Định hướng phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 96 - 108)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐẾN NĂM 2020

3.3.1. Định hướng phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch

Hình 3.1: Các định hướng phát triển du lịch

3.3.1.1. Cơ sở đề ra định hướng, chỉ tiêu và các dự báo phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch đến năm 2020

Căn cứ quyết định số 455/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 03 năm 2016, “ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050” , của Thủ tướng Chính Phủ. Theo quy định này thì đất dành cho du lịch , DLST 1500ha trên tổng diện tích đất và tập trung ở xã Đại Phước, Long Tân, Phước An, Vĩnh Thanh, Phú Hội, Phú Hữu, Long Thọ...

Quy hoạch phát triển du lịch Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, của viện nghiên cứu kinh tế phát triển, của viện nghiên cứu kinh tế phát triển.

Căn cứ chương trình hành động số 9360/CTr-UBND, ngày 01 tháng 11 năm 2013, “Chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2030”, của UBND tỉnh Đồng Nai

Căn cứ Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 7 tháng 1 năm 2014, “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai”, của UBND tỉnh Đồng Nai.

Định hướng phát triển

du lịch

Đầu tƣ phát triển du lịch Phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển nguồn nhân lực Mở rộng thị trường Quảng bá và xúc tiến Xây dựng các điểm dừng chân

Tổ chức các cụm du lịch Xây dựng CSHT

Bảo vệ TN và MT du lịch

Căn cứ quyết định số2364/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2015 về việc

“phê duyệt quy hoạch phát triển ngành du lỊch tỉnh Đồng Nai năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai”.

3.3.1.2. Quan điểm và mục tiêu định hướng

Định hướng phát triển du lịch của huyện là tăng trưởng nhanh, phát triển du lịch trở thành một ngành trọng điểm. Hoạt động du lịch của huyện cần liên kết với các vùng lân cận đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ vì đây là vùng kinh tế trọng điểm miền Nam có hoạt động kinh tế năng động, mức sống khá cao nhƣ TP HCM, Vũng Tầu, Biên Hòa...

Dựa vào tiềm năng du lịch sãn có cùng với sự đầu tƣ xây dựng và phát triển các điểm, tuyến,KDL có đủ sức thu hút du khách và cạnh tranh đƣợc với các KDL lân cận trong vùng Đông Nam Bộ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, MT.

* Quan điểm phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch

Quan điểm bền vững: Phát triển du lịch Nhơn Trạch khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có nhƣ vị trí địa lí, tài nguyên , đạt hiệu quả về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ MT tự nhiên.

Quan điểm toàn diện: Phát triển du lịch Nhơn Trạch đặt trong mối liên hệ với các địa bàn lân cận nhƣ Tp HCM, Vũng Tàu...

Phát triển du lịch Nhơn Trạch phải đặt trong mối quan với các ngành kinh tế trên địa bàn và lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo. Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính đặc thù cao, hàm chứa lƣợng văn hóa đậm nét. Hiệu quả hoạt động mang lại cả về KT và xã hội. Việc phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành khác trên địa bàn là một quan điểm cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch Nhơn Trạch.

Phát triển ngành du lịch Nhơn Trạch phải dựa trên các nguồn tài nguyên và khai thác triệt để những lợi thế vốn có của huyện. Phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, MT, an ninh trật tự.

* Mục tiêu

Nhằm thực hiên định hướng phát triển KT - XH của huyện Nhơn Trạch đến năm 2020, ngành du lịch nhơn phải đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chủ yếu sau:

Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo mang phong cách riêng của huyện.

Phát triển du lịch là ngành KT mũi nhọn coó ai trò thúc đẩy một số ngành khác phát triển, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu KT Nhơn Trạch.

Phát triển du lịch phải đảm bảo giữ gìn phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống nhân dân địa phương.

Phát triển du lịch theo hướng vừa khai thác có hiệu quả nguồn TN vừa bao đảm tôn tạo , bảo vệ nguồn TN, bảo vệ MT sinh thái, văn hóa – xã hội cho phát triển bền vững. Quan tâm và chia sẻ lợi ích với nhân dân nơi có TN cho phát triển du lịch, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch để khuyến khích họ bảo vệ nguồn TN.

Đầu tƣ nâng cấp mở rộng các KDL, liên kết mở rộng các tuyến du lịch; tập trung đầu tƣ phát triển và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ để tăng sức thu hút khách du lịch đến Nhơn Trạch.

Đầu tƣ phát triển và mở rộng các khu DLST ven sông nhƣ: Bọ Cạp Vàng, Làng Tre Việt, Bằng Lăng Tím, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng...trở thành những KDL trọng điểm của huyện.

