CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.5. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.5.3. Phân tích chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan
Các bên liên quan đến hoạt động du lịch tại địa bàn có sự phân hóa về khả năng, hướng tác động (tích cực, tiêu cực) cũng như mức độ bị ảnh hưởng từ dự án.
Điều này tạo ra sự phân hóa các bên liên quan, cả về khả năng thúc đẩy là kìm hãm dự án. Sự phân hóa các bên liên quan đƣợc mô tả ở Bảng sau.
Bảng 2.10: Chức năng của các bên liên quan trong hoạt động du lịch STT CÁC BÊN
LIÊN QUAN
CHỨC
NĂNG CÁCH TIẾP CẬN
Các thành phần chủ chốt 1 Phòng Văn
hóa – huyện Nhơn Trạch
Quản lý nhà nước về du lịch
Là đơn vị thanh tra, giám sát hoạt động du lịch.
Tạo khung pháp lý cho các chương trình hoạt động.
Liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà đầu tư…
2 UBND (huyện, xã)
Quản lý nhà nước về du lịch
Tạo khung pháp lý cho các chương trình hoạt động.
Hỗ trợ các vấn đề liên quan nhƣ: thủ tục, an ninh,…
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức
cộng đồng.
3 Phòng TNMT huyện Nhơn Trạch
Quản lý nhà nước về TNMT.
Tạo khung pháp lý, bảo đảm các hoạt động du lịch tác động tới MT trong giới hạn cho phép.
Hỗ trợ các vấn đề liên quan nhƣ: thủ tục,hồ sơ,kiểm tra, giám sát hoạt động…
Các thành phần trực tiếp 4 BQL các KDL Quản lí trực
tiếp các KDL
Tƣ vấn cho việc lập quy hoạch dự án DLST và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Hỗ trợ một phần kinh phí.
5 Nhân viên Phục vụ Nhân viên phục vụ tại các KDL.
6 Cổ đông Đầu tƣ Cung cấp thêm vốn đầu tƣ để phát triển
7 Du khách Vai trò trung tâm, là đối tƣợng đƣợc các bên liên quan còn lại tác động vào
Dựa vào các phản hồi của du khách về cơ sở hạ tầng và những trải nghiệm của họ, nâng cao chất lƣợng và diều chỉnh các chương trình DLST và cơ sở hạ tầng.
Tác động tiêu cực đến các TNTN, ô nhễm MT thông qua việc di chuyển, ăn uống, vệ sinh, cắm trại.
Tác động đến văn hóa thông qua việc tiếp xúc với cộng đồng địa phương.
8 Cộng đồng dân cư địa phương.
Hỗ trợ trong quá trình thực hiện du lịch
Có thể tham gia làm hướng dẫn viên bản địa.
Khai thác các bản sắc văn hoá địa phương vào hoạt động du lịch.
Tham gia vào các hoạt động du lịch (bán hàng, phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí…).
9 Hướng dẫn viên du lịch
Cầu nối giữa khu bảo tồn, công ty lữ hành và du khách
Giới thiệu những giá trị, ý nghĩa, nét đẹp của du lịch đến với du khách.
Phản hồi ý kiến nhận xét, khiếu nại của du khách đến công ty lữ hành và ban quản lý.
Thuyết minh, hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động tại địa bàn.
Tác động đến hành vi của du khách đối với nguồn tài nguyên tại địa bàn.
10 Đơn vị vận chuyển, lữ hành, lưu trú
Tìm nguồn khách du lịch
Thông qua các hoạt động marketing, mở rộng hợp tác trong và ngoài tỉnh, tổ chức các tour du lịch.
Cam kết và thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra khi tham gia các hoạt động du lịch.
Tuyên truyền du khách chấp hành các yêu cầu khi tham gia các hoạt động du lịch.
Các thành phần gián tiếp 11 Hiệp hội du lịch Quản lý nhà
nước về du lịch
Xây dựng, quy hoạch chiến lƣợc du lịch.
Ban hành các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn TNTN và DLST, các nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST.
12 Nhà khoa học, chuyên gia về du lịch và bảo tồn tài nguyên
Tƣ vấn Tƣ vấn, hỗ trợ chuyên môn trong việc phát triển du lịch bảo vệ TNTN.
Nghiên cứu giải pháp, làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên trong phát triển du lịch.
13 Các tổ chức đoàn thể
Hỗ trợ, vận động thực hiện các cam kết
Tuyên truyền, vận động thành viên trong tổ chức thực hiện các cam kết bảo vệ TN trong phát triển du lịch.
