CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nhân dân Nhơn Trạch có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn đƣợc phát huy và đƣợc ghi nhận trong đời sống xã hội bằng các công trình văn hóa vật thể mang đậm nét văn hóa qua từng thời kỳ nhƣ các miếu, đình, đền,… các di tích lịch sử được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia (Đặc khu rừng Sác, Địa đạo Nhơn Trạch, Di tích lịch sử Giồng Sắn) và các tập tục, lễ hội phi vật thể khác trong
các cộng đồng dân cƣ nhƣ lễ hội cúng đình, cúng vía trời đất, lễ Kỳ Yên, đờn ca tài tử.
Hình 2.3: Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Dấu tích văn hóa cổ trên vùng đất Nhơn Trạch
Nhơn Trạch là vùng đất thấp, đƣợc xem là miệt hạ của sông Đồng Nai. Đây là tiểu vùng địa lý khá độc đáo và mang nhiều đặc trƣng của vùng sinh thái ngập mặn, giao hòa giữa đồng bằng sông rạch và cửa biển của Đồng Nai. Trên vùng đất này, qua phát hiện khảo cổ học cho thấy, có nhiều dấu tích của cƣ dân cổ đã từng sinh sống.
Di chỉ cái vạn: Nằm trên dải đất của hai con rạch Cái Vạn và Ông Hỷ, thông với sông Thị Vải thuộc xã Long Thọ. Năm 1875, Hamy người Pháp đã thu nhặt được một số rìu đá và công bố đó là công cụ lao động của người tiền sử. Các nhà khảo cổ đã khai quật năm 1978 và 1996 phát hiện một số lƣợng hiện vật khá lớn (rìu, dao, bàn, mài,đục, khuôn đúc, chày nghiền, hòn kê); đồ đồng (rìu, giáo, đồ
đựng), vật dụng của người sưa mà chủ yếu là đồ gốm trên hàng trục ngàn tiêu bản (dọi xe chỉ, chì lưới, bi gốm, bàn xo, cà ràng, mảnh chén, chân đế, bình, hũ...). đồ gỗ (ván, cọc, lưỡi kiếm, suốt đan lưới, mũi nhọn, cán dao, lao ngạch, bàn dập, nêm chốt, thuổng tay...).
Di chỉ cái lăng: Nằm trên địa hình có nhiều rạch nhƣ: Tắc Chạch, Bến Miễu, Cá Sình có hướng ra sông Thị Vải, sông Cây Kho thuộc xã Long Thọ. Di chỉ được phát hiện từ thập niên 70 thế kỷ 20. Di chỉ khai quật vào năm 2000 và 2003. Tại đây phát hiện nhiều hiện vật bằng đá, gốm, đồ gỗ tương tự với các loại hình công cụ, vật dụng với hiện vật phát hiện vật phát hiện tại di chỉ Cái Vạn. Những hiện vật bằng đá nhƣ hòn cuội, rìu, khuôn đúc, bàn mài, chày nghiền, chày giã, vòng tay...;đồ gốm có hòn bi, bát, đĩa, bàn dập, dọi xe sợi, cà ràng, nắp đậy...Đặc biệt có nhiều công cụ bằng gỗ nhƣ: lƣỡi mai, lƣỡi xẻng, quốc, bàn dập... Đây cũng là địa bàn cƣ trú của người tiền sử. Niên đại xác định cách ngày nay từ 2700-2000 năm.
Di chỉ Rạch Lá: Nằm đầu nguồn của con rạch, chi lưu của sông Đồng Tranh thuộc xã Phước An. Được khai quật năm 2002 và thu được một số hiện vật bằng đá, gỗ, gốm chiếm số lƣợng nhiều. Di vật gốm gồm: bi gốm, trong đó có hàng trăm tiêu bản gốm miệng loa, mảnh chân đế, mảnh thân... Trên các tiêu bản gốm có nhiều dạng hoa văn như: văn thừng, khắc vạch, chấm dải, các đường song song, gấp khúc, chữ chi, lƣợn sóng, hình tam giác. Đặc biệt trong di chỉ phát hiện một thanh đá kêu – có thể dạng đàn đá loại nhạc khí cụ của cƣ dân sƣa. Di chỉ Rạch Lá là điạ bàn cƣ trú với hình thức nhà sàn của cƣ dân cổ trên vùng đất ngập mặn ven biển. Niên đại đƣợc xác định khoảng 3200 năm cách ngày nay.
