CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT
Tuy nhiên, trên thực tế rất hiếm công trình nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT.
Dựa vào dữ liệu điều tra SHARE, Croda và Gonzalez (2005) cho thấy NCT rất năng động, tích cực tham gia vào hoạt động khác nhau với khoảng 30% tham gia thị trường lao động, 23% hỗ trợ người thân và bạn b hoặc chăm sóc cho người lớn tuổi bị bệnh hoặc tàn tật. Họ cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội nhƣ làm công việc tình nguyện hoặc từ thiện, tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức tôn giáo, chính trị.
Nghiên cứu của Gawa (2000) xem xét cấu trúc của hộ gia đình ảnh hưởng như thế nào đến hành vi làm việc của người cao tuổi nam ở Nhật Bản. Dựa vào dữ liệu khảo sát vi mô về tình trạng làm việc của NCT các năm 1983, 1988, 1992 và mô hình probit, nghiên cứu chỉ ra rằng, cấu trúc gia đình có tác động đáng kể đến hành vi việc làm của nam giới cao tuổi. Trong giai đoạn 1988-1993, những thay đổi trong cơ cấu hộ gia đình đã ảnh hưởng đến sự tham gia vào lực lượng lao động của nam giới cao tuổi, cụ thể: nam giới cao tuổi chỉ sống cùng với người vợ hoặc sống cùng với vợ và con cái phụ thuộc có xác suất tham gia vào lực lƣợng lao động cao hơn so với nam giới trong các cách SXCS còn lại.
Croda và Gonzalez (2005) nghiên cứu đặc điểm giới tính, tuổi và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT ở các nước châu Âu. SXCS được chia làm hai loại, đó là NCT sống cùng con và không sống cùng con. Kết quả cho thấy, đồng cƣ trú với con có ảnh hưởng đến mức độ tham gia vào các hoạt động bên ngoài gia đình. Những NCT sống cùng với con có xác suất làm việc cao hơn những người không sống cùng
Sử dụng dữ liệu từ bốn cuộc điều tra từ năm 1990 đến 1999 và mô hình hồi quy đa thức, Raymo và cộng sự (2018) xem xét mối tương quan giữa sự tham gia vào lực lƣợng lao động giữa nam và nữ Nhật Bản ở độ tuổi 60–85 tuổi và SXCS, tình trạng kinh tế. SXCS đƣợc phân ra làm hai loại là NCT sống chung với con đã lập gia đình và NCT sống chung với con chƣa lập gia đình. Kết quả cho thấy, nam giới cao tuổi sống cùng với con đã kết hôn có xác suất làm việc cao gấp hai l n so với những nam giới cao tuổi khác. Ngƣợc lại, đối với phụ nữ cao tuổi sống chung với chồng và con đã kết hôn hoặc chƣa kết hôn thì xác suất làm các công việc đƣợc trả công giảm đi, nhƣng với các công việc tự làm thì lại không giảm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế vì phụ nữ Nhật Bản là người có vai trò chủ yếu trong gia đình. Mặc dù, có những kết luận về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT, nhƣng nghiên cứu của này lại chƣa xem xét các loại hình SXCS một cách đa dạng.
Paul và Verma (2016) nghiên cứu tác động của SXCS đến tình trạng làm việc, bệnh tật của NCT Ấn Độ. SXCS đƣợc chia làm bốn nhóm, gồm có: chỉ sống với vợ/chồng; sống với vợ/chồng và con; sống với con không có vợ/chồng ; và các hình thức khác như sống một mình, sống với người thân, sống với người không có quan hệ họ hàng). Tình trạng làm việc đƣợc chia làm ba loại: i) không làm việc; ii) làm việc trả lương và iii làm việc không lương. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy logistic đa thức và dữ liệu điều tra quốc gia về NCT năm 2004 với 7.853 NCT ở miền nam Ấn Độ. Kết quả phân tích cho thấy một t lệ lớn NCT đang làm việc (khoảng 61% lao động trong độ tuổi 75 -79 tuổi và 77% ở nhóm tuổi già nhất) và chủ yếu làm những công việc không được trả lương. T lệ phụ nữ làm những công việc được trả lương cao hơn so với t lệ này của nam giới. SXCS có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng làm việc của NCT, cụ thể: những NCT sống chung với con (không có vợ/chồng và có hình thức sống khác có t lệ làm việc cao nhất và chủ yếu là công việc không được trả lương. Đối với loại hình lao động được trả lương, NCT chỉ sống với vợ/chồng hoặc sống với vợ/chồng và con cái là nhóm có t lệ làm việc cao nhất.
Nghiên cứu g n đây nhất của Tong, Chen và Su (2018) đã sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra dân số Hồng Kông giai đoạn 1986-2016 và mô hình phân lớp nhiều t ng cross-classified multilevel models để phân tích SXCS và sự tham gia vào lực lƣợng lao động LLLĐ . Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa SXCS với sự tham gia vào LLLĐ của NCT, cụ thể: NCT sống chung với con – bất kể tình trạng hôn nhân và giới tính của con là gì – có xác suất tham gia LLLĐ thấp hơn những NCT khác. Những NCT sống với con có xác suất tham gia LLLĐ thấp hơn 33% so với những người không sống cùng với con. Điều này hàm ý rằng sự hỗ trợ giữa các thế hệ vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với phúc lợi tài chính của NCT.
Tuy nhiên, mức độ tham gia LLLĐ giảm đi phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của con. Những NCT sống với con chƣa lập gia đình, đặc biệt là con trai, có xác suất tham gia LLLĐ cao hơn 52% NCT sống với con đã lập gia đình. Kết quả này cho thấy, sống chung với con đã lập gia đình bảo đảm an sinh tài chính cho bố m hơn và thực tế đó cũng khẳng định giả thuyết rằng bố m cảm thấy có nghĩa vụ đảm bảo kinh tế cho những đứa trẻ chƣa lập gia đình. Những NCT sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng có xác suất tham gia LLLĐ cao hơn rất nhiều (2,75 l n) so với những NCT sống cùng với con.
Nhận xét
Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số kết quả quan trọng nhƣ sau:
- Một t lệ không nhỏ NCT vẫn làm việc, nhƣng mức độ tham gia làm việc khác nhau khi xét theo các loại hình SXCS.
- SXCS của NCT là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tình trạng làm việc của NCT. Ở cả nước phát triển và đang phát triển, có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự SXCS có thể ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của NCT.
- Các kết quả nghiên cứu là không thống nhất với nhau, trong đó một số
các nhóm NCT khác ví dụ, Croda và Gonzalez, 2005; Paul & Verma, 2016; Raymo và cộng sự, 2018 . Ngƣợc lại, có nghiên cứu lại cho thấy NCT sống chung với con có xác suất làm việc thấp hơn nhóm NCT khác ví dụ, Tong, Chen và Su, 2018 .
Rõ ràng các nghiên cứu trên cung cấp những bằng chứng chƣa thống nhất về tác động của các hình thức SXCS đến tình trạng làm việc của NCT. Do thiếu sự nhất quán trong các bằng chứng thực nghiệm nên vấn đề này c n phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu thêm ở nhiều nước với nhiều bối cảnh khác nhau. Đồng thời, qua tổng quan có thể rút ra một số gợi ý trong việc lựa chọn các biến độc lập trong mô hình hồi quy đánh giá tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT.