CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
2.5. Sắp xếp cuộc sống và tình trạng làm việc của NCT
2.5.1. Khái niệm và phân loại làm việc của NCT
2.5.1.1. Khái niệm
Công việc không chỉ là một cách đáp ứng những nhu c u cơ bản mà còn là trung tâm của mọi hoạt động. Công việc có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh th n, sự hài lòng với cuộc sống và sức khỏe thể chất của NCT (Michal, 1995).
Những nỗ lực tham gia vào thị trường lao động của NCT với mức độ và những loại công việc ƣa thích và lựa chọn sẽ tiếp tục cải thiện sức khỏe NCT (Herzog, House và Morgan, 1991). Tuy nhiên, nghỉ hưu và giải phóng khỏi thế giới công việc đã là một tiêu chuẩn k vọng cho NCT ở thế k XX. Kết quả là, vấn đề việc làm của NCT hiếm khi là trọng tâm của nghiên cứu khoa học. H u hết các nghiên cứu về việc làm đều tập trung vào việc làm của người trưởng thành hoặc người khuyết tật mà không phải là NCT (Smyer & Pitt-Catsouphes, 2007). Do đó, các nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực nghiệm về việc làm của NCT là rất ít và vì thế mà cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm riêng về làm việc của NCT.
2.5.1.2. Phân lo i làm việc ở NCT
Theo Raymo và cộng sự (2018), tình trạng làm việc của NCT đƣợc chia ra làm hai loại: i) Trong lực lượng lao động: bao gồm những người đang làm việc, những người đang làm việc trong gia đình không nhận lương, những người đang tạm thời không làm việc vì một lý do nào đó nhƣ: bệnh tật, đang tìm việc làm (thất nghiệp ; và ii Những người không nằm trong lực lượng lao động: những người đã nghỉ hưu, những người không phải làm việc (vì khuyết tật, tham gia làm việc nhà hoặc những công việc khác)
Một số NCT phải làm việc vì lý do mưu sinh, nhưng một số khác thì họ làm việc vì sở thích, vì mong muốn đƣợc truyền tải kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau.
Vì vậy, theo Smyer và Pitt-Catsouphes (2007), tình trạng làm việc của NCT đƣợc chia làm ba nhóm: i) những người phải làm việc (cho sức khỏe hoặc tiền bạc); ii) những người muốn làm việc để kết nối với xã hội và sử dụng kiến thức của họ, công việc như là một phương tiện để chia sẻ kiến thức- kinh nghiệm, truyền tải ý tưởng và giá trị cho thế hệ trẻ); và iii) những người đang làm việc với cả hai lý do trên.
Paul và Verma (2016) chia tình trạng làm việc của NCT ra làm ba nhóm: i) Không làm việc: bao gồm những người không làm việc nhưng đã tìm kiếm việc làm hoặc sẵn sàng làm việc, những người làm các công việc trong gia đình và những
người làm việc nhận tiền lương/tiền công thường xuyên, làm các loại công việc khác, làm việc trong doanh nghiệp gia đình tự làm chủ ; và iii Lao động không đƣợc trả công.
Cho đến nay, chƣa có một định nghĩa nào về làm việc của NCT ở Việt Nam nên để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, luận án tiếp cận theo khái niệm về việc làm của TCTK đƣa ra: việc làm là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm. Gắn liền với khái niệm làm việc thì loại hình công việc hay còn gọi là việc làm có thể có những loại sau:
- Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà người nhận tiền lương, tiền công phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với yêu c u cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả lương, trả công quy định, không phân biệt nơi đó là cá thể hay cơ quan, doanh nghiệp
- Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Việc tự làm gồm các công việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế hộ của gia đình mình không hưởng tiền lương, tiền công.
2.5.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc ở NCT 2.5.2.1. Lý thuyết cung - c u và s tham gia thị trường lao động của NCT
Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng lý thuyết cung-c u để giải thích về sự tham gia vào thị trường lao động ở NCT. Về phía cung, tiềm năng làm việc sẽ giảm khi mọi người già đi do tình trạng sức khỏe, do nhu c u c n nghỉ ngơi và do khả năng thích nghi với công việc giảm. Tuy nhiên, do những cải thiện về sức khỏe và tuổi thọ nhiều NCT vẫn tích cực tham gia làm việc (Brown & Guttmann, 2017).
