PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 24 - 28)

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của

con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.

(Uỷ ban MT và Phát triển của Liên Hợp Quốc,1987).

1.2.2 Phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững (DLBV) là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ MT và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

DLBV là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 1990 và được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), năm 1996 thì cho là: DLBV là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này cho là một hoạt động du lịch ở hiện tại không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới World Tourism Organizotion đƣara tại hội nghị về MT và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “DLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. DLBV sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các HST và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”

Hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam năm 2004 đƣa ra quan điểm về DLBV là: “...các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng

không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy MT mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là MT tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương.

DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. [36]

DLBV là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau. (Ủy ban MT và Phát triển của Liên Hợp Quốc, 1987)

1.2.2.1. Mục tiêu của du lịch bền vững

Du lịch hiện đang đƣợc coi là một ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng nhƣ có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và MT. Sự phát triển bền vững của ngành du lịch hay bất kỳ một ngành nào khác đều nằm trong sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội nói chung cần đạt đƣợc ba mục tiêu cơ bản:

Bền vững về kinh tế.

Bền vững về tài nguyên và MT.

Bền vững về văn hoá - xã hội.

Cũng trên cơ sở này ngành du lịch bền vững đặt ra những mục tiêu sau:

+ Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào KT và MT.

+ Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

+ Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng bản địa.

+ Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

+ Duy trì chất lƣợng MT

Nhƣ vậy phát triển DLBV đã đƣợc xem nhƣ là sự phát triển ổn định lâu dài của ngành du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương.

Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương thì sẽ không có lí do để họ bảo vệ những gì du khách muốn được Hưởng từ du lịch. Mức sống của người

dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch thì họ sẽ có lí do để bảo vệ nguồn tài nguyên này bằng cách bảo vệ tài nguyên và MT, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là một phương cách tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng cường kinh tế ở những vùng còn nhiều khó khăn.

1.2.2.2. Các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững (DLBV) phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau:

HST: HST đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, sinh vật,…), bảo vệ sự đa dạng và ổn định các loài. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phải đƣợc thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép của MT tại mỗi vùng khác nhau.

Hiệu quả: Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường, chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân và xã hội được thông qua hoạt động du lịch.

Công bằng: Công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa các thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên.

Bản sắc văn hóa: Đề cập đến việc bảo về và duy trì chất lƣợng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc nhƣ tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn, lễ hội,…. du lịch phải tăng cường bảo về văn hóa thông qua các chính sách.

Cộng đồng: Đề cập đến việc tham gia của người dân địa phương vào quá trình phát triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua dầu tƣ trong kinh doanh du lịch cũng nhƣ trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành có liên quan nhƣ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ.

Cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo đƣợc sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.

Phát triển: là khai thác tiềm năng thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống.Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và hủy hoại MT.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)