* Chỉ tiêu

Theo quy hoạch chung đô thị mới đến năm 2020 tại quyết định số 284/2006/QĐ-TTg ngày 21/12/2006 và đang đƣợc thực hiện điều chỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngành du lịch Nhơn Trạch đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu sau:

* Chỉ tiêu về kinh tế

Phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh,phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành một ngành quan trọng vào năm 2020, và doanh thu dịch vụ đạt 42% (bao gồm doanh thu từ du lịch)

Chuyển dịch cơ câu kinh tế, tạo ra MT thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong mối quan hệ tương quan phát triển của các ngành kinh tế tương hỗ và tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện

* Chỉ tiêu về MT

Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ MT sinh thái bền vững, MT xã hội trong sạch, lành mạnh từ đó đặt ra cơ chế quản lý vá các kế hoạch phù hợp với việc khai thác cũng nhƣ bảo vệ các tài nguyên, MT; đặc biệt là khu vực rừng sác, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc và đồng thời phải phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.

* Chỉ tiêu văn hóa xã hội

Phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn va phát huy truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, đồng thời khai thác các di sản văn hóa có giá trị, các di tích lịch sử, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa để đa dạng hóa các sản phẩm, trong hoạt động du lịch không chỉ thu hút du khách bên ngoài mà cần phải tạo ra những KDL phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan nhân dân địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần.

Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng và mang bản sắc dân tộc, hấp dẫn để thu hút du khách trong cả nước.

Gắn việc bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa với việc khai thác du lịch, hợp

tác với các vùng phụ cận để hình thành những tuyến, tour du lịch trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về vị trí cũng nhƣ tiềm năng của huyện.

3.3.1.3. Các dự báo

* Khách du lịch

Tốc độ tăng khách bình quân hàng năm tăng từ 2,5%/năm giai đoạn 2011- 2015 Lên 5,0%/năm giai đoạn 2016-2020, lên 7,5%/nămgiai đoạn 2021-2025 và 10,0%/nămgiai đoạn 2026-2030.

* Ngày lưu trú trung bình

Đầu tƣ các dự án du lịch quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Dự báo ngày lưu trú trung bình đối với khách du lịch là 1,0 – 2 ngày,.

* Nguồn nhân lực du lịch

Dự báo trong giai đoạn 2015 – 2020 trung bình 1 phòng lưu trú cần 0,45 – 0,6 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp cần 1,0 – 1,2 lao động gián tiếp.

Tổng số nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng từ 320 người 2015 lên 1500 người năm 2020.

* Doanh thu du lịch

Tổng doanh thu du lịch mỗi năm tăng thêm từ 15,6 tỷ đồng năm 2015 lên 21,8 tỷ đồng năm 2020.

3.3.1.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Dựa trên nguồn TNDL sẵn có trên địa bàn huyện, phát huy mạnh những loại hình du lịch hiện đang khai thác nhƣ hoại hình DLST, du lịch về nguồn, lễ hội, làng nghề.

Du lịch văn hóa

Với lợi thề là các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa trong đó có trên 100 di tích phổ thông, 3 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh... đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa.

Du lịch sinh thái

Với tiềm năng là khu vực rừng sác: cảnh quan nơi đây vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn với hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là các rừng đước xanh tươi phủ kín, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Bên cạnh đó Nhơn Trạch còn xây dựng chợ nổi trên sông Đồng Kho, chợ nổi đƣợc kỳ vọng là một điểm du lịch lý thú cho người dân Nhơn Trạch và du khách .

DLST tại khu vực rừng sác Nhơn Trạch

DLST sông nước và miệt vườn dọc theo sông Đồng Kho, Thị Vải, Đồng Tranh, Đồng Môn...: điểm DLST Đại Phước, khu DLST Long Tân, điểm DLST Vĩnh Thanh (cù lao Ông Cồn, đê Ông Kèo...)

Du lịch về nguồn

Tham quan hệ thống các di tích lịch sử cách mạng: di tích lịch sử - văn hóa Địa Đạo Nhơn Trạch, di tích lịch sử địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn , căn cứ sở chỉ huy đặc khu quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 đặc công Rừng Sác...

Du lịch cuối tuần

Du lịch nghỉ cuối tuần ở khu vực điểm du lịch và dân cư Đại Phước, khu DLST và khu đô thị mới (một phần cù lao Ông Cồn)

Du lịch cuối tuần theo mô hình trang trại ven sông và nuôi thủy sản trên sông Du lịch tâm linh

Tham quan di tích lịch sử văn hóa địa đạo Nhơn Trạch, địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn,đan viện Phước Lí, chùa Pháp Thường, Pháp Hoa...

Các lễ hội: lễ kỳ yên, giáng sinh, phục sinh, cúng đình, cúng vía trời...

Các loại hình vui chơi giải trí

Các công viên văn hóa, làng văn hóa: công viên tưởng niệm vụ thảm sát Giồng Sắn kết hợp với phát triển DLST, diên tích 150 ha; làng văn hóa xã Long Thọ 100ha...

