HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH ĐIỂN HÌNH Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH ĐIỂN HÌNH Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.4.1. Khu DLST Bọ Cạp Vàng

Khu DLST Bọ Cạp Vàng đƣợc thành lập tự phát vào năm 1992,đến năm 1999 ông Nguyễn Văn Sửu đã hình thành điểm du lịch vườn và triển khai đi vào hoạt động nhƣng vẫn còn hạn chế về vốn đầu tƣ cũng nhƣ là cảnh quan sơ khai. Đến năm 2001 kết hợp với Saigontourist đƣa khách du lịch dã ngoại về và dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả cho đến nay.

Từ năm 1999 đến 2002: chuyển đổi từ vườn cây ăn trái bình thường thành vườn cây có bóng mát và nhiều cây cảnh.

Từ năm 2002 đến 2005: từng bước xây dựng và điều chỉnh khu DLST Bọ Cạp Vàng theo hướng sinh thái miệt vườn và có định hướng.

Từ 2005 đến 2010: tiếp tục phát triển theo hướng sinh thái miệt vườn và chuẩn bị lên kế hoạch cho một dự án lớn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Đến ngày 24/11/2006 tại quyết định số 869809 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tƣ Tỉnh Đồng Nai thì KDL Bọ Cạp Vàng đƣợc đổi tên thành Công ty TNHH Bọ Cạp Vàng, từ đó hoạt động có tổ chức và chuyên nghiệp hơn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, quảng bá thuận lợi Công ty TNHH Bọ Cạp Vàng đã chính thức mở Văn phòng đại diện: 778/60 Nguyễn Kiệm, P4, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Do vậy, khu DLST Bọ Cạp Vàng có đƣợc những cơ hội và thuận lợi trong khai thác du lịch.

Khu DLST Bọ Cạp Vàng có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm gần khu vực ngã ba các con sông Đồng Nai – Sài Gòn – Ông Kèo, là một cù lao nhỏ đƣợc bao bọc bởi bốn bề sông nước là một lợi thế mạnh nhất của Bọ Cạp Vàng. Với nét đặc thù riêng này mà những nơi khác không có, đã góp phần tích cực vào thế mạnh phát triển DLST tại đây.

Với diện tích gần 6 ha, 200 láng trại nhà sàn, nhà chòi. Có võng nằm, ghế ngồi dọc thao 2 bên bờ sông và vườn cây ăn trái. Nếu du khách đi tham quan tập thể và có đăng ký thì nơi đây sẽ cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể nhƣ kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt, cầu trượt nước, khu vục câu cá, đua xe Quad với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, để khiến cho các khu trò chơi dưới nước trở nên sinh động hơn, KDL Bọ Cạp Vàng còn mang đến nhiều hoạt động thú vị khác như: đu dây, đi trên nước, bơi thuyền trên sông hoặc với những người thích cảm giác mạnh thì tham gia trò chơi Water Blob Jump, đụa xe. Du khách tới Bọ Cạp Vàng cũng được thưởng thức các món ăn miệt vườn, dân dã với giá rẽ, ngon lạ, như bò cạp lăn bột chiên bơ, cá lóc nước trui, đặc biệt là món gà thố đất hương vị thơm ngon, đậm đà chất dân dã.

Giống nhƣ bất kì điểm du lịch nào khác, KDL Bọ Cạp Vàng cũng chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, lượng du khách đến Bọ Cạp Vàng thường đông vào các

ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn. Số lƣợng du khách đến Bọ cạp Vàng không ngừng tăng lên, theo Ban quản lý khu DLST Bọ Cạp Vàng, 2015 nếu số lƣợng khách đến Bọ Cạp Vàng vào năm 2010 vào khoảng trên 46.827 nghìn người, thì 5 năm sau con số này đã tăng nhanh, đạt 81.528 nghìn người vào năm 2015.

Bảng 2.7: Số lƣợng du khách đến Bọ Cạp Vàng từ năm 2010 – 2015 đơn vị: nghìn người

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng du khách 46.827 57.426 63.456 75.639 77.439 81.528 Nguồn: Ban quản lý khu DLST Bọ Cạp Vàng

Bên cạnh đó, khu DLST Bọ Cạp Vàng còn vấp phải một số vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác du lịch nhƣ:

DLST là loại hình còn khá mới mẻ cho nên các năm đầu đƣa vào hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn nhƣ: cơ chế chính sách cho hoạt động DLST chƣa phong phú và hoàn thiện nhất, nhất là việc liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tƣ sử dụng lợi nhuận, cũng nhƣ chính sách thu phí, lệ phí…

Cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ cho hoạt động DLST miệt vườn chưa đạt chuẩn, các nội dung hướng dẫn và giáo dục MT cho du khách chưa rõ ràng.

