HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH

Hình 2.5: Bản đồ các điểm du lịch huyện Nhơn Trạch Nguồn: Nguyễn Hoàng Long

Từ tháng 12/2006 Nhơn Trạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể tại quyết định số 284/2006/QĐ-TTg ngày 21/12/2006 và đang đƣợc thực hiện điều chỉnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.Từ đó phát triển du lịch là một trong những mục tiêu kinh tế của huyện và du lịch Nhơn Trạch dần hình thành và phát triển, ban đầu du lịch Nhơn Trạch mang tính chất nhỏ lẻ với việc hình thành những điểm du lịch tự phát ven sông, kinh doanh ăn uống, dã ngoại, tắm sông,...cho đến khi có quyết định quy hoạch tổng thể Nhơn Trạch trở thành đô thị loại II thì ngành du lịch có cơ hội đầu tƣ phát triển nhanh, có tổ chức, điển hình nhiều điểm du lịch đi vào hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.

Với đặc trƣng sinh thái vốn có, bề dày lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng, những giai thoại lịch sử đấu tranh giữ nước hào hùng, các hiện vật khảo cổ và có trên 130 di tích Nhơn Trạch đang tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của du khách.

Phát huy địa hình sông nước, nhiều cơ sở DLST đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả như: Bọ Cạp Vàng, Bằng Lăng Tím (ấp 3 xã Phước Khánh);

Hương Đồng (xã Vĩnh Thanh); Làng Tre Việt (xã Phú Hữu); Ngư Ông (xã Phước An)... hình thức hoạt động vui chơi giải trí, dã ngoại, tắm sông.... Vào các ngày nghỉ cuối tuần và các dịp lễ hội, những cơ sở này thu hút hàng chục ngàn lƣợt khách chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và các vùng phụ.

Số lƣợng du khách đến Nhơn Trạch không ngừng tăng lên, theo Phòng Văn hóa thông tin huyện Nhơn Trạch nếu số lƣợng khách đến Nhơn Trạch vào năm 2010 vào khoảng trên 121 nghìn người, thì 5 năm sau đó con số này đã tăng lên rất nhanh, đạt hơn 177 nghìn người vào năm 2015. Số cơ sở thương mại, nhà hàng,nhà nghỉ...còn hạn chế với 95 cơ sở .Về doanh thu, năm 2015 đạt 69,520 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Số lƣợng du khách đến huyện Nhơn Trạch từ năm 2010 – 2015 đơn vị: nghìn người

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng

du khách 121.538 134.101 142.550 138.342 152.047 177.159 ( Nguồn: Phòng văn hóa huyện Nhơn Trạch)

Giống nhƣ bất kì điểm du lịch nào khác, du lịch Nhơn Trạch cũng chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ. Lượng du khách đến Nhơn Trạch thường đông vào các tháng từ tháng 1 đến tháng 9. Cụ thể tháng 2 và các tháng 4, 5,6,8,9 lƣợng khách thường đông nhất, đây là thời gian nghỉ tết âm lịch và nghỉ hè ở các cơ sở giáo dục, cũng nhƣ có các ngày lễ lớn.

Với những lợi thế về tiềm năng cũng nhƣ sản phẩm du lịch ngày càng đƣợc đa dạng và không ngừng đƣợc bổ sung, nâng cao chất lƣợng dịch vụ; hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi hơn, du lịch Nhơn Trạch hứa hẹn sẽ có nhiều bước tiến mới trong tương lai.

2.3.2. Công tác đào tạo và công tác quản lý.

Tham gia lớp bồi dƣỡng quản lý ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch do Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh tổ chức.

Phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai đƣa cán bộ cơ sở tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước về du lịch: Cả huyện gồm 12 đơn vị tham gia.

Phối hợp với Phòng Nghiệp vụ du lịch tỉnh Đồng Nai tổ chức triển khai tập huấn tổchức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (buồng, lễ tân) cho cán bộ và người lao động tại một số đơn vị kinh doanh du lịch. Toàn huyện có 45 người tham gia (gồm các cơ sở kinh doanh Và cán bộ quản lý du lịch).

2.3.3. Cơ sở hạ tầng và chất lƣợng phục vụ.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa đồng bộ, còn yếu kém, kết cấu hạ tầng giao thông tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu để phát triển du lịch hiện nay.

Các cơ sở lưu trú chưa được đầu tư phát triển, công tác phục vụ tại các cơ sở kinh doanh chƣa đảm bảo, đa phần không qua đào tạo và các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế, sản phẩm còn đơn điệu.

2.3.4. Hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch của Huyện.

Phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai và kênh truyền hình VTC 10 – NETVIET tổ chức ghi hình tại huyện Nhơn Trạch gồm: Làng cổ Phú

Hội; nghề làm trà tại Phú Hội; KDL Bọ Cạp Vàng. Qua đó tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh thực hiện quảng bá hình ảnh du lịch của sở, đồng thời cũng giới thiệu tiềm năng du lịch, vùng đất và con người Nhơn Trạch.