Tuổi thọ tăng cũng giúp mọi người có thêm cơ hội, động lực để làm việc mi n là họ có thể, cũng nhƣ là để tiết kiệm tiền cho những năm về sau (Lee & Law, 2004). Về phía c u, lao động cao tuổi là c n thiết để lấp đ y sự thiếu hụt lao động do dân số già hóa nhanh chóng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, NCT thường phải đối mặt với các
lực, lỗi thời trong kỹ năng làm việc và không chắc chắn về tình trạng thể chất. Do đó, những người lao động lớn tuổi ít được nhà tuyển dụng chào đón (Daniel &
Siebert, 2005) và điều này làm hạn chế nhu c u làm việc của NCT. Các công việc nhấn mạnh kỹ năng tích luỹ trọn đời và đòi hỏi ít chuyên sâu hơn có nhiều khả năng thu hút NCT. Ngƣợc lại, những công việc đòi hỏi nhiều chuyên sâu và những kỹ năng mới thích hợp với lao động trẻ hơn. Ngoài ra, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng có thể đóng vai trò ảnh hưởng đáng kể đến dịch chuyển nhu c u đối với lao động lớn tuổi (Dude & Myrskylọ, 2017).
2.5.2.2. Sắp xếp cuộc sống và s tham gia vào thị trường lao động của NCT
Lý thuyết cung-c u giải thích việc tham gia vào thị trường lao động của NCT từ quan điểm của thị trường lao động, nhưng nó lại bỏ qua các yếu tố gia đình có tính quyết định đến việc tham gia vào thị trường lao động của NCT (Becker, 1985).
Do các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế không chỉ do sở thích mà còn do thị trường và động cơ thu nhập cho gia đình thúc đẩy. Nói cách khác, việc tham gia vào thị trường lao động của NCT có thể vượt ra ngoài sở thích cá nhân của họ và thay vào đó việc họ phải xem xét nhu c u của gia đình, đặc biệt là việc sống c ng các thành viên vì các quan hệ kinh tế.
Theo quan niệm truyền thống ở các nước châu Á, việc hỗ trợ và chăm sóc NCT đã ăn sâu vào nền tảng văn hóa trách nhiệm gia đình. Do đó, những người lớn tuổi không mong đợi làm việc để nhận lương mà thay vào đó, họ sẽ sống với con cái trưởng thành và tích cực hơn trong việc tham gia thực hiện các công việc gia đình. Do đó, những người sống chung với con trưởng thành có thể ít phải tham gia lực lương lao động hơn. Nhưng lý thuyết hiện đại hoá cho rằng kết quả sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến việc phá vỡ các chuẩn mực truyền thống và do đó đã làm yếu đi các mối quan hệ ràng buộc giữa con cái và bố m (Goode, 1963). Sự thay đổi trong cách SXCS, gia tăng đình hạt nhân không chỉ làm khó khăn cho việc c ng chung sống giữa con cái với bố m mà còn làm yếu đi mối quan hệ tài chính và tình cảm giữa các thế hệ (Thornton, Chang và Sun, 1984). Đồng thời, sự phát triển của nền
kinh tế tri thức và sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường lao động làm cho các bố m trẻ đặt ưu tiên cho con cái của họ lên hàng đ u, trước cả bố m cao tuổi (Gierveld, Valk và Blommesteija, 2001). Bên cạnh đó, với những chuẩn mực cá nhân mới nổi trong xã hội cũng dẫn đến cảm giác tiêu cực đối với những NCT trong việc chấp nhận những nguồn lực và lợi ích từ con cái. Nhƣ vậy, với những sự thay đổi trong cách SXCS sẽ có tác động đến tình trạng làm việc ở NCT. Hơn nữa, do hiện đại hoá hiện nay NCT đƣợc khuyến khích và thậm chí thúc đẩy tìm việc làm trên thị trường lao động để có được độc lập nếu mạng lưới an sinh xã hội không đủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, NCS đã thực hiện việc tổng hợp, khái quát một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về người cao tuổi; sắp xếp cuộc sống của NCT; các lý thuyết liên quan đến sức khỏe và làm việc của NCT và tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT để kế thừa và vận dụng ph hợp với thực ti n của Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất, sau khi tổng hợp các lý luận liên quan đến SXCS của NCT, NCS nhận thấy rằng cho đến nay ở Việt Nam chƣa có một định nghĩa chính thống về SXCS của NCT và cách phân loại về SXCS cũng rất khác nhau nên từ cơ sở này NCS đã đề xuất định nghĩa về SXCS của NCT và phân loại cách SXCS ph hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Thứ hai, các lý thuyết liên quan đến làm việc của NCT rất ít và cũng chƣa có một định nghĩa nào về làm việc của NCT nên để ph hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu, NCS sử dụng khái niệm và phân loại việc làm của TCTK khi xác định tình trạng làm việc của NCT.
Thứ ba, dựa trên cơ sở tổng hợp các khái niệm và thước đo phản ánh các khía cạnh của sức khỏe, NCS đã xác định được hai thước đo ph hợp để phản ánh đƣợc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm th n của NCT.
Thứ tƣ, các lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết đoàn hệ coi SXCS nhƣ là một loại hỗ trợ xã hội và liên quan đến các nguồn tài nguyên trong một đoàn hệ nên SXCS ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của NCT. Việc tổng hợp, phát triển các lý thuyết này là nền tảng để NCS kế thừa trong việc hình thành khung phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận án ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3