Văn tự chữ Hán - sự du nhập và vai trò đối với nền văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại phú chữ hán trong văn học việt nam thế kỷ xv đến thế kỷ xvii (Trang 115 - 125)

CHƯƠNG 2: THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ CHỮ HÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVII NHÌN TỪ CẢM HỨNG NỘI DUNG

3.3.1 Văn tự chữ Hán - sự du nhập và vai trò đối với nền văn học Việt Nam

Đời sống lịch sử dân tộc với những diễn biến không ngừng, trong đó mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc là một mắt xích to lớn nằm trong diễn trình

lịch sử ấy. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao Việt Nam nằm trong vùng văn hóa Hán.

Như cơn lũ quét đi qua, 1000 năm đô hộ của giặc phương Bắc đã để lại không ít những đớn đau cho dân tộc nhưng vẫn có lớp phù sa màu mỡ đọng lại ở đất Việt trời Nam, trong đó chữ viết mang một ý nghĩa to lớn, quan trọng trong sự phát triển của văn chương dân tộc. Để có cái nhìn sâu sắc, thâm nhập tường tận vào một nền văn học khác, chìa khóa vàng ấy nằm ở văn tự.

Sự du nhập của chữ Hán vào nước ta xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Trước hết, nó gắn liền với sự xâm chiếm lãnh địa của nhà Hán kéo theo sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Thêm nữa, xét về phương diện của sự giao lưu văn hoá giữa các nước trong khu vực thì việc tiếp biến và sử dụng ngôn ngữ, văn tự chữ Hán là một quy luật tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản. Ở nước ta, chữ Hán đã trở thành một thứ văn tự được đề cao và có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú cho nền văn hoá, văn học Việt Nam. Dân tộc ta đã vay mượn chữ Hán, biến chữ Hán trở thành văn tự chính thống trong hành chính, giáo dục, thi cử, nghi lễ tôn giáo... Nền văn chương Hán học ở nước ta phát triển khá thịnh vượng, mang đến những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc.

Âm mưu đồng hoá bằng việc truyền bá văn hoá Trung Hoa của phong kiến phương Bắc vào nước ta đã không thành. Thay vì chống đối, với sự sáng tạo không ngừng, dân tộc ta đã Việt hoá tiếng Hán cho phù hợp với cách phát âm của ngữ âm tiếng Việt. Kết quả là đến cuối đời Đường (thế kỷ VIII-IX) chúng ta đã hình thành được hệ thống phát âm Hán - Việt. Tuy nhiên, ngôn ngữ này thường được dùng trong việc tuyên đọc sắc phong và ngâm đọc thơ văn chữ Hán. Như thế có thể thấy rằng, vào thời Bắc thuộc, chữ Hán ở nước ta đã được định hình khá hoàn chỉnh và đó chính là điều kiện thuận lợi để học tập tiếp thu những tinh hoa về văn hoá, văn học… của Trung Hoa - một quốc gia được xem là một trong những cái nôi văn hoá của nhân loại.

Chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong các sáng tác văn chương thời bấy giờ với một lượng từ ngữ Hán khá phong phú. Chữ Hán tuy là chữ của người Hán – kẻ thù xâm lược phương Bắc với âm mưu thâm độc muốn đồng hoá dân tộc ta,

thủ tiêu hoàn toàn nền văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc ta, nhằm biến người Việt thành người Hán, chúng sử dụng chữ Hán làm công cụ thống trị dân tộc ta, đặc biệt trong việc hành chính. Tuy nhiên, khi vào nước ta, chữ Hán đã được nhân dân ta tiếp thu và biến đổi chúng thành ngôn ngữ mang đậm tính dân tộc. Đó chính là việc đọc chữ Hán theo âm Hán Việt. Nghĩa là từ ngữ âm của Đường Tống biến đổi theo cách phát âm của người Việt. Điều này thể hiện cao độ tính dân tộc và chất chứa trong ấy chính là nội dung, tư tưởng mang đậm tính Việt Nam. Qua đó có thể thấy được ý thức sáng tạo và tiếp biến những yếu tố ngoại lai mà vẫn giữ vững được bản sắc dân tộc của cha ông ta ngày xưa thật đáng trân trọng.

3.3.2 Đặc trƣng văn ngôn

Phú nước ta bao gồm hai bộ phận là phú chữ Hán và phú chữ Nôm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, ở giai đoạn thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, phú chữ Hán ở nước ta thịnh hành hơn cả và đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.

