ hộ gia đình hai thế hệ có thể có nhiều xung đột, trong khi NCT sống trong “hộ gia đình khuyết thế hệ” có thể có nhiều gánh nặng hơn. Cuối c ng, những NCT sống một mình ít hạnh phúc nhất và bị tr m cảm hơn so với những người sống với vợ/chồng và những người với con, cháu.

Sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra dân số Hong Kong với 2.003 NCT, Chou, Ho và Chi (2006) xem xét liệu có mối quan hệ giữa sống một mình với tr m cảm của NCT hay không. Kết quả từ hồi quy logistic cho thấy, trong số những NCT sống một mình, phụ nữ cao tuổi thường có triệu chứng tr m cảm, trong khi điều này không xảy ra với nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, khi các biến số nhân khẩu-xã hội học, các chỉ số sức khỏe, hỗ trợ gia đình, khó khăn tài chính đƣợc kiểm soát thì việc sống một mình lại không có tác động tới tr m cảm. Từ đó, nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng sống một mình không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tr m cảm mà còn do những nhân tố trung gian nhƣ sức khỏe, sự hỗ trợ từ gia đình và khó khăn tài

chính. Ngƣợc lại, phát hiện của Alfred và cộng sự 1992 lại cho thấy sống một mình có ảnh hưởng rõ rệt tới tr m cảm mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác như hỗ trợ và tương tác với bạn b , các l n bị bệnh g n đây, các sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống, khuyết tật, khó khăn tài chính và giới tính. Alfred và cộng sự (1992) đã sử dụng mô hình hồi quy bội để xem xét ảnh hưởng của việc sống một mình đến các triệu chứng tr m cảm với ảnh hưởng của các biến số liên quan khác:

hỗ trợ xã hội, căng thẳng, tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân. Kết quả tìm thấy là những NCT sống một mình có mức độ triệu chứng tr m cảm cao hơn và mối quan hệ này độc lập với với những ảnh hưởng như: sự hỗ trợ từ bạn b , các sự kiện không mong muốn, bệnh tật và khó khăn tài chính. Sống một mình có tác động tới tr m cảm của đàn ông cao hơn so với phụ nữ.

Trên một phạm vi rộng hơn nghiên cứu ở ba nước Việt Nam, Thái Lan, Myanmar về ảnh hưởng sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tâm lý NCT, Teerawichitchainan, Pothisiri và Long (2015) nghiên cứu mối quan hệ này đƣợc gắn với các yếu tố văn hóa là sở thích sống với một người con ưa thích với dữ liệu khảo sát về NCT của ba nước vào năm 2011 và 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa ba nước, cụ thể: đối với NCT ở Việt Nam và Thái Lan, sống chung với con có tác động tích cực và cải thiện đáng kể đến sức khỏe tâm lý của NCT, nhƣng lợi ích này có sự khác biệt về mặt giới tính của con cái sống c ng ở Việt Nam, sống chung với con trai đã lập gia đình có lợi cho tâm lý của bố m lớn tuổi hơn là sống với những người con khác; ở Thái lan, bất kể giới tính của con cái bố m cao tuổi sống với con giúp cải thiện tâm lý của NCT nhƣng sống với con gái mang lại lợi ích hơn so với chỉ sống với con trai , trong khi đó ở Myanmar, h u nhƣ không có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe tâm lý của NCT trong các cách SXCS khác nhau. Tương tự, nghiên cứu của Yamada và Teerawichitchainan (2015) về tác động của SXCS và phúc lợi tâm lý của NCT ở Việt Nam cũng đã phát hiện ra rằng đồng cƣ trú giữa các thế hệ có tác động tích cực đến sức khỏe tâm lý của NCT, trong đó nam giới cao tuổi sống với con có sức khỏe tâm lý tốt hơn so với phụ nữ cao tuổi.

* SXCS tác động tiêu cực đến sức khỏe NCT

Một số nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho rằng sống chung giữa các thế hệ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh th n của bố m cao tuổi. Ví dụ, Mahapatro, Acharya và Singh (2017) tiến hành nghiên cứu với bộ dữ liệu điều tra dân số Ấn Độ năm 2011 với giả thiết ban đ u đƣợc đặt ra là đồng cƣ trú mang lại lợi ích cho sức khỏe cho NCT tốt hơn các loại hình SXCS khác. Kết quả ƣớc lƣợng bằng mô hình hồi quy logistic cho thấy, NCT sống trong một gia đình đa thế hệ (có hoặc không có vợ/chồng hoặc sống với người khác) lại có sức khỏe được đại diện bằng sức khỏe tự đánh giá và tình trạng bệnh tật cao hơn so với những người sống một mình. C ng lúc đó, t lệ những người lớn tuổi sống trong tất cả các loại hình SXCS gặp khó khăn về các hoạt động hàng ngày ADLs đều cao hơn so với những người sống một mình. Như vậy, so với những NCT sống một mình thì sống chung gây ra bất lợi cho sức khỏe của NCT.

Tương tự, trong một nghiên cứu với dữ liệu dọc về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT ở Hạ Môn (Trung Quốc), Chen và cộng sự (2015) cũng cho thấy rằng những NCT sống chung với các thành viên trong gia đình có nguy cơ rủi ro về khuyết tật cao hơn gấp ba l n những người sống một mình.