Nguồn nhân lực tại đây đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là hướng dẫn viên chƣa đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về MT, hạn chế về trình độ ngoại ngữ để hướng dẫn cho du khách, chưa có kinh nghiệm về tổ chức – quản lý du khách trong các hoạt động DLST.

Các tài liệu các thông tin quảng cáo về các tiềm năng, sản phẩm và các hoạt động DLST ở khu DLST Bọ Cạp Vàng còn rất ít.

2.4.2. Khu DLST Hương Đồng

Khu DLST Hương Đồng hình thành tự phát vào năm 1996, ấp Chính Nghĩa, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ban đầu là một khu vườn trồng cây ăn trái nhƣ cam,nhãn, xoài, dừa, nuôi cá, chăn nuôi gia cầm sau này mở thêm dịch vụ ăn uống gia đình, dưới bóng mát của vườn cây ăn trái kết hợp với sông nước và học hỏi kinh nghiệm từ KDL Bọ Cạp Vàng từ đó dần dần chuyển thành

điểm DLST và đến năm 2005 khu DLST Hương Đồng chính thưc hình thành và đi vào hoạt động.

Từ năm 2006 đến nay từng bước xây dựng khu DLST Hương Đồng theo hướng sinh thái miệt vườn, mang tính tự phát nên Hương Đồng còn ngữ nguyên vẻ hoang sơ, song chính vì còn hoang sơ nên đến đây, du khách nhƣ hòa mình vào thiên nhiên.

Khu DLST Hương Đồng với dòng sông xanh, làn nước trong xanh, hiền hòa, êm đềm, thơ mộng, ở ven bờ sông đƣợc bao bọc bời hàng cây xanh mát….Ngoài ra đến đây du khách được thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây như: canh chua cá đồng, cá rô kho tộ, gà thả vườn, cá lóc nướng trui, … Miệt vườn: du khách tham quan các khu chuyên canh trồng cây ăn quả nhƣ: Xoài, mãng cầu gai, dừa...

Đến nơi đây, du khách có thể tham gia vào các trò chơi trên sông nước như tắm sông, đu dây, câu cá... việc đi du lịch dọc theo sông ở Hương Đồng khá phong phú nhƣ bằng thuyền máy,máng trƣợt, thuyền chèo tay... Ngoài ra, còn có những khoảng không rộng rãi dành riêng cho các bạn trẻ tổ chức những buổi dã ngoại, tổ chức hội trại.Một nét đẹp riêng của Hương Đồng nữa là đã thiết kế hẳn một không gian xanh, mang dáng dấp của vùng quê Nam Bộ với ao hồ và những tán cây râm mát. Ẩm thực cũng là một nét đặc sắc của KDL vì hầu nhƣ những món ăn ở đây đều rất dân dã.

Khu DLST Hương Đồng cũng chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, lượng du khách đến Hương Đồng thường đông vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn. Số lượng du khách đến Hương Đồng không ngừng tăng lên, theo BQL khu DLST Hương Đồng, số lượng khách đến Hương Đồng vào năm 2010 vào khoảng 46.827 nghìn người, thì năm 2015 đã tăng nhanh, đạt 81.528 nghìn người.

Bảng 2.8: Số lượng du khách đến Hương Đồng từ năm 2011 – 2015 đơn vị: nghìn người

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng du khách 33.309 30.827 37.426 33.456 31.639 37.169 Nguồn: Ban quản lý khu DLST Hương Đồng

Bên cạnh đó, khu DLST Hương Đồng còn vấp phải một số vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác du lịch nhƣ:

DLST còn khá mới mẻ cho nên khi tổ chức hoạt động còn nhiều khó khăn, nhất là việc liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tƣ sử dụng lợi nhuận, cũng nhƣ chính sách thu phí, lệ phí…

Cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ cho hoạt động DLST miệt vườn chưa đạt chuẩn. Nguồn nhân lực tại đây đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là hướng dẫn viên chƣa đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về MT sinh thái, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chƣa có kinh nghiệm về tổ chức – quản lý du khách trong các hoạt động DLST.