Phú chữ Hán sử dụng Hán ngữ để sáng tác, điều này mang đến cho phú chữ Hán nước ta giá trị nguyên vẹn của thể loại du nhập từ Trung Hoa. Với chữ Hán, những tác phẩm phú không những trang trọng, điển nhã cả về nội dung, ngôn từ mà còn góp phần mang đến những nội dung sâu sắc, đậm chất quan phương.

Dùng chữ Hán để sáng tác phú, chính vì thế các tác phẩm đa phần là của những bậc Nho học, trí thức và tầng lớp thưởng thức cũng không nằm ngoài đối tượng ấy. Hơn nữa, đặc trưng thể tài của phú là sử dụng những ngôn từ mang tính chất mỹ lệ, đẹp đẽ, được chọn lọc một cách công phu. Chính vì thế, việc vận dụng chữ Hán càng phục vụ đắc lực cho yêu cầu ấy và mang lại dáng vẻ thanh cao quý tộc cho thể tài này.

Điển cố cũng là một công cụ đắc lực cần phải được đề cập đến khi nói đến vấn đề ngôn từ. Việc sử dụng thành thạo cũng như rất nhiều điển cố được xuất hiện trong các tác phẩm phú không chỉ làm cho tác phẩm phú thêm giàu hình ảnh, ngôn từ thêm trang trọng, diễm lệ mà còn thể hiện được tài năng của người làm phú. Nói một cách khác, điển cố không chỉ thể hiện được sự tài hoa trong

ngòi bút của văn nhân, mà còn thể hiện được tài “phu châu nhả ngọc” của văn nhân, kẻ sĩ.

Thêm vào đấy việc sử dụng rất nhiều những điển cố điển tích cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên vẻ trang trọng của ngôn từ phú chữ Hán. Hơn nữa việc sử dụng nhiều điển đắc trong bài phú không chỉ làm cho tác phẩm trang trọng mà còn thể hiện được sự học rộng hiểu sâu, tinh thông Hán học của tác giả.

Chính vì thế, việc dụng điển trong các sáng tác phú không ngừng được các văn nhân vận dụng và ra sức học tập. Các điển đa phần được các nhân sĩ lấy từ trong kho tàng kinh sách của Trung Hoa, trong những bộ truyện kinh điển của văn học Trung Quốc. Ví dụ như:

Hoãn tắc minh minh loại động tiêu chi hi thanh;

Mật tắc dương dương hoảng Quân thiên chi nhạc khuyết.

Kí bất tạp nhi bất hoa;

Diệc hữu luân nhi hữu tiết.

Hoán hồi túy mộng chi nam kha;

Kinh giác Trang Chu chi hồ điệp.

Duệ cư nạp lí tấn hầu yết ư chu môn;

Thương bội nga quan ống xu triều hồ kim khuyết.

Vi tử vi phụ, hàm quán sấu dĩ túc khách;

Sự quý sự thân, cộng suất thì nhi cung chức.

Chiếm tất quang động ư Đổng duy;

Cầm tảo lan phiên hồ giang bút.

Bản kiều mao điếm, tần thôi khách nghịch chinh yên;

Tú thát hương khuê, tăng cảm nhân tình tích biệt.

Tiến ngự giả bất ngộ ư nhăng thanh, Cần gia giả tương ngữ dĩ vãng dặc.

Thành minh triết chi niệm tư;

Thứ bất lưu ư dâm thắc.

(Kê minh phú – Nguyễn Thiên Tích) [7, tr.

704]

(Tiếng khoan khò khè như giọng đứt hơi khi thổi sáo;

Tiêng mau the thé như điệu cuối quân thiên dồn lời.

Không vô cớ ồn tào tạp nhạp;

Có tiết mục chương khúc, khoan thai!

Mộng Nam Kha lay hồn đắm đuối;

Bướm Trang Chu tỉnh giấc Bồng Lai.

Vội vã đến triều đình, kẻ xỏ giày mặc áo;

Chuẩn bị vào cung cấm, người đội mão, đeo đai.

Kẻ làm vợ, làm con, phải rửa tay, súc miệng cho thêm bề nghiêm túc;

Thờ bậc quý, đấng thân, phải kính dâng đầy đủ cho đúng lúc kịp thời.

Màn Đổng sáng trưng học vấn;

Bút Giang thấm đượm văn tài.

