Khái niệm và đo lường sức khỏe

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi

2.4.1. Khái niệm và đo lường sức khỏe

Sức khỏe đƣợc xem là một trong những yếu tố chính quyết định mức độ phúc lợi xã hội cho NCT. Mạng lưới châu Âu về chính sách sức khỏe tâm th n The European Network on Mental Health Policy định nghĩa sức khỏe là một trạng thái cân bằng giữa cá nhân và môi trường.

WHO 1947 định nghĩa rằng sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh th n và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay thương tật. Định nghĩa rộng này có thể được áp dụng như nhau cho các nước phát triển, đang phát triển và cả về giới tính. Tuy nhiên, tuổi già thường đi k m với tình trạng suy yếu về sức khỏe và bệnh tật nên việc xem xét sức khỏe của NCT không thể bỏ qua vấn đề bệnh tật. Sức khỏe của một người bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh th n. Với NCT, sức khoẻ tốt là điều thiết yếu để duy trì chất lƣợng cuộc sống và đảm bảo sự đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

2.4.1.1. Sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất là một ph n thiết yếu của sức khỏe tổng thể của một cá nhân. Theo WHO 1947 , sức khỏe thể chất là một trạng thái khỏe mạnh về mặt thể chất ph hợp với từng độ tuổi để cá nhân có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày mà không gặp phải trở ngại. Theo European Patients‟ Academy 2015 , sức khỏe thể chất là một trạng thái cơ thể khỏe mạnh không bị bệnh tật hoặc chấn thương ở một thời điểm nhất định.

Trong các nghiên cứu về sức khỏe của NCT, sức khỏe thể chất có thể đƣợc

đánh giá bằng các thước đo: i sức khỏe tự đánh giá SRH - self-rated health); ii) khả năng thực hiện các hoạt động của cuộc sống hàng ngày ADLs - Activities of Daily Living hoặc/và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày khác IADLs - Intrumental Activities of Daily Living ; và iii số lƣợng các loại bệnh mạn tính mà NCT đang có. Cụ thể nhƣ sau:

- Sức khỏe tự đánh giá SRH là tình trạng sức khỏe chủ quan của một người dựa trên thể chất, tinh th n và xã hội. Sức khỏe của NCT đƣợc đánh giá dựa vào bảng tự đánh giá thường được thiết kết với 5 mức lựa chọn là “rất yếu”, “yếu”,

“bình thường”, “tốt” và “rất tốt” (Wang và cộng sự, 2013 thông qua câu hỏi

“Ông/Bà tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình hiện tại nhƣ thế nào?”

- Các hoạt động hàng ngày ADLs là những hoạt động cơ bản phổ biến lặp đi lặp lại hằng ngày cho phép con người tồn tại và thích ứng với môi trường. ADLs được xây dựng và đo lường bởi sáu hoạt động gồm mặc/cởi qu n áo; tắm; vệ sinh;

kiểm soát tiểu tiện; đi lại trong nhà; và ăn uống (Katz và cộng sự, 1970; Wiener và cộng sự, 1990 .

ADLs đƣợc đánh giá theo thang điểm gồm bốn mức độ, từ “không gặp khó khăn nào khi thực hiện” mức độ 1 đến “hoàn toàn không thể thực hiện đƣợc”

mức độ 4 . Đo lường hoạt động hàng ngày là rất quan trọng vì chúng cho biết tình trạng sức khỏe của NCT, trong đó có có những khó khăn trong hoạt động hàng ngày cũng nhƣ sự suy giảm nhận thức. ADLs cũng có thể cung cấp thông tin chung về nhu c u đƣợc chăm sóc của NCT. Đối với nghiên cứu NCT, khả năng thực hiện ADLs đƣợc coi là một biến tiêu chuẩn trong các phân tích có liên quan đến sức khỏe của NCT. Khi một người không thể thực hiện được ít nhất một trong các hoạt động này, họ c n sự giúp đỡ từ người khác, c n các thiết bị hỗ trợ hoặc c n cả hai.

D hữu ích nhưng ADLs không đo lường đ y đủ các hoạt động c n thiết cho cuộc sống độc lập trong cộng đồng. Để bổ sung, Lawton và Brody (1969) đề xuất IADLs với các hoạt động phức tạp nhƣ khả năng quản lý tài chính cá nhân; chuẩn bị

sử dụng phương tiện giao thông. Mỗi hoạt động này cũng được đánh giá theo thang đo tương tự như trong ADLs.