14 Các nhà đầu tƣ (nhà hàng, khách sạn,nhà nghỉ …)
Hỗ trợ tài chính
Hỗ trợ nguồn tài chí
nh ban đầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
15 Các trường đào tạo (trường CĐKT Nhơn Trạch)
Đào tạo nhân lực
Liên kết hoặc đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên lành nghề...
16 Cơ quan
truyền thông
Hỗ trợ quảng bá
Hỗ trợ quảng bá hình ảnh đến du khách thông qua các phương tiện truyền thông công cộng.
Phổ biến các chính sách, tuyên truyền đến công chúng rộng rãi và cộng đồng địa phương.
Do mỗi bên tham gia giữ một vai trò và có mục tiêu lợi ích khác nhau khi tham gia vào dự án DLST nên mức độ ảnh hưởng của các bên đối với dự án cũng khác nhau. Mỗi bên tham gia, với một mức độ ảnh hưởng, quyền lực khác nhau sẽ gây ra một ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch.
Qua phân tích chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan đến TNDL cho thấy vai trò, khả năng ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm quyền lợi, đồng thời xuất hiện những mâu thuẫn giữa các nhóm do sự khác nhau về mục tiêu đối với nguồn tài nguyên.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì vấn đề đặt ra là hạn chế thấp nhất tác động của hoạt động phát triển du lịch đối với tài nguyên. Đây là đối tƣợng bị tác động rất lớn bởi tính hiệu quả đạt đƣợc có liên quan tiếp đến năng lực quản lý, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ. có trách nhiệm trực tiếp trong vấn đề quản lý hoạt động du lịch ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, tìm cách phối hợp các bên liên quan, cụ thể hoá các chính sách, quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên trong hoạt động du lịch. Trong khi đó, chính quyền địa phương (cấp huyện và cấp xã) có nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp quản lý dân cƣ trên địa bàn. Sự phối hợp giữa các KDL và chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, để hạn chế các hoạt động du lịch xâm phạm đến tài nguyên.
Các đoàn thể địa phương, báo chí, truyền thanh, truyền hình thể hiện sự ủng hộ thông qua việc hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chính sách
đã đƣợc ban hành đến công chúng rộng rãi và cộng đồng bản địa với nhiều hình thức khác nhau mà họ có thế mạnh.
Các tổ chức nước ngoài và các đơn vị tài trợ tham gia với mục tiêu hướng đến việc hỗ trợ nhằm thúc đẩy khả năng phát triển bền vững cho các khu vực đang có nguy cơ suy thoái do các tác động tiêu cực của con người gây ra. Trong đó, các tổ chức phi chính phủ cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật; hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương và các nhà phát triển du lịch đi đến những thoả thuận về vấn đề tài nguyên; hướng dẫn bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Do đó sự hỗ trợ của họ rất có ý nghĩa, các đơn vị này không có tác động nhiều.
Các nhà khoa học, chuyên gia tham gia với mục đích nghiên cứu về TNDL.
Họ là những người có khả năng đóng góp thông qua các kết quả nghiên cứu của họ về đặc điểm hiện trạng tài nguyên và các giải pháp đề xuất cho BQL trong việc xây dựng thành các chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên.
Cộng đồng địa phương là những đối tượng bị phụ thuộc rất lớn đến nguồn tài nguyên. Do dân trí thấp nên vấn đề mà họ quan tâm là thu nhập để cải thiện đời sống hiện tại chứ không phải là vấn đề phát triển bền vững. Vì vậy, việc giới hạn khai thác tài nguyên đối với họ đồng nghĩa với sự phát sinh mâu thuẫn quyền lợi gây gắt đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Du khách khi đến với các KDL điều họ mong muốn là có đƣợc sự thỏa mãn về những khám phá và trải nghiệm trong thiên nhiên. Do đó, họ có thể sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ, hàng hóa mà có thể giúp họ cảm thấy thú vị hơn. Tuy nhiên điều này lại có thể gây ra những tác động đối với thiên nhiên.
Các đơn vị kinh doanh đặt lợi nhuận là yếu tố hàng đầu. Trong quá trình hoạt động, để đạt lợi nhuận mong muốn, các đơn vị kinh doanh luôn phải tăng mức thu và giảm thiểu mức chi. Điều này đã gây ra tâm lý nặng nề khi phải đóng góp chi phí cho hoạt động bảo vệ tài nguyên. Bởi vì điều này không giúp mang lại những lợi nhuận trực tiếp và nhanh chóng so với việc đầu tƣ cho việc xây dựng các cơ sở dịch vụ du khách.