Nơi cầu ván, quán tranh, như thúc giục khách lữ hành lên ngựa;

Chốn buồng hương, màn gấm như nhắc nhở bạn luyến ái chia tay.

Việc nước hằng ngày, không được nghe nhầm tiếng nhặng.

Việc nhà chăm chỉ, bảo nhau săn bắn hôm mai;

Mong cho rõ ràng mực thước.

Chớ đừng mê hoặc đơn sai;)

(Phú gà gáy sáng – Nguyễn Thiên Tích)

Trong đoạn phú trên, chỉ trong vỏn vẹn có 18 câu phú mà đã xuất hiện đến năm điển tích. Thứ nhất là “nam kha” với điển tích Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đến nước Hòe An. Nhờ tướng mạo khôi ngô nên đã được vua gả con gái và phong cho Thuần làm quan Thái thú quận Nam Kha. Hai vợ chồng đang sống trong cảnh vương giả thì bỗng có giặc đến vây chiếm quận Nam Kha.

Thuần mang quân ra chống cự nhưng thế giặc vừa đông vừa mạnh nên Thuần bỏ thành thua chạy. Vợ Thuần – công chúa nước Hòe An cũng chết trong đám loạn quân. Thuần Vu Phần trở về kinh đô bẩm báo lại cho vua cha, nhưng nhà vua nghi ngờ Thuần đã đầu hàng quân địch nên đã tước hết phẩm hàm và đuổi về làm thường dân. Vừa lúc ấy, Thuần chợt tỉnh giấc, thấy mình đang nằm dưới gốc cây

hòe, trên đầu một cành cây hòe chĩa về phía nam và cạnh Thuần có một ổ kiến lớn đang kéo hàng lũ lên cây hòe. Điển trên mang ý nghĩa sự vinh hoa phú quý chỉ như một giấc mộng huyễn mà thôi. Tiếp theo là điển “Trang Chu” mộng thấy mình hóa bướm. Điển thứ ba “Đổng duy” lấy từ Hán Thư: Đổng Trọng Thư người đời Hán, ông là người rất ham học hỏi. Ông thường buông màn dạy học trò và đốt đèn thâu đêm đọc sách. Điển thứ tư là “Giang bút” lấy từ truyện Giang Yêm ở thời Nam Triều Lương, ông từng làm quan đến chức Thái thú Tuyên Thành. Lúc còn nhỏ, ông từng mộng thấy có người tặng ông cây bút ngũ sắc. Từ đó, văn chương của ông trở nên tuyệt bút, tài hoa nổi tiếng. Điển thứ năm là

“nhăng thanh” rút từ thiên Tề phong trong Kinh thi: Vào lúc gần sáng, các phi tần vào hầu vua thường thức vua dậy để lên chầu, nhà vua lúc ấy nghe tiếng gà gáy tưởng là tiếng nhặng nên không thức dậy.

“Miêu tả khoa trương là đặc trưng tiêu biểu nhất của phú dù là loại phú nào” [44, tr. 226] vậy nên ngôn từ được thể phú sử dụng cũng mang những đặc điểm hết sức riêng biệt. Đó không chỉ là lớp ngôn từ được chọn lọc một cách kỹ càng, công phu mà còn phải hết sức mỹ lệ, hoành tráng, điển nhã. Phú chữ Hán với việc sử dụng Hán ngữ đã đáp ứng yêu cầu này của thể phú một cách trọn vẹn.

Thêm nữa, “phô bày” cũng là một trong những đặc trưng của phú, chính vì thế, từ ngữ được văn nhân sử dụng ở đây mang tính khoa trương lên đến cực độ nhằm “cho người nghe lóa mắt, choáng tai, phục tài khéo nói” và “thể hiện một thế giới rực rỡ, giàu có, dồi dào, cao quý, vô cùng tận.”, mang đậm cảm hứng ngợi ca, tán tụng. [44, tr. 227]

Quan kỳ:

Phát dục vạn vật;

Tuấn cực vu thiên.

Bác hậu phối hồ khôn đức;

Chí kiện thể hồ càn nguyên.

Vân lôi khởi nhi vũ tứ hải;

Lân phong xuất nhi thụy trung nguyên.

Hạ phong Ngũ nhạc;

Thượng ứng Vi viên.

Như Tử Thần cư sử nhi lâm chúng tinh;

Như Thượng Đế lý tôn nhi triều quần tiên.

