CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi
2.4.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe người cao tuổi
Từ góc độ lý thuyết, SXCS có tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tâm th n của NCT d SXCS chỉ là một trong nhiều yếu tố đặc trƣng cho gia đình hoặc nhóm người thân có ảnh hưởng đến NCT (Palloni, 2000). Quan hệ gia đình là một hình thức bảo đảm an sinh cho NCT: một mặt, NCT đƣợc hỗ trợ trong những năm cuối đời khi họ đối mặt với nhiều vấn đề bệnh tật, thu nhập; mặt khác, các thế hệ
NCT đƣợc giải thích bởi các lý thuyết đoàn hệ, lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết văn hóa.
2.4.2.1. Lý thuyết m hình đoàn hệ về các mối quan hệ xã hội
Lý thuyết về mô hình đoàn hệ The Convoy Model of Social Relations của Antonucci, Ajrouch và Birditt (2013) đã đƣa ra quan điểm lý thuyết về sự phát triển trọn đời của các mối quan hệ xã hội. Lý thuyết này xem các mối quan hệ xã hội chặt chẽ nhƣ một chuỗi các nguồn lực khác nhau cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân trong suốt cuộc đời của họ. Theo mô hình đoàn hệ này, các cá nhân đƣợc đặt trong mối liên kết bao quanh với những người khác và di chuyển c ng với nhau trong suốt cuộc đời. Các mối quan hệ trong đoàn hệ không phải là một thực thể tĩnh mà nó là một hệ thống động. Do đó, sự liên kết với đoàn hệ của một cá nhân dự kiến sẽ thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân và những thay đổi sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân đó có ảnh hưởng đến đoàn hệ xã hội. SXCS có thể được coi là một kiểu đoàn xe xã hội của các mối quan hệ giữa các thế hệ vì nó cung cấp sự hỗ trợ trong suốt cuộc đời của một cá nhân, bao gồm những hỗ trợ cả về mặt thể chất và vật chất sự giúp đỡ về mặt thể chất, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tinh th n. Do đó, các cá nhân với những hạn chế và nhu c u khác nhau trong cuộc sống t y thuộc vào điều kiện và các giai đoạn của cuộc đời nên các thành viên trong gia đình có xu hướng tìm ra một kiểu SXCS có lợi nhất. Đặc biệt đối với NCT với những vấn đề về sức khỏe tuổi già làm hạn chế khả năng họ duy trì một sự SXCS độc lập và tăng nhu c u về hỗ trợ thể chất. Hơn nữa, vì các cá nhân trong đoàn xe xã hội này có mối quan hệ g n gũi trong phạm vi gia đình nên SXCS của các cá nhân và sự thay đổi trong cách SXCS của họ cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi chung của tất cả các cá nhân trong đoàn hệ.
2.4.2.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội
Lý thuyết hỗ trợ xã hội định nghĩa hỗ trợ xã hội là quá trình tương tác trong các mối quan hệ xã hội thông qua một mạng lưới gia đình, bạn b và các thành viên
trong cộng đồng với sự hỗ trợ về thể chất, tâm lý và tài chính Marifran và cộng sự, 2011). Đối với NCT, thông qua sự trao đổi nguồn lực vật chất và tinh th n giữa các thế hệ không chỉ giúp họ có thể đối phó với những thách thức trong cuộc sống mà còn giúp họ cải thiện đáng kể về sức khỏe thể chất và tâm th n.
SXCS giữa các thế hệ nhƣ là một loại hỗ trợ xã hội vì SXCS hình thành môi trường xã hội trực tiếp và g n gũi nhất trong việc cung cấp hỗ trợ xã hội về thể chất và tinh th n cho các cá nhân (Alwin, Converse và Martin, 1985). Các kiểu SXCS khác nhau có liên quan đến mối quan hệ gia đình đa dạng và mô hình trao đổi khác nhau vì các loại SXCS khác nhau sẽ xác định vai trò của các cá nhân trong một hộ gia đình và số lƣợng và loại tài nguyên khác nhau có sẵn cho các cá nhân. Do những khác biệt này mà việc SXCS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và tâm lý khi về già. Những NCT có các vấn đề sức khỏe có thể c n thay đổi cách SXCS để nhận đƣợc hỗ trợ về thể chất và tinh th n theo cách hiệu quả hơn.
