Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

2.2. Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT

Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở các quốc gia và khu vực rất khác nhau, phản ánh những khác biệt về quy mô gia đình cũng nhƣ trong chuẩn mực văn hóa- xã hội. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, các hệ thống hỗ trợ người cao tuổi, tình trạng sức khỏe của cá nhân ảnh hưởng đến sự SXCS này. Theo Cục Thống kê Canada 2015 thì SXCS đƣợc phân làm ba loại: i Sống một mình bao gồm những người sống một mình ; ii Sống với họ hàng bao gồm những người không thuộc gia đình điều tra dân số và họ sống trong các HGĐ có ít nhất một thành viên khác trong gia đình có mối quan hệ với họ. Người không có quan hệ cũng có thể sống trong gia đình; và iii Sống với người không có mối quan hệ bao gồm những người sống trong những HGĐ với người khác, mà không ai trong số họ có mối quan hệ với nhau nhƣ: quan hệ ruột thịt, hôn nhân, luật pháp hoặc con nuôi .

Theo United Nations (2005), UNFPA (2011) và Holden (2018) thì SXCS gồm

con, con dâu/rể hoặc cháu; iv Sống chung với người có mối quan hệ họ hàng ngoại trừ vợ/chồng hoặc con/cháu ; và v Sống với những người không có mối quan hệ ngoại trừ bạn đời của người cao tuổi .

Những người sống với con/cháu cũng có thể có những người thân khác hoặc những người không có mối quan hệ họ hàng, và những người sống với người thân cũng có thể có những người không có mối quan hệ họ hàng sống trong c ng một hộ gia đình. Tuy nhiên, United Nations (2017) thì lại phân SXCS gồm bốn loại: i sống một mình; ii chỉ sống với vợ/chồng; iii sống với con; và iv sống với người khác.

Mô hình SXCS của người cao tuổi ở các quốc gia là khác nhau nên định nghĩa về hộ gia đình và phân loại các dạng SXCS cũng khác nhau (Zhou, 2006). Ví dụ, một số nghiên cứu gộp hai loại SXCS là sống một mình và sống chỉ với vợ/chồng vào c ng một nhóm gọi là sống độc lập ví dụ, xem Park, 2001; Sathyanarayana, Kumar và James, 2012) nên SXCS chỉ còn ba loại là sống độc lập là sống một mình hoặc chỉ với vợ/chồng ; sống c ng với con cái; và sống với người khác trừ những người sống trong nhà dưỡng lão .

Tương tự như phân loại của Park (2001) nhưng trong loại hình sắp xếp sống c ng với người khác thì Jones (2006) phân ra làm hai loại là i sống với người có mối quan hệ họ hàng và ii sống với những người không có mối quan hệ họ hàng.

Tình trạng hôn nhân của con cái NCT là quan trọng trong một số bối cảnh nhất định và đôi khi đƣợc sử dụng để làm tiêu chí phân loại gia đình hạt nhân từ gia đình mở rộng. Trong một số xã hội mô hình truyền thống là con cái đã lập gia đình vẫn ở với bố m nên sống chung với con đƣợc chia thành: i sống chung với con cái đã lập gia đình và ii sống chung với con cái chƣa lập gia đình (Brown và cộng sự, 2002 .

Không chỉ quan tâm đến tình trạng hôn nhân của con cái mà một số nghiên cứu ví dụ, Hughes & Waite, 2002; Wang và cộng sự, 2013; Kim, 2014) còn xem xét đến tình trạng hôn nhân của NCT vì nó có liên quan mật thiết đến cách SXCS.

Theo các nghiên cứu này, SXCS của NCT đƣợc phân loại nhƣ sau: i những NCT đang có vợ/chồng và chỉ sống với vợ/chồng; ii những NCT đang có vợ/chồng và

sống với con; iii những NCT đang có vợ/chồng nhưng sống với người khác; iv những NCT không kết hôn có thể là chƣa bao giờ kết hôn; li thân; li dị hoặc góa vợ/chồng và sống một mình; v những NCT không kết hôn và sống với con; và vi những NCT không kết hôn và sống với người khác.