Huyền cơ thần tạo;

Đại trí thiên tuyền.

Phổ bác uyên tuyền nhi thủy quy đại hải;

Quang huy phát việt nhi ngọc uẩn Lam điền.

Nguy hồ thành công duy thiên vi đại;

Thần tai diệu dụng cắng cổ vô tiền.

Ngang ngang nhi thủ xuất thứ vật;

Kiểu kiểu nhi sơ hiện vu điền.

Phong trần bất động, ngưỡng chi di cao;

Binh toại mạc kỷ, toàn chi di kiên.

(Lam Sơn phú – Nguyễn Mộng Tuân) [53, tr.198]

(Hãy xem: Phát sinh muôn vật;

Cao ngất tầng trên.

Hùng vĩ nhờ trời phú tính;

Vững chắc được đất xây nền.

Sấm mây dậy, mưa nhuần bốn biển;

Gió lan ra, điềm ứng trung nguyên.

Dưới liệt hàng Ngũ nhạc;

Trên ứng với Bắc thuần.

Như Tử vi yên vị giữa muôn trùng tinh tú;

Như Thượng đế ngự triều có đông đủ thần tiên.

Máy thần huyền diệu;

Vẻ thánh nhuần nhiên.

Bàng bạc suối khe, nước về biển cả;

Rõ ràng khắp chốn, ngọc kết Lam điền.

Thành công đó, vốn nhờ trời cho đức lớn.

Thần kỳ thay, tự cổ chưa thấy đâu hơn!

Ngang tàng đứng trước muôn vật;

Uốn lượn tỏa khắp mọi miền.

Gió bụi không sờn, càng hướng lên càng cao ngất;

Khói lửa chẳng biến, càng dạn dầy càng chắc bền.)

(Phú Lam sơn – Nguyễn Mộng Tuân)

Chính việc dùng ngôn từ hết sức chọn lọc, tinh tế: “vân lôi”, “tứ hải”, “lân phong”, “Ngũ nhạc”, “Vi viên”, “hủy quy đại hải”, “ngọc uẩn Lam điền” … cùng cách nói khoa trương, phóng đại, hình ảnh núi Lam Sơn dưới ngòi bút Nguyễn Mộng Tuân hiện lên không chỉ mang dáng vẻ hùng vĩ mà mang màu sắc kỳ ảo, đẹp lung linh không gì sánh bằng “tự cổ chưa thấy đâu hơn”. Với ngòi bút tài hoa, ngôn từ sắc sảo cùng việc sử dụng điêu luyện các điển tích, “Lam Sơn phú” của Cúc Pha đã góp một nốt nhạc tuyệt vời trong bản khải hoàn ca của dân tộc thời bấy giờ.

Việc sử dụng ngôn từ một cách chọn lọc, từ ngữ tinh xảo, công phu khéo léo để tạo nên những hình ảnh diễm lệ, hoành tráng, kiều diễm kết hợp với việc sử dụng điển cố, sự tích lịch sử gợi nên nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc đã góp phần quan trọng trong việc làm bật lên giá trị nội dung của tác phẩm: khi thì mang âm hưởng trầm hùng, ngợi ca:

Tương dữ:

Thành Thang chi trí dũng, Vũ Vương chi thông minh.

Bản ư Thăng Nhi dữ Mục Dã.

Quân chi thánh nhậm, quân chi ưng dương.

Tự Sằn dã nhi Vị tân;

Y khí tương kỳ, cổ vũ tác tân.

Động đãng càn khôn, biến hóa phong vân.

Quyển chi tắc thoái tàng ư mật;

Dụng chi tắc khả dĩ hanh truân.

Tam thời chi diệu thần hóa mạc trắc;

Ngũ phương chi lệnh thiên mệnh dụng thân.

(Nghĩa kỳ phú – Nguyễn Mộng Tuân) [53,tr.

202]

(Cùng sánh với:

Thành Thang trí dũng, Vũ Vương thông minh, gốc từ đất Nhi, Mục nổi dậy;

Y Doãn tài tình, Thái Công mưu lược, vốn ở đồng Sằn bến Vị im hơi.

Ý chí hòa hợp cổ vũ đời mới;

Biến hóa gió mây, chuyển động đất trời.

Cuốn lại thì cất giấu cẩn mật;

Mở ra thì đem lại vui tươi.