Kim (2014) không chỉ xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe thể chất của NCT mà còn xem xét SXCS đến cả sức khỏe tâm th n của NCT ở Hàn Quốc với dữ liệu Điều tra về lão hóa ở Hàn Quốc KLoSA giai đoạn 2006-2008. Kết quả cho thấy, đồng cƣ trú có tác động khác nhau đến sức khỏe tinh th n và thể chất của NCT. Cụ thể là những NCT sống c ng với con đã lập gia đình có triệu chứng tr m cảm cao hơn so với những người sống xa con cái, nhưng khi xem xét tình trạng hôn nhân của con cái thì nghiên cứu lại cho thấy NCT sống c ng con đã lập gia đình có chỉ số hài lòng với cuộc sống cao hơn ở những người sống với con chưa lập gia đình. Tuy nhiên, những người sống với con thì có sức khỏe thể chất thể hiện bằng chức năng vận động kém hơn so với những người sống xa con. Sở dĩ những người sống c ng con lại gặp bất lợi về mặt chức năng vận động hơn là do những người

phụ thuộc vào con và làm tr m trọng hơn các vấn đề về thể chất liên quan đến tuổi.

Nghiên cứu về NCT Trung Quốc, Li, Zhang và Liang (2009) giả định rằng SXCS có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe hiện tại của NCT mà không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đ u và các đặc điểm nhân khẩu học cũng nhƣ số con mà NCT có. Với k vọng đƣợc đặt ra ban đ u là những NCT sống với vợ/chồng và con sẽ có sức khỏe tốt nhất, tiếp theo là những người sống chỉ với vợ/chồng, sống với con không có vợ/chồng và với người khác, trong khi những người sống một mình và những người sống trong các trung tâm dưỡng lão sẽ có sức khỏe kém nhất. Sử dụng dữ liệu đƣợc lấy từ hai đợt đ u tiên của Khảo sát tình hình sức khỏe theo thời gian của Trung Quốc CHLS – China Health Longitudinal Survey và bằng mô hình hồi quy đa thức, các tác giả cho thấy SXCS có liên quan đáng kể đến t lệ tử vong, hạn chế trong các hoạt động hàng ngày ADLs và sức khỏe tự đánh giá. Cụ thể, những NCT sống với con và với người khác có t lệ tử vong cao nhất, trong khi những gia đình chỉ có vợ/chồng hoặc cả với vợ/chồng và con cái lại có sức khỏe tốt nhất. Những người sống với con và người khác và trong các viện dưỡng lão là những người có nhiều nguy cơ gặp khó khăn về ADLs hơn so với những người sống một mình. Đối với sức khỏe tự đánh giá, những người sống với con có sức khỏe tự đánh giá tốt hơn so những người sống một mình và sống trong viện dưỡng lão. Điều này có thể đƣợc lý giải khi sống chung giữa các thế hệ thì sự đa dạng giữa các thế hệ mang lại cho NCT cảm giác tự hào và vì thế mà có những đánh giá sức khỏe tốt hơn. Ngƣợc lại, với ADLs, việc sống chung giữa các thế hệ có thể khuyến khích sự phụ thuộc của NCT và từ đó càng làm tăng mức độ suy giảm khả năng thể chất, làm tăng nguy cơ tử vong.

Nghiên cứu g n đây của Zhou và cộng sự 2018 cũng sử dụng dữ liệu từ CHLS để khám phá tác động của SXCS đến sức khỏe NCT Trung Quốc. Kết quả cũng chỉ ra rằng SXCS có tác động đến sức khỏe NCT, cụ thể: so với những NCT sống một mình thì đồng cƣ trú có liên quan đến sức khỏe tự đánh giá tốt hơn nhƣng lại gặp khó khăn hơn về ADLs và sự suy giảm nhận thức lại cao hơn NCT sống một

một mình có sức khỏe tâm lý kém hơn so với những người sống chỉ với vợ/chồng hoặc với vợ/chồng và con. Việc sống chung giúp cải thiện sức tâm lý của NCT và điều này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tự đánh của một người, nhưng đối với ADLs và sự suy giảm nhận thức thì có thể thuộc khía cạnh thể chất và khách quan của sức khỏe nên có thể không bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm lý.

Việc sống chung với con không phải lúc nào cũng gây ra bất lợi cho sức khỏe của NCT mà bất lợi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân của NCT. Đối với những NCT hiện tại không có vợ/chồng thì việc sống chung với con cái gặp bất lợi về sức khỏe trên cả hai chức năng ADLs và IADLs so với các loại hình SXCS khác. Ngược lại, trong số những người đang có vợ/chồng thì sống chung với con cái lại có sức khỏe tốt hơn (Wang và cộng sự, 2013).

Các nguyên nhân dẫn đến việc sống chung với con có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe của NCT là đồng cƣ trú sẽ dẫn đến chuyển giao nguồn lực giữa các thế hệ, nhưng trong trường hợp này thì ph n lớn sự chuyển giao nguồn lực là từ bố m lớn tuổi đến con hơn là từ con cái đến bố m già, gánh nặng của sống chung này không khuyến khích NCT đ u tƣ vào sức khỏe để kéo dài cuộc sống của họ (Meliyanni Johar, 2011). Do đó, kiểu SXCS này có thể là gánh nặng cho bố m già và dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của NCT. Hơn nữa, khi sống chung, NCT quá phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình nên có thể đẩy nhanh và làm tr m trọng hơn các vấn đề về sức khỏe của tuổi già (Li, Zhang và Liang, 2009).

Ngoài ra, những thay đổi nhanh chóng trong xã hội dẫn đến mở rộng khoảng cách giá trị giữa các thế hệ và việc sống chung giữa bố m già với con cái trưởng thành có thể gây ra những bất đồng, những xung đột về giá trị tư tưởng và dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình và làm cho sức khỏe của NCT xấu đi.

Nhận xét

Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số kết quả quan trọng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)