Sân gold Đại Phước nằm trong khu DLST và khu đô thị mới tại một phần cù lao Ông Cồn, sân gold nằm trong khu DLST Long Tân – Phước Thiền, các khu, điểm du lịch dọc đê Ông kèo

Du lịch nghỉ dƣỡng

Du lịch nghỉ dưỡng: Khu DLST nghỉ dưỡng xã Phước An, 100ha, có vị trí giáp đường vành đai về phía bắc, giáp đường khu CN Ông Kèo về phía đông

3.3.1.5. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ và gắn với tự nhiên và xã hội. Vì vậy bảo vệ MT tự nhiên và xã hội trong phát triển du lịch đƣợc coi là một vấn đề cấp bách.

Có kế hoạch phân vùng chức năng trên dịa bàn du lịch để xác định các khu vực cần phải đƣợc bảo vệ nguyên vẹn nhƣ khu vực rừng sác Nhơn Trạch, các di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng, các nhà cổ...

Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về TN

Quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động KT – XH khác có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn TN.

Huy động sự tham gia của nhân dân địa phương cùng chung tay bảo vệ TN và MT cho sƣ phát triển.

Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong nhà trường về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn TN.

3.3.1.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

* Quan điểm đầu tƣ

Đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tƣ tràn lan để phát huy hiệu quả đầu tƣ, ƣu tiên nâng cấp mở rộng các khu điểm du lịch quan trọng để tạo hạt nhân và động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

Đầu tƣ phải chia thành từng giai đoạn cụ thể, giai đoạn đầu thì đâu tƣ các lĩnh vực quan trọng để tạo động lực cho phát triển tiếp theo nhƣ cơ sở hạ tầng ...và các lĩnh vực còn yếu ở các khu, điểm du lịch trọng điểm.

* Mục tiêu đầu tƣ

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, trở thành động lực và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện

Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch; Cải thiện MT DL

* Lĩnh vực đầu tƣ

Hạ tầng phục vụ du lịch: hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật Các loại hình dịch vụnhƣ khách sạn, nhà hàng...

Phát triển các loại hình du lịch, cơ sở vui chơi giải trí Tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực

* Phương hướng đầu tư

Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguổn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến phát triển du lịch. Đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hiện có và đào tạo mới đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị lâu dài cần phải được thực hiện có hệ thống, chú ý đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn viên có trình độ.

Đổi mới đa dạng hóa sản phẩm

Dựa trên tiềm năng du lịch, ƣu tiên và tập trung đầu tƣ phát triển vào những tài nguyên có thế mạnh để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng để hướng đến thị trường và thu hút du khách.

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu phát triển DL

Nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, hệ thống cung cấp nước và thoát nước, điện, xử lý rác thải...là một trong những điều kiện cơ bản để khai thác các tiềm năng du lịch cũng nhƣ góp phần thu hút đầu tƣ phát triển du lịch.

Xây dựng chính sách cơ chế tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư Xây dựng quỹ phát triển du lịch từ các nguồn thu trong hoạt động du lịch để đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng các dịch vụ,...

Xây dựng các chính sách thông thoáng với mục đích khuyến khích và thu hút đầu tƣ, tạo MT đầu tƣ thuận lợi để các hoạt động kinh doanh đƣợc phát triển nhanh chóng có nhƣ vậy mới khai thác và phát triển tiềm năng của huyện.

Xây dựng cơ chế ƣu đãi cho phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ vào khảo sát, đầu tƣ vào các hoạt đông du lịch nhƣ: phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh quan,...tại các khu, điểm du lịch trong huyện.

* Cơ cấu nguồn vốn

Vốn ngân sách nhà nước

Vốn tích lũy của các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch Vay vốn ngân hàng và nguồn vay khác

Vốn đầu tƣ của tƣ nhân và liên doanh

* Phân kỳ đầu tƣ

Giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn tạo ra nền móng phát triển sau năm 2020, do đó trong giai đoạn này cần tập trung:

Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu vực trọng điểm phát triển du lịch

Mở rộng đầu tƣ các điểm DLST hiện có

Đầu tƣ cho hoạt động tổ chức tuyên truyền quảng bá Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn phát triển du lịch, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:

Khu DLST và khu đô thị mới (tại một phần Cù lao Ông Cồn) Khu DLST (tại xã Long Tân)

Làng văn hóa (xã Long Thọ) Khu DLST dọc đê Ông Kèo

Đầu tƣ hoạt động giáo dục cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực Mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú

Phát triền các sản phẩm du lịch mới Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch

3.3.1.7. Định hướng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng

* Nguồn nhân lực

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-HĐND ngày 22/01/2015 của HĐND huyện Nhơn Trạch về việc thành lập đoàn khảo sát, giám sát về hoạt động của các điểm kinh doanh có tổ chức hoạt động du lịch: Bọ Cạp Vàng; Hương Đồng làng Tre Việt...qua khảo sát cho thấy: nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn yếu, chƣa qua đào tạo, chủ yếu sử dụng lao động hợp đồng ngắn hạn, chƣa có tác phong làm việc chuyên nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.

Tăng cường phối hợp với các tổ chức đào tạo để đào tạo nguồn lao động Ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động địa phương

Có chính sách thu hút nguồn lao động có tay nghề

* Giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)