Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH 2.1. TỔNG QUAN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hình 2.2: Các tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Tài nguyên địa hình

Địa hình của huyện tương đối đơn giản và mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.

Tuy nhiên nền địa chất của huyện tương đối vững chắc, địa hình dạng bằng phẳng nên rất phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

2.2.1.2. Tài nguyên khí hậu

Nhơn Trạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực đoan lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho phát triển DL.

Nằm trong vùng lượng mưa tương đối cao 1.972 mm/năm nhưng phân bố không không đều nhau hình thành hai mùa trái ngƣợc nhau: Mùa mƣa và mùa khô.

Bảng 2.5 : Một số chỉ tiêu khí hậu đặc trƣng

Chỉ tiêu Trạm Biên Hòa Trạm Vũng Tàu

1. Nhiệt độ (0c)

Trung bình 26,0 26,3

Tối cao trung bình 31,4 29,2

Tối thấp trung bình 21,4 23,6

2. Lƣợng mƣa(mm)

Trung bình năm (mm/ năm) 1.972 1.352

Lƣợng mƣa 06 tháng mùa mƣa 1.820 1.238

(06 tháng mƣa: 5,6,7,8,9,10)% 92% so cả năm 91,6% so cả năm

Số ngày mƣa (Ngày/ năm) 126 116

3. Độ ẩm không khí TB năm (5%) 83 85

4. Số ngày nắng (Giờ/ năm) 2.644 2.610

5. Tốc độ gió TB năm(m/s) 2.0 3.7

Nguồn: Phòng tài nguyên MT huyện Nhơn Trạch 2.2.1.3. Tài nguyên thủy văn

Nhơn Trạch có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt tập trung ở phía Nam với nhiều sông lớn bao bọc. Phần lớn các sông này đều thông với nhau. Các sông chính trên địa bàn gồm: sông Thị Vải, Đồng Tranh, Đồng Môn...

Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai, nguồn nước ngầm tại vùng Long Thành - Nhơn Trạch khá phong phú.

Ngoài ra còn có những sản phẩm từ tự nhiên có giá trị về mặt du lịch nhƣ:

nguồn nước khoáng siêu nhạt, nguồn nước mạch bà và chợ nổi:

Nước khoáng: Hiện tại đã phát hiện ra mỏ nước khoáng siêu nhạt ở Nhơn Trạch. Tuy nhiên trữ lƣợng không nhiều nên khả năng khai thác còn hạn chế.

Nguồn nước Mạch Bà: là một hệ thống nước ngầm chảy qua địa bàn xã phú Hội, mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con nên đƣợc gọi là Mạch Bà, từng có nhiều truyền tích ly kỳ về những con trạch (một loại Rùa nước ngọt ở Nam Bộ) rất linh thiêng sống trong riếng mạch bà, gây ra cơn sốt hiếu kỳ vào những năm 60 của thế kỷ trước. Khi chảy qua, hệ thống nước này còn tạo ra những đoạn lộ

thiên phun trào, trong vắt và mát. Nước Mạch Bà cứ tí tách chảy chứ không ào ào nhƣ sông nhƣ suối.

Nước Mạch Bà để hãm Trà Phú Hội thì mới ngon. Thiếu nước mạch Bà, trà Phú Hội như thiếu một nửa vị ngon. Có lẽ, chính vùng đất trồng trà có mạch nước ngầm bên dưới này mới thực sự tạo cho hương vị thơm ngon của trà Phú hội, cho nên ngày nay vào những ngày cuối tuần ở đây thu hút rất nhiều khách đến tham quan kết hợp Giếng mạch Bà, vườn trà và vườn cây ăn trái Phú hội.

