Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tự đánh giá của NCT

4.3.1. Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá

Bảng 4.8 trình bày về kết quả tự đánh giá sức khỏe SRH - Self-rated Health) của NCT. Có 36% NCT tự đánh giá mình có sức khỏe tốt, trong đó t lệ của nam giới cao tuổi là 41,19% và của phụ nữ cao tuổi là là 32,11%. Theo đặc trƣng về tuổi, Bảng 4.8 cho thấy, những người ở nhóm tuổi càng cao thì có SRH tốt càng thấp:

những người ở độ tuổi 60-69 có 43,55% cho rằng có sức khỏe tốt thì t lệ này đối với người ở nhóm tuổi 80 trở lên chỉ 25,45%. Những NCT đã kết hôn có sức khỏe tốt hơn so với những người chưa kết hôn 40,36% so với 26,5% . Theo trình độ học vấn thì những người có trình độ học vấn càng cao thì có SRH tốt cao hơn so với những có học vấn thấp 52,86% so với 20,25% . Tương tự, những NCT đang sống ở khu vực thành thị có SRH tốt hơn so với người sống ở nông thôn 44,6% so với 31,78% . Không có sự khác biệt nhiều ở NCT giữa các dân tộc trong đánh giá về SRH. Những người không theo tôn giáo lại đánh giá có SRH tốt hơn so với những

Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong đánh giá về SRH giữa các cách SXCS khác nhau. Chỉ có 18% NCT sống một mình cho rằng họ có SHR tốt, trong khi đó, t lệ này ở NCT sống chỉ với vợ/chồng là 36,07%; những người sống với con là 36,62%; và những NCT sống với người khác có SRH là 41,94%.

Liên quan đến nhóm biến về môi trường sống, kết quả cho thấy có sự khác biệt tương đối giữa những hộ có sử dụng điện và những hộ không sử dụng điện: NCT ở hộ mà không sử dụng điện lại có SRH tốt cao hơn so với những người người sống trong hộ có d ng điện 69,5% so với 35,8% . Những NCT sống trong các hộ có sử dụng nguồn nước sạch hoặc không lại không có sự khác biệt nhiều 37,58% so với 34,23% . Những NCT sống trong hộ gia đình có nhà vệ sinh có SRH tốt cao hơn những người sống trong hộ gia đình không có nhà vệ sinh 38,12% so với 27,5% .

Về đặc điểm liên quan đến hành vi sức khỏe, kết quả thống kê cho thấy con số khá bất ngờ giữa những người có hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn so với những người không. Những NCT có hút thuốc lại có SRH tốt cao hơn so với những người không 42,72% so với 34,21% . Tương tự, những người sử dụng đồ uống có cồn có SRH tốt là 53,07% so với những người không là 29,35%.

Bảng 4.8. T lệ người cao tuổi có sức hỏe t đánh giá tốt theo các đặc trưng

Các đặc điểm của NCT Số NCT trong

mẫu người

% SRH tốt

Tổng 2.771 36

Theo đặc điểm cá nhân

Nhóm tuổi 60 - 69 1.185 43,55

70- 79 813 32,77

80 trở lên 773 25,45

Giới tính Nam 1.101 41,19

Nữ 1.670 32,11

Tình trạng hôn nhân Đang kết hôn 1.606 40,36

Đang không kết hôn 1.165 26,5

Trình độ học vấn Không đi học 518 20,25

Tiểu học và PTCS 1.898 36,43

PTTH trở lên 360 52,86

Khu vực sống Thành thị 733 44,6

Nông thôn 2.038 31,78

Tôn giáo Có 518 27,96

Các đặc điểm của NCT Số NCT trong mẫu người

% SRH tốt

Dân tộc Kinh 2.427 36,17

Khác 344 34,6

Theo loại hình SXCS

Sống một mình 259 17,99

Sống chỉ với vợ/chồng 505 36,07

Sống với ít nhất một người con 1.793 36,62

Sống khác 214 41,94

Nhân tố m i trường

Nguồn điện Có 2.741 35,8

Không 30 69,5

Nguồn nước uống Nguồn nước an toàn 1.468 37,58

Nguồn nước không an toàn 1.302 34,23

Nhà vệ sinh Có 2.075 38,12

Không 696 27,5

Hành vi sức hỏe

Hút thuốc Có 571 42,72

Không 2.200 34,21

Sử dụng đồ uống có cồn Có 798 53,07

Không 1.973 29,35

Nguồn: Tác giả t tính toán từ dữ liệu VNAS 2011

4.3.2. SXCS và các yếu tố tác động tới sức khỏe tự đánh giá ở NCT

Bảng 4.9 trình bày kết quả hồi quy logistic về tác động của SXCS đến sức khỏe tự đánh giá của NCT. Ở đây tác giả kết hợp bốn mô hình: Mô hình 1 chỉ xem xét tác động của SXCS đến SRH; Mô hình 2 thêm các biến đặc điểm dân số - xã hội học; Mô hình 3 thêm các biến về môi trường sống; và Mô hình 4 kết hợp với các biến hành vi sức khỏe.