2.4.3. Khu DLST Đảo Dừa Lửa

Khu DLST Đảo Dừa Lửa hình thành tự phát vào năm 2000 ấp Câu Kê, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ban đầu là một khu vườn trồng dừa, toàn bộ vườn dừa đều trồng một loại dừa lửa có màu đỏ nhạt, nuôi cá, chăn nuôi gia cầm, bán đồ ăn và thức uống để tăng thu nhập cho gia đình, người dân xung quanh và các xã lân cận vào đây để thưởng thức các món ăn dân dã dưới bóng mát của vườn dừa kết hợp với sông nước, từ đó dần dần thành điểm DLST Đảo Dừa Lửa ngày nay.

Năm 2004 điểm du lịch Đảo Dừa Lửa chính thƣc hình thành và đi vào hoạt động, địa điểm rước khách du lịch, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn do phải đi ghe trèo bằng tay khoảng 20 phút, đồng thời tự đầu tƣ, vốn ít, điểm du lịch còn hạn chế về cảnh quan và các trang thiết bị phục vụ hoạt động ở đây.

Năm 2009 kết hợp với Doanh nghiệp kinh doanh du lịch Tám Đờ đƣa khách du lịch dã ngoại về và dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả cho đến nay.

Từ năm 2010 đến 2011: chuyển đổi từ vườn cây ăn trái bình thường thành vườn cây có bóng mát và nhiều sinh vật cảnh.

Từ năm 2011 đến 2013: từng bước xây dựng và điều chỉnh DLST Đảo Dừa Lửa theo hướng sinh thái miệt vườn và có định hướng.

Từ 2014 đến nay: tiếp tục phát triển theo hướng sinh thái miệt vườn và xin thành lập công ty TNHH, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Mang tính tự phát nên Đảo Dừa Lửa không quá nhộn nhịp các hàng quán, trò chơi nhƣ các KDL khác khiến du khách lần đầu đến có cảm giác hơi ngỡ ngàng, thậm chí thất vọng. Song chính vì còn hoang sơ nên đến đây, du khách nhƣ hòa mình vào thiên nhiên với gió sông thổi mát rƣợi.

Đến nơi đây, du khách có thể tham gia vào các trò chơi trên sông nước như tắm sông, câu cá... việc đi du lịch dọc theo sông của đảo Dừa lửa khá phong phú như bằng thuyền máy, thuyền chèo tay, thiên nga đạp nước, còn có cả mô tô nước...

Ngoài ra, đảo còn có những khoảng không rộng rãi dành riêng cho các bạn trẻ tổ chức những buổi dã ngoại, tổ chức hội trại.

Ẩm thực cũng là một nét đặc sắc của KDL vì hầu nhƣ những món ăn ở đây đều rất dân dã mà đậm đà hương vị. Với lợi thế là có nguồn rau củ quả tươi ngon tại địa phương cùng đội ngũ đầu bếp lành nghề đã chế biến thành những món ăn mang đặc trưng của du lịch xanh như gà thả vườn, cá lóc nướng...và đặc biệt là những món ăn đƣợc chế biến từ dừa: gỏi dừa, dừa xào bò, lẩu dừa nấu chua, đặc sản của đảo là món "bò đốt trái dừa” ngon và lạ.

Khu DLST Đảo Dừa Lửa cũng chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, lượng du khách đến Hương Đồng thường đông vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn. Số lượng du khách đến Hương Đồng không ngừng tăng lên, theo Ban quản lý khu DLST Đảo Dừa Lửa, 2015 nếu số lƣợng khách đến Đảo Dừa Lửa vào năm 2010 vào khoảng 15 nghìn người, thì 5 năm sau con số này đã tăng nhanh, đạt 30 nghìn người vào năm 2015.

Bảng 2.9: Số lƣợng du khách đến Đảo Dừa Lửa từ năm 2010 – 2015 đơn vị: nghìn người

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng du khách 15.309 21.827 27.426 24.456 28.639 30.169 Nguồn: Ban quản lý khu DLST Đảo Dừa Lửa

Hình thành một cách tự phát nên khu DLST Đảo Dừa Lửa có một số vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác du lịch:

CSHT, phương tiện phục vụ cho hoạt động DLST miệt vườn chưa đạt chuẩn Nguồn nhân lực tại đây đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là hướng dẫn viên chƣa đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về MT sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)