Đọc – hiểu văn bản

Một phần của tài liệu giao an ngu van 7 hoc ki 1 theo cong van 5512 (Trang 114 - 118)

- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2- 4.

- Nguyên tác chữ Hán.

- Bố cục : 2 phần.

+ Hai câu đầu: Chiến thắng hào hùng của dân tộc.

+ Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích văn bản 1 và hướng dẫn tìm hiểu văn bản 2 a) Mục tiêu: HS phân tích

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS Đọc 2 câu đầu và trả lời câu hỏi:

? Hai câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử. Em có nhận xét gì về trật tự của các địa danh? Dụng ý của tác giả ở đây là gì?

3. Phân tích.

a. Hai câu đầu.

- Chương Dương cướp...

- Hàm Tử bắt...

- Đảo trật tự thời gian, thứ tự, sử

- GV hỏi tiếp: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ: giọng điệu, tác dụng?

- GV hỏi: Hai câu đầu giúp em hình dung ntn về sức mạnh dân tộc?

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ cách biểu ý ở 2 câu đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm gì?

- GV: Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Hỏi: Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

- GV hỏi tiếp: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ: giọng điệu, tác dụng?

- GV hỏi: Hai câu đầu giúp em hình dung ntn về sức mạnh dân tộc?

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ cách biểu ý ở 2 câu đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm gì?

- GV: Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Hỏi: Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày , học sinh khác nhận xét , -GV chuẩn kiến thức

- > GV Định hướng.

- Trong thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước (tháng 4 do Trần Q Khải chỉ huy). Chương Dương xảy ra sau (tháng 6 do Trần Nhật Duật chỉ huy) nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó. Vả lại chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long -> Câu thơ hàm chứa niềm phấn chấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.

GV chuẩn KT:

+ Động từ gợi tả: "Đoạt, cầm"

+ Giọng điệu khoẻ khoắn, phấn chấn, tự hào

→ Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dt trong cuộc k/c chống quân Ng.Mông.

GV chuẩn KT: Tự hào, hân hoan, vui mừng của vị tướng đầy mưu lược.

GV chuẩn KT: Động từ mạnh, ngắn gọn, cô đúc, ý dồn nén -> nhấn mạnh chiến thắng tiêu biểu.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

-Giáo viên nhận xét, đánh giá

( GV Bình : Chỉ 2 câu thơ với 10 chữ ngắn gọn, tác giả đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Ở

dụng động từ mạnh, giọng điệu khỏe khoắn, phấn chấn, tự hào

=> Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dân tộc.

-> Lòng tự hào, hân hoan của tác giả.

b. Hai câu cuối.

"Thái bình nên gắng sức Non nước ấy...."

- Âm điệu sâu lắng, cảm xúc

-> Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình.

- Niềm tin vào nền độc lập bền vững và tương lai tươi sáng của đất nước.

=> Khát vọng thái bình, thịnh trị.

Chương Dương ta "Cướp giáo giặc" thu được rất nhiều vũ khí. Hàm Tử: ta bắt quân thù, chính ở đây, Toa Đô - một tướng giặc đã bị bắt sống: "Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô", lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy. Cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc thể hiện mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đồng thời 2 câu thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù → Khúc khải hoàn ca.) NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS : Thảo luận nhóm bàn (2’) và trả lời câu hỏi:

(1) Nhận xét âm điệu hai câu cuối so với hai câu đầu?

(2) Nội dung thể hiện trong hai câu cuối khác 2 câu đầu như thế nào?

? Em cảm nhận được khát vọng lớn lao nào của tác giả?

Tự bộc lộ.

- GV yêu cầu: Nhận xét gì về suy nghĩ khát vọng đó?

- GV yêu cầu: Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-Thảo luận nhóm bàn - 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS trình bày , học sinh khác nhận xét ,

GV chuẩn KT: Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Gợi dẫn liên hệ tới khát vọng dời đô của Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô - NV8.

GV chuẩn KT: Diễn đạt ý tưởng qua cách nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, rất giản dị, trong sáng, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

( GV Bình: Khao khát mong ước của tác giả sau khi đã dẹp yên quân giặc, đất nước thái bình.

+ Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống hoà bình.

+ Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh dân tộc, vào thái bình lâu dài của đất nước.)

NV3 :

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

GV liên hệ: Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ này và bài "

Sông núi..." có gì giống nhau?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 HS đứng tại chỗ trình bày miệng,

 HS khác nhận xét đánh giá,

 GV chuẩn kiến thức

- Biểu ý: 2 bài thơ đều bày tỏ ý kiến rõ ràng, cô đúc với những thông tin ngắn gọn, cách nói chắc nịch. ý kiến được lập luận chặt chẽ, lô gíc:

+ Bài Sông núi…, trên cơ sở khẳng định chủ quyền của đất nước mà khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc xâm lăng.

+ Bài Phò giá…, từ hào khí chiến thắng vang dội mà động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với một niềm tin sắt đá.

- Biểu cảm: 2 bài thơ đều bày tỏ cảm xúc theo cách ẩn kín trong ý tưởng, cảm xúc nằm trong ý tưởng, ý tưởng và cảm xúc hòa làm 1 khiến câu thơ âm vang mạnh mẽ, sâu lắng.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV Bình: Nếu như văn bản 1 là bài thơ thần, bản tuyên ngôn độc lập, thì văn bản 2 cũng là một kiệt tác trong văn thơ cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc, có giá trị như một tượng đài chiến công tráng lệ, làm ta sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng thời Trần chống Mông Nguyên; nhắc nhở ta ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước. Trên hành trình xây dựng đất nước ở thế kỉ XXI, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh… tâm thức người thi sĩ, anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt một số câu hỏi

(1) Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

(2) Cảm nhận sau khi học xong văn bản "Phò giá..."

(3) Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật.

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.

- Nhịp thơ 2/3.

- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS bộc lộ, trình bày

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại và ghi bảng, yêu cầu 1 HS Đọc ghi nhớ sgk.

cảm xúc vào bên trong tư tưởng.

4.2. Nội dung, ý nghĩa:

* Nội dung

- Hào khí chhiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.

* Ý nghĩa

Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời nhà Trần.

4.3. Ghi nhớ (sgk).

Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông.

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Trần Nhân Tông.

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV Yêu cầu HS rình bày kết quả thảo luận nhóm và tìm hiểu ở nhà theo các câu hỏi sau:

Nhóm 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Giống với bài nào đã học?

Nhóm 2: Nội dung 2 câu đầu tả cảnh gì? ở đâu?

Nhóm 3: Hai câu cuối tả những cảnh gì? Những cảnh ấy gợi cho người đọc ấn tượng, cảm giác gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

+ Giáo viên: hướng dẫn , hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS Trình bày sản phẩm nhóm trên khổ giấy A0, dán bảng, quan sát và bổ sung ý kiến.

Nhóm 1:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - giống bài Sông núi nước Nam - Đặc điểm của thể thơ: Cả bài có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4 ( Yên, biên, điền- bản phiên âm), (lồng, không, đồng- bản dịch thơ).

Một phần của tài liệu giao an ngu van 7 hoc ki 1 theo cong van 5512 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(353 trang)
w