Ở nhiều nước đang phát triển khi mà quá trình đô thị hóa di n ra mạnh mẽ c ng với sự di cư của những người trẻ nên hiện tượng gia đình “khuyết thế hệ” trở nên phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vì vậy, theo McKinnon, Harper và Moore (2013) thì SXCS có thể đƣợc phân thành ba nhóm nhƣ sau: i hộ gia đình một thế hệ tức là NCT sống trong một HGĐ mà không có bất k một người nào dưới 50 tuổi ; ii hộ gia đình “khuyết thế hệ” NCT sống trong một gia đình với một trẻ em từ 17 tuổi trở xuống mà không có bất k một người lớn tuổi nào từ 17-49 tuổi ; và iii hộ gia đình nhiều thế hệ NCT sống trong gia đình với ít nhất một người lớn từ 18-49 tuổi .

Một cách SXCS khác khá phổ biến ở các nước phương Tây và cũng đã xuất hiện ở một vài nước châu Á hiện nay là bố m lớn tuổi ưa thích sống g n/bên cạnh với con hơn là sống c ng với con (Kim, 2014). Tiếp cận ở dưới góc độ này, SXCS gồm các loại như sau: cư trú xa sống xa con trưởng thành ; cư trú g n sống g n con trưởng thành ; đồng cư trú với con chưa lập gia đình; và đồng cư trú với con đã lập gia đình. Trong đó, cƣ trú g n đƣợc định nghĩa là khoảng cách 30 phút đi bằng phương tiện giao thông từ nhà bố m đến nhà con. Kiểu hình thức sống g n con là loại hình SXCS ngày càng gia tăng trong những năm g n đây vì nó đáp ứng đƣợc cả sự riêng tƣ và sự hỗ trợ của con cái.

Một số NCT không có con hoặc không muốn làm phiền con thì khi về già, họ lựa chọn kiểu SXCS là sống trong các nhà dƣỡng lão. T lệ NCT sống trong nhà dƣỡng lão còn thấp nhƣng ngày càng phổ biến hơn (Yi & George, 2000; Tomassini và cộng sự, 2004). Do đó, SXCS của NCT lại đƣợc phân loại thành: sống một mình;

sống chỉ với vợ/chồng; sống với con; và sống trong nhà dƣỡng lão.

Nam hiện nay tồn tại các mô hình SXCS gia đình cơ bản sau: sống chung với gia đình một người con trai; sống riêng hai vợ chồng cao tuổi hoặc sống một mình;

sống chung với gia đình một người con trai nhưng ăn riêng; và sống chung với con gái có hoặc chƣa có gia đình. Trong nghiên cứu của Giang và Pfau (2007) thì SXCS của NCT gồm: i sống một mình hoặc với vợ/chồng; ii sống với con; và iii sống với người khác, nhưng không có con.

Nhƣ vậy, hình thức SXCS của NCT ở các quốc gia là rất khác nhau. Sự khác nhau này một ph n phụ thuộc vào đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, trong khi ph n khác phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và tính sẵn có của dữ liệu. Từ các tài liệu nghiên cứu ở trên, để cho ph hợp với đặc trƣng cơ bản của Việt Nam về nhân khẩu học, kinh tế- xã hội và sự sẵn có của dữ liệu nghiên cứu cũng nhƣ để ph hợp cho việc đánh giá tác động của SXCS đến sức khoẻ và tình trạng làm việc của NCT một cách rõ rệt, luận án này định nghĩa nhƣ sau: Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi là thể hiện việc người cao tuổi sống với ai trong cùng một HGĐ và S CS có thể chia thành ốn nhóm sau: i) sống một mình (những HGĐ chỉ có NCT sống một mình); ii) chỉ sống với vợ/chồng cao tuổi (tức là hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng cao tuổi sống với nhau); iii) sống với ít nhất một người con (tức là NCT sống với ít nhất một người con, kể cả con đ , con nu i, con đ đ u, con dâu, con rể, ch ng h n như NCT sống với vợ/chồng và con; ho c NCT chỉ sống với con (kh ng có vợ/chồng)); và iv) các cách sắp xếp khác (gồm những cách S CS khác của NCT kh ng thuộc a nhóm trên như: NCT chỉ sống với cháu; sống với anh (chị) em ruột;

sống với họ hàng).

Một phần của tài liệu Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)