Di chỉ Gò Me: Nằm trên địa hình giồng cát thuộc xã Vĩnh Thanh. Tên di chỉ gắn liền với đặc điểm của loài thực vật phổ biến ở khu vực này là cây me năm 2004 khai quật thu đƣợc những hiện vật bằng đá nhƣ rìu bôn, đục, bàn mài, chày nghiền, vòng tay, lõi vòng, khuôn đúc, hạt chuỗi, mũi giáo, dao hái...; đồ đồng nhƣ rìu lƣỡi xòe; đồ gốm nhƣ bình, hũ gốm, đất nung. Đặc biệt có 4 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ còn di cốt người còn khá nguyên vẹn trong di chỉ khảo cổ trên địa bàn Đồng Nai. Cả 2 di cốt người ở Gò Me có đặc điểm hình thái gần gũi với nhóm người
thuộc loại hình nhân chủng Đông Nam Á trong nhân chủng cổ Đông Sơn thuộc tiểu chủng nam Mongoloit trong ngành Mongoloit.
Qua các di chỉ cho thấy Nhơn Trạch là vùng đất ẩn chứa những trầm tích văn hóa cách đây hàng ngàn năm, có giá trị văn hóa, khoa học do đó cần đƣợc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các di chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu học tập.
2.2.2.2. Đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch
Công trình Đền thờ Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 10/11/1998 và đi vào hoạt động vào ngày 1/9/1999. Công trình là một quần thể gồm: Cổng Tam quan, Nhà văn Bia, Tƣợng đài chiến sỹ đặc công Rừng Sác, Đền thờ tưởng niệm quý Mẹ Việt Nam anh hùng và hơn 2.000 liệt sĩ từ 21 tỉnh, thành trong cả nước đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất Nhơn Trạch, hội trường và hoa viên cây cảnh nằm trên diện tích 20.000m2.
Đền thờ Liệt sĩ là một biểu tƣợng truyền thống cách mạng, cùng với di tích lịch sử - văn hóa Địa đạo Nhơn Trạch, Đền thờ Liệt sĩ là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho đời sau và là một địa điểm tham quan lý tưởng để tổ chức các chuyến đi về nguồn, trung bình hàng năm đền thờ đón 16.000 lƣợc khách.
2.2.2.3. Địa đạo Nhơn Trạch
Địa đạo Nhơn Trạch là một trong những địa đạo khá nổi tiếng của Đồng Nai vì được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. Từ địa đạo này, quân và dân Nhơn Trạch đã anh hùng chống trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, là nơi xuất phát tấn công san bằng 5 đồn: Phước Thọ, Phú Hội, Phước Khánh, Phước Lý, ông Kèo. Trong thời kỳ 1965- 1970, quân và dân Nhơn Trạch đã bẻ gãy và đẩy lùi nhiều cuộc càn lớn, tiêu diệt hàng trăm tên địch và hàng trăm xe tăng, xe ủi của địch.
Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ nhƣ: cuốc, xẻng đã khởi công vào đúng ngày 19-5-1963. Đến cuối năm 1964 đã đào được 2,5km, đường địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, độ dày đất trên nóc từ 3m-5m, độ cao từ1,6m đến 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m, đường địa đạo được bố trí dạng zíc zắc, có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ
sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người.
Địa đạo Nhơn Trạch là một kỳ tích thể hiện ý chí quyết thắng, sẵn sàng xả thân cho độc lập, tự do của đất nước và đây cũng là một địa chỉ dể giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Chính vì những giá trị đó, đã đƣợc Bộ Văn hóa – Thể thao và DL xếp hạng di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001.
