CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng, trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa ở nhiều nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trên thế giới rất quan tâm tới mảng đề tài này. Với NCT, tác động của SXCS đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm th n ở NCT cũng nhƣ tác động của SXCS đến tình trạng làm việc là rất quan trọng.
Giải quyết tốt đƣợc vấn đề này không chỉ giúp NCT sống khỏe, sống vui, đóng góp đƣợc những kinh nghiệm cho xã hội mà còn đóng góp cho lý luận của ngành kinh tế phát triển cũng nhƣ thực ti n và hoạch định chính sách liên quan. Cụ thể:
Khoảng trống về lý luận
D NCT đƣợc quan tâm và nghiên cứu về các vấn đề kinh tế-xã hội và sức khỏe, nhƣng lại có rất ít nghiên cứu tập trung vào cả sức khỏe thể chất và tâm th n, đặc biệt là tập trung cả vào sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT lại càng hạn chế. Do đó, rất c n thiết có một nghiên cứu để bổ sung thêm cho các vấn đề lý luận của chủ đề này.
Khoảng trống về thực tiễn
- Trong các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe của NCT và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT thì các kết quả nghiên cứu là chƣa rõ ràng.
Nhƣ vậy, trong điều kiện Việt Nam thì tác động này nhƣ thế nào và rất c n nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này.
- Về phương pháp nghiên cứu: Trong các nghiên cứu trước, các mô hình ước lƣợng thống kê sử dụng cũng rất đa dạng, nhƣng phổ biến là sử dụng mô hình phân tích hồi quy probit hoặc logistic. Tuy nhiên, thực ti n cho thấy NCT ở các nước đang phát triển có một sự khác biệt khá rõ nhƣ về giới tính, khu vực sinh sống) nên c n có sự kiểm định phân tích sự khác biệt này. Đây là một khe hổng nghiên cứu c n khai thác để đánh giá đ y đủ mô hình tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
- Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhƣng tình trạng già hóa đang di n ra rất nhanh. Những nghiên cứu về già hóa nói chung khá nhiều, nhƣng việc nghiên cứu thực trạng về SXCS, sức khỏe, làm việc cũng nhƣ tác động giữa các yếu tố này ở NCT Việt Nam là chƣa có nghiên cứu nào.
Khoảng trống về chính sách
Một trong các mục tiêu phát triển của Việt Nam đã đƣợc khẳng định là
“ phát huy những thành tựu về công bằng và hòa nhập xã hội đòi hỏi phải quan tâm cả đến những đối tƣợng thiệt thòi cũng nhƣ đáp ứng tốt hơn nhu c u của một xã hội trung lưu và dân số đang già đi” (Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đ u tƣ, 2016: trang xxii). Do vậy, rất c n một nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định các chính sách xã hội.
Trên cơ sở các khoảng trống nghiên cứu đã nêu trên, luận án tiến hành xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe cả thể chất và tâm th n) và tình trạng làm việc của NCT Việt Nam để đƣa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động này trong bối cảnh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp củng cố các lập luận về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT khi mà các kết quả nghiên cứu trước chưa có sự thống nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Các kết quả đƣợc trình bày tóm tắt qua ba nội dung chính sau:
Thứ nhất, hình thức SXCS của NCT ở các khu vực là khác nhau và ở các nước đang phát triển hình thức này đã có sự thay đổi theo xu hướng t lệ những người lớn tuổi sống với con ngày càng giảm và sống một mình hoặc sống chỉ với vợ/chồng gia tăng.
Thứ hai, ph n lớn kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy SXCS có tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm th n của NCT và ảnh hưởng là khác nhau tùy theo từng kiểu SXCS. Một số nghiên cứu đƣa ra bằng chứng cho rằng NCT sống với con sẽ có lợi nhất cho sức khỏe thể chất và tâm th n và những người sống một mình là có sức khỏe kém nhất. Một vài nghiên cứu lại cho kết quả ngƣợc lại.
Thứ ba, các nghiên cứu đều cho thấy rằng thực tế ph n lớn NCT vẫn tiếp tục tham gia làm việc và SXCS là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định làm việc của NCT. Một số nghiên cứu đƣa ra bằng chứng cho thấy NCT sống với con có xác suất làm việc thấp hơn so với NCT có hình thức sống khác. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho kết quả ngƣợc lại. Rõ ràng trong các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT vẫn chƣa có sự nhất quán là cách SXCS nào là có lợi nhất cho NCT. Hơn nữa, cho tới nay, ở Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều nghiên cứu về các vấn đề này.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu có liên quan đến luận án, NCS xác định đƣợc khoảng trống về lý luận và thực ti n và từ đó xác định được hướng nghiên cứu của luận án.