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy logistic cho sức hỏe t đánh giá của NCT

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI Theo loại hình SXCS

Sống một mình - - - - - - - -

Sống chỉ với vợ/chồng

2.57*** 1.29-5.12 1.488 0.72-3.04 1.50 0.72-3.11 1.40 0.69-2.86

Sống với ít nhất một người con

2.63*** 1.54-4.50 1.78** 1.00-3.17 1.80** 1.00-3.24 1.76** 1.01-3.09

Sống khác 3.29*** 1.70-6.36 1.94* 0.97-3.87 1.99* 0.99-4.01 1.99** 1.02-3.90 Đặc điểm cá nhân

Tuổi 0.96*** 0.94-0.98 0.96*** 0.94-0.98 0.96*** 0.94-0.98 Giới tính nữ = ref 0.83 0.59-1.17 0.83 0.59-1.17 1.35 0.91-2.01 Tình trạng hôn nhân

không kết hôn = ref

1.23 0.84-1.80 1.21 0.83-1.78 1.25 0.84-1.87

Trình độ học vấn < tiểu học = ref

THCS 1.75** 1.12-2.75 1.76** 1.12-2.77 1.58** 1.01-2.47

PTTH trở lên 2.50*** 1.42-4.37 2.49*** 1.42-4.36 2.08*** 1.19-3.63 Khu vực sống

(nông thôn = ref)

Thành thị 1.56*** 1.16-2.11 1.54*** 1.10-2.15 1.68*** 1.20-2.34 Tôn giáo 0.58*** 0.43-0.80 0.59*** 0.43-0.81 0.58*** 0.41-0.81

Dân tộc 0.96 0.66-1.40 0.99 0.68-1.45 0.96 0.65-1.41

Nhân tố m i trường

Nguồn điện 0.17** 0.04-0.67 0.24** 0.07-0.76

Nguồn nước uống 1.07 0.74-1.56 1.122 0.76-1.63

Nhà vệ sinh 1.26 0.87-1.83 1.23 0.86-1.77

Hành vi sức hỏe

Hút thuốc 1.17 0.76-1.81

D ng đồ uống có cồn

2.60*** 1.83-3.68

Log likelihood -1697.814 -1625.449 -1623.048 -1589.561 Pseudo R2 0.007 0.049 0.050 0.070

Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% tương ứng; ref biểu thị các nhóm tham chiếu

Nguồn: Tác giả t tính toán từ dữ liệu VNAS 2011

Kết quả của Mô hình 1 cho thấy tác động của SXCS đến SRH là khá rõ: so với NCT sống một mình thì NCT sống với vợ/chồng; NCT sống với con; và NCT có cách SXCS khác đều có SRH tốt cao hơn gấp 2,5 l n OR= 2,572, p<0.001; CI:

1.29-5.12).

Khi thêm các biến nhân khẩu-xã hội học, Mô hình 2 cho thấy các biến số này đã làm giảm tác động của SXSC lên SRH. Một số ảnh hưởng của SXCS đối với SRH là do sự liên kết của SXCS với tuổi, dân tộc, giới tính và giáo dục. Kết quả cho thấy, các cách SXCS của NCT có tác động đến sức khỏe tự đánh giá tốt có ý nghĩa thống kê khác nhau trong mô hình. NCT sống với ít nhất một người con và sống khác đều có SRH tốt cao hơn so với sống một mình. OR = 1.785, p<0.05, CI:

1.00-3.17và OR= 1.947, p<0.1, CI: 0.97-3.87 . Tuy nhiên, so với Mô hình 1 thì ở Mô hình 2 này, NCT chỉ sống với vợ/chồng lại không có ý nghĩa thống kê.

Khi thêm các yếu tố môi trường vào Mô hình 3 thì kết quả cũng cho thấy SXCS có tác động đáng kể đến SRH OR=1.8, p<0.05, CI: 1.00-3.24và OR= 1.9, p<0.05, CI: 0.99-4.01 , trừ việc sống chung chỉ với vợ/chồng.

Tương tự, ở Mô hình 4 khi thêm các biến hành vi sức khỏe thì các hệ số h u nhƣ vẫn đƣợc giữ nguyên.