2.2.2.4. Đặc khu rừng sác
Rừng Sác là một vùng rừng ngập mặn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, ăn thông một dải với rừng Sác Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), một mảng xanh quan trọng và một di tích lịch sử linh thiêng của cả tỉnh Đồng Nai.
Rừng Sác có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú, có, mắm, bần…đan níu nhau thành nhiều, với mênh mông sông nước với hằng trăm sông lạch đan nhau chằng chịt, rừng Sác đã nhanh chóng trở thành căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu tiên kháng Pháp. Với ý nghĩa lịch sử nên Đặc khu rừng sác đã đƣợc Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định số 2105/QĐ-BVHTTDL ngày 8/7/2014 của Bộ Văn hóa thể thao và DL).
* Giá trị sinh thái và DL
Rừng Sác Nhơn Trạch nằm liền với Rừng Sác Cần Giờ có đầy đủ các yếu tố cảnh quan, HST, động thực vật... Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chiếm ẳ diện tớch. Rừng Sỏc Đồng Nai thuận lợi cho việc phỏt triển du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Là một khu vực có tiềm năng phát triển du lịch lớn dựa vào các yếu tố thuận lợi từ thiên nhiên và bề dày về lịch sử văn hóa.
2.2.2.5. Công viên tưởng niệm Giồng Sắn
Khu vực ngã ba Giồng Sắn thuộc địa bàn ấp Bến Đình, xã Phú Đông. Đây là một đầu mối giao thông đường thuỷ nối vào sông Ông Kèo. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước thì bến Giồng Sắn thường xuyên có nhiều ghe xuồng neo
đậu. Hằng ngày, hàng trăm ngư dân gồm dân địa phương, người từ các vùng lân cận về đây họp chợ.
Thực hiện kế hoạch Giôn – xơn – Mắc Namara bình định miền Nam trong vòng 2 năm 1964 – 1965. Vào khoảng 4 giờ chiều ngày 27/9/1964 máy bay địch xuất hiện thi nhau cắt bom xuống chỗ ghe xuồng đậu. Sau cuộc oanh kích của địch, bến Giồng Sắn trở nên hoang tàn, tang tóc, hàng trăm ghe xuồng bị bom đạn giặc phá tan tành, 536 thường dân chết và rất nhiều người khác bị thương.
Với giá trị lịch sử dân tộc Công viên tưởng niệm Giồng Sắn đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích cấp Quốc gia (Quyết định số 3068/QĐ- BVHTTDL ngày 23/9/2014 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch).
* Giá trị sinh thái và du lịch
Di tích Giồng Sắn nằm bên cạnh dòng sông Ông Kèo nối với sông Ông Mai, Thị Vải có một tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn về nghề nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá tôm và phát triển dịch vụ DLST sông nước, di tích Giồng Sắn sẽ được mở rộng gắn với khu DLST và công viên phật giáo với diện tích 150ha là mặt bằng lý tưởng để khai thác đầu tư về kinh tế, dịch vụ du lịch.
2.2.2.6. Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ tiểu đoàn 2, trung đoàn 4, sư đoàn bộ binh và đại đội trinh sát 240
Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sƣ đoàn 5) và Đại đội 240 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan tại Nhơn Trạch, nay là khu dân cƣ thuộc ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch. Trong kháng chiến chống Mỹ, khu vực này thuộc ấp Bàu Nâu, xã Phước Thọ nằm trong phạm vi lòng chảo Nhơn Trạch, đƣợc nhân dân sử dụng trồng điều. Địa điểm này, xƣa kia tiếp giáp với khu vực Rừng Sác thuộc huyện Long Thành, huyện Tân Thành và địa đạo Nhơn Trạch, tạo nên thế liên hoàn bởi hệ thống sông, rạch và rừng bạt ngàn. với ý nghĩa lịch sử to lớn Nhà bia đƣợc xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 1/3/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai.