Ba mùa huyền diệu thần thông biến hóa;

Năm phương luật lệnh, mệnh cả sáng ngời.)

(Phú cờ nghĩa – Nguyễn Mộng Tuân) Lúc thì nói lên nỗi lòng của văn nhân:

Ta!

Dư sinh chi thái vãn hề, thiết hữu mộ ư phong quang.

Phủ tư đồ nhi thái tức hề, cảnh dư tâm nhi bất vong.

Thượng luận tư nhân chi xuất xử hề, đạo nghĩa nhi bất cẩu dã.

Kí phi cẩu lộc dĩ tham vinh hề, hựu phi mê bang nhi hoài bảo dã.

Phụ Thương Chu chi thái bình hề, thiệu Hán thống chi thùy vong.

Phi hữu quá nhân chi tài hề, hạt kiến phi thường chi công.

(Tứ tuyên đồ phú – Nguyễn Bá Ký) [7, tr.755]

(Ôi! Buồn cho ta, trót sinh quá muộn chừ;

Riêng ngưỡng mộ những hình ảnh phong quang.

Luống mân mê bức họa mà thở than chừ;

Khí tiết bền lòng, không rẽ tắt ngang.

Riêng bàn lẽ xuất xử của các bậc danh nhân chừ;

Vốn theo đạo nghĩa mà không a dua đời sống ẩu.

Không chạy theo bổng lộc để vinh thân chừ;

Nhân nước rối ren mà vơ vét châu báu vậy.

Các bậc thánh nhân kia xây nên đời thái bình Thương, Chu chừ;

Hoặc nối lại cái cơ đồ kia khi vận Hán sắp tiêu vong.

Ví như không phải tài cán siêu quần, xuất chúng chừ;

Sao có thể dựng nên sự nghiệp phi thường?)

(Bài phú bức họa: Bốn người sáng danh – Nguyễn Bá Ký) Nỗi lòng của kẻ đại trượng phu tu chí muốn ra giúp đời, nhưng nghĩ rằng mình không gặp thời, không muốn chạy theo những bon chen để vụ lợi, hưởng lạc nên chấp nhận cuộc sống ở ẩn để giữ khí tiết trong sạch đã được Nguyễn Bá Ký gửi gắm thật sâu sắc, ý vị qua tác phẩm Tứ tuyên đồ phú. Cách dùng từ một cách trôi chảy, vận dụng khéo léo điển tích từ sử sách Trung Hoa, kết hợp hài hòa nhịp nhàng của những tiếng đệm “hề” làm cho nỗi niềm của văn nhân kẻ sĩ được giãi bày mang âm hưởng sâu lắng nhưng cũng không kém phần cứng cỏi, đầy khí tiết.

Không chỉ có vậy, ngôn từ của phú còn giàu hình tượng nhằm phục vụ cho đặc trưng “tô vẽ, thêu dệt đầy tưởng tượng” [44 tr. 230] Quả vậy, hình ảnh ngôi chùa cổ Phi Lai dưới ngòi bút của Nguyễn Đăng hiện lên không chỉ đẹp mà còn mang sắc màu thần tiên, huyền ảo. Với tài luyện ý gọt chữ cùng ngôn từ giàu hình ảnh, Nguyễn Đăng đã đưa sự tưởng tượng lên đến đỉnh cao tuyệt mỹ khi miêu tả thắng cảnh này.

Giáp ất biển treo;

Thấp cao bia dựng.

Vin giải ngọc lướt từng lối đá;

Giẫm hàng châu vượt bậc thang mây.

Đài Ấp Tuyền, trên đài có đền, hai tượng tô con chúa Hiên Viên;

Đình Phiến Vân, trong đình có bia, một vượn đẹp duyên chàng Tôn Khác.

Hoa động mỉm cười tiễn khách;

Chim rừng đua hót chào xuân.

Khe biếc nấp rồng phun nước cuộn, nhớp cũ sạch trơn;

Tùng xanh đưa hạc tránh mây mù, cành già thường đậu.

(Phi lai tự phú – Nguyễn Đăng) Một không gian nhiệm màu, đẹp huyền ảo được ngòi bút Nguyễn Đăng tô vẽ đã đưa người đọc vào một thế giới thần tiên hoa mỹ, tránh xa những tục lụy

Một phần của tài liệu Thi pháp thể loại phú chữ hán trong văn học việt nam thế kỷ xv đến thế kỷ xvii (Trang 115 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)