- Số lƣợng các loại bệnh: đƣợc đánh giá theo số lƣợng bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra dựa theo bảng liệt kê 35 loại bệnh huyết áp, tiểu đường, khớp, tim mạch, loãng xương, đột quỵ .

2.4.1.2. Sức khỏe tâm th n

Sức khỏe tâm th n đƣợc coi là một thành ph n của sức khỏe nói chung. Sức khỏe tâm th n cũng quan trọng nhƣ sức khỏe thể chất đối với sức khỏe của cá nhân, xã hội và quốc gia. Theo WHO 2014 , sức khỏe tâm th n đƣợc định nghĩa là trạng thái hạnh phúc, trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình.

Khái niệm về sức khỏe tâm th n có cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Sức khỏe tâm th n tích cực positive mental health là các khía cạnh của cảm xúc, tình cảm ảnh hưởng đến sự cân bằng, hạnh phúc, các khía cạnh nhất định của sự hài lòng với cuộc sống và các khía cạnh của nhận thức ví dụ, sự lạc quan, khả năng đối phó với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống... khả năng chống lại bệnh tật và đối phó với nghịch cảnh. Các cá nhân có sức khỏe tinh th n tích cực thường có lòng tự trọng cao, có ý thức làm chủ, có ý thức gắn kết và cảm thấy cuộc sống đ y ý nghĩa và có thể kiểm soát đƣợc cuộc sống và có năng lực bản thân. Ngƣợc lại, sức khỏe tâm th n tiêu cực negative mental health là liên quan đến các rối loạn, triệu chứng và các vấn đề về tâm th n.

Cho tới nay, ph n lớn các nghiên cứu về sức khỏe tâm th n của NCT sử dụng các đo lường ở các khía cạnh là i các triệu chứng tr m cảm và ii sự hài lòng về cuộc sống. Cụ thể nhƣ sau:

- Tr m cảm là một trong những rối loạn tâm th n phổ biến nhất ở NCT. Nó có thể biểu hiện thành tr m cảm lớn hoặc nhỏ và đƣợc đặc trƣng bởi một tập hợp các

cuối đời là một tình trạng nghiêm trọng làm giảm chất lƣợng cuộc sống bởi nó không chỉ là vấn đề về sức khỏe tâm th n mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất vì nó có thể sớm gây ra suy giảm chức năng, giảm sức sống và tăng t lệ tử vong.

Một số các thang đo tr m cảm đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu hiện có nhƣ Thang đo tr m cảm Hamilton HRSD (Hamilton, 1960); Chỉ số tr m cảm Beck (BDI) Beck và cộng sự, 1961 ; và Thang đo tr m cảm của Trung tâm dịch t học về tr m cảm CES-D (Radloff, 1997).

- Sự hài lòng trong cuộc sống là sự nhận thức hoặc cảm giác và thái độ chủ quan đối với cuộc sống của một người. Sự hài lòng trong cuộc sống của NCT có thể đƣợc định nghĩa là mức độ gắn kết giữa cuộc sống mà họ mơ ƣớc và cuộc sống mà họ đang sống. Sự hài lòng với cuộc sống nhƣ là một chỉ số quan trọng phản ánh về sức khỏe tâm th n của NCT và nó cho biết về hoàn cảnh sống của một người có tính đến phản ứng và điều chỉnh khác nhau của họ đối với các điều kiện xã hội bên ngoài. Sự hài lòng với cuộc sống được đo lường bằng thước đo của Ferring và cộng sự 2004 hoặc thang đo tinh th n của Trung tâm lão khoa Philadelphia (Philadelphia Geriatric Center Morale Scale - PGCMS) (Kudo và cộng sự, 2007 .

Trên cơ sơ tổng quan lý thuyết, trong luận án này, NCS tiếp cận khái niệm sức khỏe theo khái niệm của WHO 2014 , đó là sức khỏe của NCT được thể hiện ng sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm th n. Cụ thể, NCS sử dụng sức khỏe t đánh giá (S H) thể hiện cho sức khỏe thể chất, trong khi tình tr ng tr m cảm thể hiện cho sức khỏe tinh th n.

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)