2.2.2.7. Đình Phước Thiền
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, năm Gia Long thứ 7 (1808) thành Gia Định gồm năm trấn: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Hà Tiên và Vĩnh Thanh. Vào thời điểm này, một số làng mới trong khu vực cũng đƣợc thành lập như: Phú Hội, Phước Thiền, Phước An… Theo Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu, thì đơn vị hành chính Biên Hòa khoảng năm 1819 - 1820 như sau: Trấn Biên Hòa có phủ Phước Long gồm 04 huyện, có huyện Long Thành gồm hai tổng, trong đó tổng Thành Tuy (mới đặt) có 29 thôn, ấp, trong đó có thôn Phước Thành (sau đổi là Phước Thiền). Ngày 5 tháng 1 năm 1876, chính quyền thực dân Pháp thống nhất đổi các đơn vị hành chính thôn, ấp ở Đàng trong (Nam bộ) thành làng. Thôn Phước Thiền, tổng Thành Tuy, huyện Long Thành, trấn Biên Hòa cũng được đổi tên thành làng Phước Thiền và tồn tại đến ngày nay.
Dưới triều Nguyễn, việc lập làng mới luôn đòi hỏi phải có các cơ sở công ích, trước hết là lập chợ, xây cầu, đắp lộ. Đồng thời, thiết chế văn hóa đình, chùa, miếu võ cũng đƣợc ra đời là nhu cầu tinh thần cơ bản không thể thiếu của một làng mới. Vì thế, đình Phước Thiền được khởi dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, trùng với thời gian thành lập làng.
Đình Phước Thiền xưa kia chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Phước Thiền khởi dựng tại Bến Chùa có qui mô nhỏ, kiến trúc đơn giản, vật liệu cột tre, vách đất, mái lá. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, đình đƣợc xây dựng lại trên khu đất công của làng có diện tích khoảng 3ha. Đình Phước Thiền tồn tại trên 200 năm, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển xã Phước Thiền và các địa phương trong khu vực. Ngôi đình Phước Thiền cổ kính, uy nghiêm là một trong những ngôi đình tiêu biểu ở Đồng Nai, hiện tồn theo lối kiến trúc đình làng Nam bộ.
2.2.2.8. Đan viện Phước Lý và nhà thờ Mỹ Hội
Đan viện Phước Lý: hình thành cách nay 100 năm, với diện tích 40ha bao gồm khu thờ tự, công viên, nhà khách, khu ăn uống có thể chứa đến 1000 khách, hồ nuôi cá rộng 3ha, trong những năm gần đây đan viện đã thu hút số lƣợng khách hành hương về đây cầu nguyện rất đông đặc biệt là trong những ngày lễ, cuối tuần.
Đến đây ngoài việc tham quan, cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo thì du khách có thể mua các mặt hàng lưu niệm, cắm trại tại khu vườn cây xanh.
Nhà thờ Mỹ Hội: Do một nhóm nhỏ giáo dân sinh sống ở Xóm Vườn lập nên vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng cho giáo dân. Cuối thế kỷ XIX, Nam bộ trở thành thụôc địa của thực dân Pháp. Linh mục Henrilêméc thuộc hội thừa sai Bale đƣợc bổ nhiệm về làm Chánh xứ Mỹ Hội. Nhà thờ Mỹ Hội đƣợc xây dựng trên một vùng gò đồi đất cao rộng khoảng 10 ha theo lối kiến trúc Gôtích với những tháp nhọn nhô cao ở mặt tiền thánh đường và bên hông thánh đường. Thánh đường là một nhà ống dài gồm có năm gian, hệ thống cột trong thánh đường được làm bằng gỗ mái lợp ngói vảy cá nền lát gạch tàu.
