B. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi
II. Luyện tập Bài 1 SGK – 93
- Mây biếc, núi xanh: sắc xanh tự nhiên của mây và núi.
- Xanh xanh, xanh ngắt:
+ Xanh xanh: màu sắc được cảm nhận ban đầu.
+ Xanh ngắt: là màu xanh chứa đựng cái nhìn đau đáu, vô vọng.
- Trong đoạn thơ những màu xanh được đưa vào không chỉ miêu tả màu sắc của sự vật mà còn là màu sắc của tâm trạng người chinh phụ.
=> Cùng chỉ sắc xanh – các cách diễn đạt khác nhau
=> Màu xanh thường tượng trưng cho sức sống... trong bài... màu xanh lại thể hiện nỗi buồn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: Vấn đáp, thảo luận nhóm…
c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS trả lời trắc nghiệm
Câu 1: Văn bản Chinh phụ ngâm khúc nguyên bằng chữ Hán là sáng tác của ai?
A. Nguyễn Trãi B. Đặng Trần Côn C. Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Nguyễn Khuyến
Câu 2: Ai là dịch giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc A. Hồ Xuân Hương
B. Đoàn Thị Điểm C. Bà huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến
Câu 3: Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào?.
A. Lục bát
B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn bát cú
Câu 4: Nội dung của đoạn trích Sau phút chia ly là gì?
A. Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ B. Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi gia trận
C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu
D. Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn người chinh phu ra trận
Câu 5: Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc?
A. phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa B. phê phán chế độ nam quyền đã đẩy số phận người phụ nữ vào những bi kịch.
C. đề cao quyền sống của con người.
D. những khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Câu 6: Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là?
A. Dùng lối nói đối nghĩa
B. Điệp từ ngữ
C. Những hình ảnh có tính ẩn dụ D. Tất cả đều đúng
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
* Đối với bài cũ
- Thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản, thuộc ghi nhớ.
- Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích (điệp ngữ, đối lập, câu hỏi tu từ)
- Nhận xét về mức độ tình cảm của người chinh phụ được diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích.
* Đối với bài mới : Soạn bài Quan hệ từ Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết : 24
Tiếng việt
QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
`2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
- Năng lực riêng:
+ Chỉ ra được mục đích sử dụng từ loại: quan hệ từ trong câu, đoạn văn, văn bản.
+ Lí giải, phân tích được đặc điểm hình thức, chức năng của từ loại quan hệ từ.
+Xác định câu văn đúng hoặc sai (do có hoặc không sử dụng quan hệ từ).
+ Nhận xét được cách sử dụng các từ loại trong câu văn, đoạn văn, văn bản.
+ Tạo lập được một số câu, đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ theo yêu cầu.
3. Phẩm chất:
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tươnglai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.
2. Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt: Để câu văn được liên kết, chúng ta có cần phải tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận của câu, đoạn văn với nhau. Vậy người ta sẽ dùng từ loại nào đây? Đó chính là quan hệ từ. Vậy thế nào là quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ như thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ cho linh hoạt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức thế nào là quan hệ từ.
d) Tổ chức thực hiện:
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ và trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào kiến thức đã học hãy xác định các quan hệ từ trong các câu trên?
+ Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?
+ Hãy phân tích và nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Các nhóm lần lượt phân tích các ví dụ, xác định ý nghĩa của mỗi quan hệ từ, đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV đặt câu hỏi: Từ việc phân tích ví dụ em hãy cho biết các từ “của, như, bởi … nên, nhưng” được dùng để làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Nhận xét, kết luận: những từ dùng liên kết từ ngữ, cụm từ, vế câu … và dùng để biểu thị các quan hệ so sánh, nhân quả … -> quan hệ từ.