SO SÁNH LỢI THẾ CẠNH TRANH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.2. SO SÁNH LỢI THẾ CẠNH TRANH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HUYỆN NHƠN TRẠCH

3.2.1. So sánh lợi thế cạnh tranh hoạt động du lịch của ba khu du lịch điển hình ở huyện Nhơn Trạch với khu DLST thác Giang Điền

Ở Nhơn Trạch hiện nay có nhiều KDL đang hoạt động nhƣng khu DLST Bọ Cạp Vàng, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng được chọn đưa vào ma trận so sánh cạnh tranh với khu DLST thác Giang Điền huyện Nhơn Trạch vì vị trí không cách xa nhau nhiều, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hoạt động kinh doanh du lịch ở các KDL này đã và đang đạt đƣợc nhiều thành tựu, thu hút lƣợng du khách rất lớn.

* Giới thiệu sơ nét về khu DLST thác Giang Điền

Khu DLST thác Giang Điền thuộc xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Thác Giang Điền có diện tích ban đầu là 67,5 hecta. Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Thích hợp cho người dân Sài thành và các vung lân cận có dịp đến đây nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi thỏa thích dưới dòng thác xanh mát với vẻ tự nhiên, hoang sơ của nó. Ngọn thác trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ đƣợc sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.

Trong thời gian sắp tới, khu DLST thác Giang Điền tiếp tục mở rộng KDL trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ

dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,…và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng nhƣ không ngừng cải thiện chất lƣợng phục vụ để đáp nhu cầu của người dân nơi đây và của du khách trên mọi miền đất nước.

Bảng 3.9 : Ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh giữa khu DLST Bọ Cạp Vàng, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng và khu DLST thác thác Giang Điền

Yếu tố quyết định

Trọn g số

Bọ Cạp Vàng

Giang Điền

Đảo Dừa Lửa

Hương Đồng Điểm

đáp ứng

Điểm trọng

số

Điểm đáp ứng

Điểm trọng

số

Điểm đáp ứng

Điểm trọng

số

Điểm đáp ứng

Điểm trọng

số Cảnh

quan và MT thiên nhiên

0,09 3 0,27 3 0,27 3 0.27 3 0.27 Sản

phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn, đa dạng

0,05 2 0,1 3 0,15 2 0.2 2 0.2

Vị trí địa lý thuận lợi

0,06 3 0,18 3 0,18 3 0.18 3 0.18 Sự tham

gia của cộng đồng vào du lịch

0,07 3 0,21 3 0,21 1 0.07 1 0.07

Sự đầu tƣ của các doanh nghiệp

0,10 2 0,2 3 0,3 2 0.2 2 0.2

Nguồn

nhân lực 0,07 2 0,14 3 0,21 1 0.07 1 0.07

đủ mạnh Đảm bảo các tiêu chuẩn về MT

0,06 2 0,12 3 0,18 1 0.06 1 0.06 Tuyên

truyền, quảng bá

0,05 2 0,1 2 0,1 2 0.1 1 0.05

Sự quan tâm của các các cấp chính quyền

0,10 3 0,2 3 0,3 3 0.3 3 0.3

Giá cả và chất lƣợng dịch vụ

0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14 2 0.14 An ninh

trật tự 0.08 3 0.24 4 0.32 3 0.24 3 0.24

Năng lực của nhân viên

0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12 2 0.12 Sản

phẩm lưu niệm

0.05 1 0.05 1 0.05 1 0.05 1 0.05

CSHT 0.09 2 0.18 3 0.27 2 0.18 2 0.18

Tổng

điểm 1 2,32 2,87 2.18 2.13

Qua bảng ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh giữa khu DLST Bọ Cạp Vàng, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng với khu DLST Thác Giang Điền cho thấy:

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động DLST ở Bọ Cạp Vàng, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng còn tương đối thấp do nhiều yếu tố ảnh hưởng như sản phẩm du lịch thiên nhiên chƣa phong phú, đa dạng, chƣa thu hút đƣợc nhiều thành phần du khách; chƣa nhận đƣợc nhiều sự đầu tƣ nên chƣa đủ khả năng để phát huy hết tiềm

năng; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém về trình độ học vấn, chƣa có kiến thức sâu rộng về du lịch thiên nhiên; hoạt động tiếp thị, quảng bá hình ảnh KDL cũng chƣa đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì những lý do này đã làm cho khả năng cạnh tranh kém hơn so với Thác Giang Điền.

Trong khi ở khu DLST thác Giang Điền rất đa dạng về các sản phẩm du lịch thiên nhiên, đã có nhiều sự đầu tƣ phát triển cho KDL ngày một hoàn thiện, tăng khả năng cạnh tranh; nguồn nhân lực thì dồi dào, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển DLST; về việc tiếp thị thì KDL đã lập ra một phòng chuyên phụ trách các kế hoạch quảng bá hình ảnh KDL đến với mọi người. Đủ sức để cạnh tranh với các KDL khác trong và ngoài tỉnh.

Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên của DLST Bọ Cạp Vàng, Đảo Dừa Lửa, Hương Đồng không phong phú bằng Thác Giang Điền, nhưng có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thiên nhiên, tăng thêm các dịch vụ và các loại hình du lịch đa dạng, phong phú. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đến mọi người, nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Phối hợp với các bên liên quan để tìm ra hướng phát triển phù hợp với tình hình du lịch hiện nay. Học hỏi kinh nghiệm quản lý và điều hành của khu DLST Thác Giang Điền, tiếp thu những điều hay đồng thời sáng tạo theo phong cách riêng cho KDL của mình. Kết hợp với các cơ sở đào tạo về du lịch để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về tổ chức quản lý DLST, kiến thức về tác phong phục vụ,...tăng khả năng cạnh tranh với các khu DLST khác trong và ngoài tỉnh.

3.2.2. So sánh lợi thế cạnh tranh hoạt động du lịch huyện Nhơn Trạch với huyện Long Thành

Huyện Nhơn Trạch đƣợc tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, chính vì thế huyện Long Thành đƣợc đƣa vào ma trận so sánh cạnh tranh với huyện Nhơn Trạch vì có cùng những điểm tương đồng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, kết quả so sánh sẽ giúp đối chiếu xem hoạt động du lịch ở

huyện nào hoạt động hiệu quả hơn, từ đó có thể học hỏi và rút kinh nghiệm những sai sót để ngành du lịch huyện Nhơn Trạch phát triển hơn.

Bảng 3.10: Ma trận so sánh cạnh tranh giữa ngành du lịch huyện Nhơn Trạch với huyện Long Thành

Yếu tố quyết định Trọng số

Huyện Nhơn Trạch Huyện Long Thành Điểm

đáp ứng

Điểm trọng số

Điểm đáp ứng

Điểm trọng số 1) Sự quan tâm, hỗ trợ

thông qua các chính sách của các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh

0.1 3 0.3 3 0.3

2) Khách và thị trường

khách du lịch 0.1 3 0.3 3 0.3

3) CSHT ở các KDL, sản phẩm du lịch, điểm tham quan

0.15 3 0.45 3 0.45

4) Hệ thống giao thông bao gồm đường xá, các phương tiện công cộng

0.15 2 0.3 2 0.3

5) Sự đầu tƣ của các

doanh nghiệp 0.1 3 0.3 3 0.3

6) Chiến lƣợc quảng bá 0.05 3 0.15 2 0.1

7) Đội ngũ nhân viên 0.1 2 0.2 2 0.2

8) TNDL 0.15 2 0.3 3 0.45

9) MT không khí, đất,

nước... 0.1 3 0.3 3 0.3

Tổng điểm 1 2.6 2.7

Qua bảng ma trận so sánh cạnh tranh giữa du lịch huyện Nhơn Trạch với huyện Long Thành cho thấy:

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch ở huyện Nhơn Trạch còn rất yếu do nhiều yếu tố ảnh hưởng như hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, cải tạo các tuyến đường dẫn thẳng đến các KDL vẫn chưa có hiệu quả. Đội ngũ nhân viên còn thiếu và chƣa hoàn thiện về trình độ chuyên môn cũng nhƣ nguồn TNDL ở Nhơn Trạch không đƣợc phong phú bằng những địa bàn khác. Chính vì những lí do này đã làm khả năng cạnh tranh chƣa đƣợc cao.

Năng lực cạnh tranh của huyện Long Thành hơn huyện Nhơn Trạch nhƣng chênh lệch không nhiều, khoảng cách này đƣợc tạo ra chủ yếu do Long Thành có nhiều tài nguyên mà Nhơn Trạch không có đó là Lâm trại Sơn Tiên (du lịch đồi), thác An Viễn (du lịch thác), cụm du lịch ven hồ Cầu Mới (du lịch hồ). Dựa vào điểm này có thể tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào và không xa về khoảng cách địa lý với Nhơn Trạch của Long Thành có thể thiết kế, hình thành những tour liên kết giữa các cụm, điểm du lịch của Long Thành và Nhơn Trạch với nhau. Tạo cho du khách nhiều sự lựa chọn lý thú khi chọn du lịch ở Nhơn Trạch, từ đó khả năng cạnh tranh của huyện Nhơn Trạch sẽ đƣợc cải thiện hơn.

Khả năng cạnh tranh thấp hơn, nhƣng ngành du lịch huyện Nhơn Trạch vẫn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu biết nắm bắt những phương pháp và kinh nghiệm phát triển. Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở vật chất là 2 vấn đề Nhơn Trạch nên gấp rút đầu tƣ và xây dựng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)