Các kết quả trên khẳng định rằng SXCS có tác động đáng kể đến SRH ở NCT và trong các hình thức SXCS thì những NCT sống với con và hình thức SXCS khác có SHR tốt cao hơn so với những người sống một mình. Kết quả này cũng giống với các nghiên cứu của Grundy (2000); Hughes và Waite (2002); Samanta, Chen và Vanneman (2015); và Paul và Verma (2016).

Về ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến SRH. Với các biến nhân khẩu-xã hội học, kết quả cho thấy tuổi có tác động đáng kể đến SRH. Ở những người tuổi càng cao thì có SRH tốt thấp hơn 0,96 l n so với những người ở độ tuổi thấp hơn, kể cả khi thêm vào các biến số khác vào các Mô hình 3 và Mô hình 4 thì hệ số này vẫn không thay đổi OR=0.96, P<0.001, CI: 0.94-0.98) – điều này hoàn toàn ph

Ở cả ba mô hình, NCT có trình độ học vấn từ THCS trở lên có t lệ SRH tốt cao hơn đáng kể so với những người có trình độ học vấn thấp hơn hoặc không có trình độ học vấn OR=1.58, p<0.05, CI: 1.01-2.47 và OR=2.08, p<0.01, CI: 1.19- 3.63 . Vì có thể những người có trình độ học vấn cao họ nhận thức được các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và hơn nữa họ cũng là những người có thu nhập tốt hơn nên có điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hơn. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Ross và Wu (2009); Thristiawati và cộng sự 2015 , là giáo dục có mối quan hệ tích cực với sức khỏe, trong đó những người có trình độ học vấn từ trung học trở lên có SRH tốt cao gấp 10,4 l n so với những người có trình độ học vấn thấp hơn tiểu học. Những NCT sống ở khu vực thành thị có SRH tốt hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn 1,6 l n OR=1.68, p<0.01, CI: 1.20-2.34).

Ở cả ba mô hình cho thấy những người theo tôn giáo lại có xác suất trả lời có SRH tốt thấp hơn 0,59 l n OR=0.589, p<0.001, CI: 0.41-0.81 so với những những người không theo bất k một loại tôn giáo nào. Kết quả này có thể được lý giải ở các xã hội chuyển tiếp thì những người theo tôn giáo thường ít hạnh phúc hơn so với những người không theo, do trong xã hội này thì thường những người gặp đau ốm, khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống họ chuyển sang theo một loại tôn giáo nào đó Brown & Tierney, 2009). Nghiên cứu của Tuyen, Thanh, Huong và Tinh (2015) cũng cho thấy rằng những NCT theo tôn giáo lại có điểm số hài lòng với cuộc sống thấp hơn 0,44 l n so với những người không theo tôn giáo.

Kết quả hồi quy ở các Mô hình 3 và Mô hình 4 cho thấy, những hộ gia đình NCT d ng điện lại có t số chênh lệch nhỏ hơn 1 OR= 0.24, p<0.05, CI= 0.07- 0.76 , tức là những hộ đó lại đánh giá có SRH kém hơn so với NCT trong hộ không d ng điện. Sự khác biệt này có thể đƣợc lý giải là do những nhận thức về sức khỏe vì thông thường những HGĐ không d ng điện là hộ sống ở khu vực miền núi và có điều kiện sống rất thấp nên nhận thức về sức khỏe có thể khác hơn so với những người NCT sống ở khu vực khác có điều kiện sống tốt hơn.

Trái với dự đoán, NCT sử dụng đồ uống có cồn lại có đánh giá về SRH cao

hơn so với người không sử dụng OR= 2.6 l n, p<0.000, CI= 1.83-3.68 . Để lý giải cho kết quả này, tác giả đã dựa vào một số kết quả của các nghiên cứu nhƣ Valencia-Martín, Galán và Rodríguez-Artalejo (2009), Frisher và cộng sự 2015 và Moriconi và Nadeau (2015) cho rằng tác động của việc sử dụng đồ uống có cồn đến sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố quan trọng là t n suất và lƣợng sử dụng. Nghiên cứu của Moriconi và Nadeau (2015) cho thấy, những người uống rượu thường xuyên với một lượng nhỏ có khả năng đánh giá SRH tốt cao hơn so với những người uống thường xuyên không điều độ và những người không uống không uống gồm: những người kiêng rượu suốt đời và những người đã uống trước đây . Thật vậy, theo kết quả thống kê cho thấy t n suất sử dụng đồ uống có cồn của NCT Việt Nam là ở mức trung bình thấp NCT sử dụng 1-3 l n/tháng:

30,31%; 13,18% là từ 1-6 l n/tháng và một l n/ngày là 19,39% .

Cuối c ng, kết quả chỉ ra rằng ảnh hưởng của giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, nguồn nước, nhà vệ sinh và hút thuốc ở người cao tuổi không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)