2.4.2.3. Lý thuyết văn hóa
Sự tương tác giữa các cá nhân trong xã hội không thể tránh khỏi những ảnh hưởng bởi các yếu tố bối cảnh xã hội và văn hóa. Mối quan hệ gia đình và xã hội được xem xét dưới khía cạnh xã hội và văn hóa, mối quan hệ giữa SXCS và sức khỏe hạnh phúc là khác nhau giữa các nhóm văn hóa khác nhau và ở các quốc gia là khác nhau. Chính vì vậy, quan điểm về hỗ trợ gia đình cho những NCT giữa các nhóm văn hóa và ở các quốc gia là khác nhau về mức độ nghĩa vụ giữa các thế hệ và k vọng nhận đƣợc từ bên ngoài gia đình Gallant và cộng sự, 2010 . SXCS của NCT cũng chịu sự chi phối bởi các yếu tố văn hóa nên sự khác biệt về văn hóa liên quan đến các mối quan hệ giữa các thế hệ và tồn tại hình thức SXCS nhất định.
Theo truyền thống văn hóa Á Đông với chuẩn mực về lòng hiếu thảo - giá trị gia đình, hình mẫu gia đình “Tam, tứ đại đồng đường” được đề cao trong xã hội. Vì vậy, kiểu SXCS đƣợc lựa chọn phổ biến là bố m sống c ng với con cháu. Trong nền văn hóa này, con cái trưởng thành đóng một vai trò rất quan trọng đối với phúc lợi của NCT bởi vì, con cái trưởng thành thường là người chăm sóc hỗ trợ về thể
chất – tinh th n và tài chính cho bố m cao tuổi. Do đó, sống với con trưởng thành có thể là cách tốt nhất để đảm bảo nhu c u hàng ngày của NCT trong các xã hội đang phát triển (UN DESA, 2005). Trong khi đó, đối với nền văn hóa phương Tây ƣa thích sự độc lập và riêng tƣ hơn là sự phụ thuộc lẫn nhau, NCT đƣợc coi là độc lập và thường có xu hướng tự chăm sóc bản thân và các thành viên trong gia đình chỉ can thiệp nếu NCT c n sự hỗ trợ. Ngay cả trong trường hợp NCT c n chăm sóc thì việc chăm sóc cũng mang tính tự nguyện. Do những khác biệt về văn hóa mà các hình thức SXCS ở các quốc gia, các khu vực cũng khác nhau và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của NCT cũng t y thuộc vào từng nền văn hóa.
Từ các quan điểm lý thuyết trên cho thấy sự SXCS của các cá nhân cũng nhƣ sự thay đổi trong cách SXCS của họ có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi không chỉ riêng cá nhân NCT mà còn ảnh hưởng đến tất cả các cá nhân khác trong đoàn hệ.
Vì gia đình có thể đóng vai trò nhƣ là một “đoàn xe” giúp cho NCT thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống. Dựa trên các mối quan hệ ràng buộc, gia đình có thể cung cấp cả về kinh tế và những hỗ trợ về tinh th n để cải thiện sức khỏe cho NCT. Hơn nữa, khi sự SXCS thay đổi thì ngay lập tức hình thành môi trường xã hội được tạo ra bởi gia đình và nó xác định một vị trí về vai trò xã hội và quan hệ xã hội nhất định (Waite & Hughes, 1999). Vì vậy, các loại hình SXCS khác nhau sẽ xác định vai trò của các cá nhân trong một hộ gia đình và số lƣợng tài nguyên sẵn có cho từng cá nhân cũng như sẽ hình thành một môi trường xã hội trực tiếp và g n gũi cung cấp hỗ trợ về thể chất và tinh th n cho NCT. Do những sự khác biệt này, SXCS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ thể chất và tâm th n của tuổi già.