2.2.2.9. Các làng nghề truyền thống
Nhơn Trạch là địa phương chú trọng phát triểndu lịch với nhiều dự án đang triển khai, tạo thành bức tranh du lịch vừa mang tính hiện đại nhƣng vẫn giữ đƣợc nét văn hóa truyền thống nhƣ: lễ hội, nhà cổ, phong tục tập quán...đặc biệt nhất là các làng nghề truyền thống, mỗi sản phẩm đều có hương vị đặc trưng đậm nét văn hóa của người dân vùng đất giàu truyền thống, tất cả tạo nên tiềm năng lớn về loại hình du lịch mới và hấp dẫn.
Nghề, làng nghề truyền thống cũng là TNDL nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tƣ duy, những tâm tư tình cảm của con người.
* Nghề làm Trà Phú Hội
Cây trà đƣợc trồng vào khoảng thế kỷ 17 – 18 ở Phú Hội, khi những lớp cƣ dân đầu tiên từ miền Bắc, miền Trung vào khai phá và đƣợc phát triển, nổi tiếng vào thế kỷ 19. Lúc bấy giờ trà Phú Hội không chỉ cung cấp cho nhu cầu địa phương mà còn được người Hoa Chợ Lớn thu mua chế biến bán đi các nơi, thậm chí còn bán sang Tàu.
Theo địa chí Biên Hòa năm 1924, diện tích trồng trà ở làng Mỹ Hội là 15 ha, hầu như nhà nào cũng trồng trà xung quanh vườn, thậm chí trà được trồng để làm
hàng dậu, Vườn trà Phú Hội ngày nay được trồng cách đây khoảng 80 - 100 năm về trước, nghề làm trà ở Phú Hội đã có trên 100 năm, đây là nghề gắn liền với người dân trong làng, hầu như gia đình nào cũng có vườn trồng cây trà.
* Làng cốm dẹp Vĩnh Thanh
Làng cốm dẹp Vĩnh Thanh hình thành cách đây 80 năm, trong làng có 12 cơ sở làm cốm, mỗi ngày cung cấp cho thị trường TP HCM và các tỉnh lân cận khoảng 3,5-4,5 tấn, đặc sản cốm Vĩnh Thanh đã đƣợc đƣa vào bán tại các siêu thị trong nước, ngoài ra còn được xuất khẩu sang Đài Loan, Mỹ...hiện nay cốm Vĩnh Thanh đƣợc giới thiệu và trƣng bày tại trung tâm quảng bá đặc sản Nhơn Trạch nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách khi đến Nhơn Trạch.
Làng cốm Vĩnh Thanh đƣợc quy hoạch xây dựng cùng với dự án đầu tƣ xây dựng cụm du lịch dọc đê Ông Kèo đến năm 2030, nằm trên tuyến du lịch Phú Hữu – Phú Đông – Vĩnh Thanh, đây là một trong những địa điểm để du khách dừng chân khi đến các điểm du lịch dọc đê Ông Kèo, tham quan tìm hiểu các công đoạn làm cốm và các sản phẩm đƣợc chế biến từ cốm.
* Vườn cây ăn trái Phú Hội
Phú hội được xem là một xã miệt vườn bốn mùa xanh tươi cây trái nhờ được mạch nước ngầm chảy qua, nổi tiếng với câu thành ngữ “Nước mạch bà, trà phú hội”. Cƣ dân phú hội từ xa sƣa đã biết vận dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc làm vườn, triết trồng các giống sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, dâu...thơm ngon, tạo ra danh tiếng một thời khắp Sài Gòn – Chợ Lớn – Biên Hòa, đặc biệt ở đây có trái sầu riêng giành đƣợc ngôi vị “á hậu” tại hội thi trái cây ngon toàn miền Nam.
Do phát triển công nghiệp nên diện tích vườn cây ăn trái ở Phú Hội bị thu hẹp, hiện nay còn khoảng 22ha. Nét đặc sắc nhất ở đây là mùa trái chín trùng với tế đoan ngọ nên thu hút hàng ngàn du khách đi chơi vườn trái cây, đặc biệt ở đây nổi tiếng từ lâu với dƣa gang và hình thành ra một tục lệ đi ăn dƣa gang, nơi đây còn là diểm dừng chân của du khách trên đường đi Vũng Tàu.