Trong năm 2014 đã phối hợp với TTXTDL tỉnh tổ chức đƣợc tour du lịch mẫu và hội thảo du lịch của huyện với sự tham gia của các Đài truyền hình các đơn vị TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, các báo Thanh Niên, báo Lao Động, báo Sài Gòn Giải phóng; Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch của các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

2.3.5. Những mặt tồn tại trong hoạt động du lịch của huyện Nhơn Trạch

Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hiện có quy mô nhỏ và mang tính tự phát, thiếu sự liên kết, việc hoạt động manh mún nhỏ lẻ, chƣa tạo ra đƣợc tour du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút du khách. Đặc biệt các cơ sở kinh doanh về du lịch trên địa bàn huyện còn thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho du khách tham quan.

Mặc dù là huyện có nhiều các dự án đầu tƣ về du lịch nhƣng các dự án trên còn triển khai chậm.

Nguồn nhân lực tại các cơ sở hoạt động về du lịch còn yếu, chƣa qua đào tạo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Biểu hiện rõ nét ở chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quảng bá, chƣa có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Các cơ sở kinh doanh du lịch chủ yếu sử dụng lao động hợp đồng ngắn hạn và hoạt động theo thời vụ nên việc hướng dẫn chuyên môn để giới thiệu nét đẹp của cơ sở, địa phương còn nhiều hạn chế.

Các di tích của huyện có nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch, tuy nhiên hiện các di tích trên chủ yếu phục vụ các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động chính trị tại địa phương hoặc khách đến thăm viếng là chủ yếu.

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa đặc trƣng chƣa đƣợc khai thác và phát huy đúng mức.

Chƣa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác nhƣ các khu vui chơi - giải trí và

dịch vụ hấp dẫn (dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, mua sắm...) nên thời gian lưu trú của du khách ngắn.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chƣa thực sự hấp dẫn du khách.

Nhận thức văn hóa du lịch của người dân còn hạn chế, chưa tạo thiện cảm đối với du khách.

Các mặt hàng lưu niệm của địa phương chưa nhiều, các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, thiếu những sản phẩm du lịch và dịch vụ độc đáo, có chất lƣợng.

Các dịch vụ phục vụ du lịch nhƣ dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, vận tải, mua sắm chậm phát triển và chất lƣợng không cao.

Phát triển của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện, hiệu quả kinh tế còn thấp.

2.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại huyện Nhơn Trạch Thị trường: bao gồm thị trường trong tỉnh Đồng Nai và những vùng lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu,…và dân địa phương. Thị trường du lịch còn bị giới hạn bởi mọi người vẫn chưa biết nhiều về các KDL ở Nhơn Trạch.

Các sản phẩm: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chƣa đủ sức hấp dẫn du khách quay lại.Chỉ đơn điệu là các dịch vụ tắm sông, chèo thuyền, trƣợt máng, nhảy cầu,…thưởng thức các món ăn miệt vườn.

Nguồn nhân lực cho phát triển: nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng, không đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của DLST, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng nhƣ sự phát triển, đội ngũ nhân viên hiện thời chƣa có trình độ chuyên môn gây khó khăn cho chiến lƣợc phát triển bền vững.

Hình ảnh của khu du lịch: chưa được chú trọng quảng bá, nhiều người vẫn chƣa biết đến, hình ảnh của KDL vẫn chƣa gây đƣợc nhiều ấn tƣợng cho du khách.

Vị trí địa lý: thuận lợi, nằm giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Thích hợp làm nơi thư giãn cuối tuần cho mọi người sau một tuần làm việc, học tập căng thẳng.

MTDL: cảnh quan tự nhiên, sinh thái còn hoang sơ, không khí trong lành, mát mẻ, thoải mái, dễ chịu, cảm giác nhƣ đƣợc trở về với thiên nhiên.

TNDL: phong phú, đa dạng nhƣng vẫn chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng vốn có.

2.3.7. Các KDL chính của huyện Nhơn Trạch

Khu đô thị du lịch Cù lao Ông Cồn: 700 – 750 ha KDL Ông Kèo: 200 – 250 ha

KDL xã Đại Phước (giáp sông Cái): 350 – 400 ha

KDL xã Long Tân (dọc giữa sông Cái và đường vành đai từ quận 9 sang Nhơn Trạch): 200 – 250 ha.

Các KDL chính nhƣ:

Khu DLST Hương Đồng Khu DLST Long Tân Khu DLST Bọ Cạp Vàng Khu DLST Bằng Lăng Tím Khu DLST Đảo Dừa Lửa Khu DLST Ngƣ Ông.

Khu DLST Đại Phước Làng du lịch Tre Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)