Tiết 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
II. Nghĩa của từ láy
liệu: SGK/4 2
- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu
→ mô
phỏng âm thanh
→Từ tượng thanh . - Lí nhí, li ti, ti hí
Âm thanh:
Láy lại
nguyên âm
"i" độ mở bé nhất, âm lượng nhỏ.
- Nghĩa:
Những sự vật, sự việc nhỏ bé, nhỏ nhẹ...
- Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh - Âm thanh:
→các tiếng đứng trước láy lại phụ âm đầu của tiếng gốc→ Từ láy bộ phận.
- mang vần ấp thep công thức:
"x + ấp + xy"
Âm thanh: láy lại phụ âm đầu, mang vần ấp
- Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động xuống, lên liên tiếp, khi phồng khi xẹp khi nổi khi chìm...
* So sánh nghĩa của tiếng gốc và nghĩa của từ láy :
* Đưa VD: 2 từ láy, mềm mại, đo đỏ.
- Xác định loại từ láy . - Xác định tiếng gốc . - Giải thích nghĩa :
*Mềm mại → chỉ 1 vật dễ biến dạng, biến đổi dưới một tác động nào đó, gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến. Mềm mại có sắc thái biểu cảm hơn so với mềm.
* Đo đỏ → màu như son ( như máu) mang sắc thái nhạt hơn, ở mức độ ít hơn đỏ.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá Đọc ghi nhớ SGK - 42
láy lại phụ âm đầu - Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động xuống, lên liên tiếp, khi phồng khi xẹp khi nổi khi chìm...
→ Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà âm phối thanh giữa các tiếng.
- Mềm mại:
Sắc thái biểu cảm hơn so với tiếng gốc mềm.
- Đo đỏ: Sắc thái nghĩa giảm nhẹ (nhạt hơn ) so với tiếng gốc đỏ.
→Nghĩa của từ láy có sắc thái riêng so với tiếng gốc.
2. Ghi nhớ (SGK-42) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
* Yêu cầu HS đọc đoạn văn, tìm các từ láy và xếp vào bảng phân loại.
* Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, sửa.
? Bài tập 1 rèn cho em kĩ năng gì?
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Nhận diện từ láy.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,3, 5, 6 ở nhà, bài tập 4 làm tại lớp.
? Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi, nhỏ nhoi?
* Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm bàn.
HS thảo luận, đại diện trình bày, mỗi nhóm đặt câu với một từ, nhóm khác nhận xét, cho điểm.
Phiếu học tập (5’)
Yêu cầu HS hoàn thành trong phiếu học tập, thu 10 phiếu chấm và trả sau.
Hoàn thành theo yêu cầu, nộp sản phẩm đúng thời gian.
Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, nặng nề.
Bài tập 4 VD:
- Cô ấy có dáng người nhỏ nhắn, trông thật dễ thương.
- Cậu đừng nghĩ những chuyện nhỏ nhặt ấy nữa.
Bài tập Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên vào lớp 7, có sử dụng từ láy và từ ghép, gạch chân dưới các từ đó.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ từ và cấu tạo của từ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời
- GV lắng nghe
- Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV gọi HS trình bày
- Các cặp khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định -Giáo viên nhận xét, cho điểm * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Đối với bài cũ
- Nắm chắc lý thuyết về các loại từ láy và nghĩa từ láy.
- Hoàn thành bài tập 2, 3, 5, 6.
*Đối với bài mới
Chuẩn bị bài “Quá trình tạo lập văn bản, Viết bài tập làm văn số 1”:
? Nêu các bước tạo lập văn bản?
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
Tập làm văn:
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Viết bài tập làm văn số 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản → Biết cách làm bài văn tự sự, miêu tả.
2. Năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Năng lực chuyên biệt: suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản; ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài: Hãy viết một bức thư kể về thành tích học tập của năm vừa rồi cho người thân ở xa của em (ông bà, cô dì, …)
+ HS suy nghĩ viết thư ra giấy trong khoảng năm phút
+ GV Nhận xét về bài làm của HS, sau đó GV chuyển: Bức thư mà các con vừa viết gửi cho người thân ấy chính là sản phẩm của hoạt động tạo lập văn bản
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hoạt động này B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là văn bản? Có mấy loại văn bản?
- GV Đưa ra tình huống: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập.
Tan học, em muốn về thật nhanh để báo tin