Chợ nổi Nhơn Trạch: đƣợc kỳ vọng sẽ là điểm du lịch lý thú cho không chỉ người dân Nhơn Trạch mà còn cả người dân ở các địa phương khác. Việc xây dựng chợ nổi trước tiên nhằm tiêu thụ hải sản, ngoài ra chợ sẽ tiêu thụ một số mặt hàng nông sản và kết nối với các điểm du lịch. Dự án triển khai trên diện tích 6ha, trong đó diện tích mặt nước 3,5ha.

Chợ nổi còn có điều kiện kết nối khá tốt với những điểm du lịch khác trên địa bàn huyện nhƣ: KDL chiến khu Rừng Sác, đến thờ liệt sĩ Nhơn Trạch, địa đạo Nhơn Trạch, Cù Lao Giấy. Vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km thuộc địa phận Nhơn Trạch và Long Thành, ăn thông một dải với Rừng Sác Cần Giờ không chỉ đa dạng về thủy sản mà còn có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây: đước, da, sú, mắm, bần...đan nhau thành nhiều tầng. Với địa hình sông nước, hàng trăm kên rạch đan nhau chằng chịt là điều kiện để phát triển những điểm du lịch thú vị.

Xây dựng chợ nổi thành điểm dừng chân đầu tiên khi du khác tới du lịch sông nước như gửi xe và tham quan kèm theo các dịch vụ phục vụ du khách tại chợ nổi. Chợ nổi khi vào hoạt động sẽ là điểm nhấn khác biệt cho Nhơn Trạch, tạo ra một nét văn hóa mới cho địa phương, điều này sẽ mang lại một nét hấp dẫn mới, một “sức mạnh mềm” trong việc thu hút đầu tƣ, thu hút khách du lịch.

2.2.1.4. Tài nguyên động thực vật

Trong phát triển du lịch, tài nguyên thực vật có ý nghĩa thu hút du khách thông qua tính đa dạng về thành phần, các loài quý hiếm, đặc hữu và các kiểu rừng. Tuy nhiên tài nguyên rừng ở Nhơn Trạch không có những loài đặc hữu và quý hiếm

nhƣng vẫn thu hút du khách vì thảm thực vật nơi đây chủ yếu là rừng ngập mặn còn hoang sơ, đến đây ngoài việc tham quan nghỉ mát du khách còn tìm hiểu về HST rừng ngập mặn.

Tài nguyên rừng của Nhơn Trạch chủ yếu là rừng ngập mặn ( rừng Sác ) tập trung ở xã Phước An, Long Thọ, diện tích rừng ngập mặn chiếm gần 40% diện tích tự nhiên của huyện, có tác dụng hạn chế khả năng xâm nhập mặn vào các vùng sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó cũng phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, để bảo vệ các vùng sản xuất nông nghiệp tiếp giáp và bảo tồn HST rừng ngập mặn, việc bảo vệ diện tích rừng ngập mặn đƣợc quan tâm và thực hiện có hiệu quả, các nguồn tài nguyên động thực vật của rừng không bị xâm hại, hiện đang phát triển tốt.

Rừng Sác có một HST rừng ngập mặn với điều kiện MT rất đặc biệt, trung gian giữa HST thủy vực với HST trên cạn, HST nước ngọt và HST nước mặn. Rừng Sác nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều nên thực vật nơi đây rất phong phú. Trong đó, thực vật chủ yếu là đước, bần, mắm, chà là, dừa nước… đặc biệt là quần thể đước đan xen, dựa vào nhau tạo nên một cảnh quan thiên nhiên đặc trƣng của Rừng Sác.

Động vật ở đây có loại xuất hiện theo mùa, có loại sống quanh năm với nhiều loài nhƣ khỉ, sóc, chuột… nhiều loại chim nhƣ cò quắm, sếu, diệc, vẹt, chàng bè, bìm bịp, cú quạ, hồng hộc, le le... nhiều loại bò sát nhƣ tắc kè, trăn, rắn, rùa và nhiều loại cá, tôm, cua, ốc....

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển bền vững du lịch huyện nhơn trạch (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)