thích chú thích “bánh trôi”, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
*HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung: Bánh trôi thường làm vào dịp tết thanh minh (3/3 âm) để cúng. Bánh trắng tròn, tinh khiết.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá NV2 :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV đặt câu hỏi: Theo dõi văn bản và nhận diện thể thơ của bài?
- Gv đặt tiếp câu hỏi: Về hình thức ngôn từ, bài thơ này có đặc điểm nào khác với bài “Nam quốc sơn hà” đã học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
- GV gợi ý: (số câu, chữ, vần). Vần bằng cuối câu 1,2,4.
- GV bổ sung: Bổ sung thêm luật bằng trắc: nhất, tam, ngũ, bất luận. Nhị tứ lục phân minh.
Một bài viết bằng chữ Nôm, một bài viết bằng chữ Hán.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá NV3 :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS: Bài thơ có kể, tả về bánh trôi và quá trình làm bánh không?
- GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy đề tài của văn bản là gì?
- GV: Vậy bài thơ có mấy nghĩa, đó là những nghĩa gì?
-GV yêu cầu HS: Hãy xác định bố cục và phương thức biểu đạt của bài thơ? Dựa vào đó hãy kết luận về kiểu loại văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
-Gv bổ sung: Có nhưng ngắn gọn sinh động 🡺 mượn hình ảnh bánh trôi gắn cho phẩm chất của người phụ
- GV bổ sung: Bài thơ vịnh cái bánh trôi – vật nhỏ bé, bình
2. Kết cấu, bố cục
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
- Đề tài: vịnh vật (cái bánh trôi nước) – nhỏ mọn, bình dị.
- Bố cục: 2 phần.
+ Hình ảnh, cái bánh trôi.
+ Vẻ đẹp, thân phận và nhân cách của người phụ nữ.
- PTBĐ: miêu tả, biểu cảm.
dị qua đó gửi gắm tình cảm ngợi ca vẻ đẹp nhân cách người phụ nữ.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Hai nghĩa: nghĩa tả thực (nghĩa đen), và nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (nghĩa bóng): Vừa nói về bánh trôi nước, vừa nói lên cuộc đời, thân phận, phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Văn bản thơ trữ tình, biểu cảm gián tiếp -Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc bài thơ và thảo luận theo cặp đôi (3 phút), cho biết:
+ Với nghĩa thứ nhất, cái bánh trôi được miêu tả qua những chi tiết nào? Hãy liệt kê và phân tích?
+ Các từ trắng, tròn gợi tính chất nào ở một sự vật? Em có nhận xét gì về từ ngữ miêu tả của tác giả?
+ Từ nghệ thuật miêu tả của Hồ Xuân Hương, em hình dung như thế nào và cảm nhận được gì về hình ảnh cái bánh trôi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
- HS thảo luận và trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Hình dung: cái bánh bột nếp trắng mịn, hình tròn, trong có nhân đường đỏ, thả vào nước chìm, chín nổi lên. Nhào bột nhão khô là do tay người làm bánh ->
dù thế nào bánh vẫn nguyên vẹn, thơm thảo.
=> Hiện lên trước mắt chiếc bánh trắng tròn, xinh xẻo, thơm ngon tinh khiết, thật giống chiếc bánh trôi ngoài đời.
- Gv bổ sung: Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật. Vật vô tri vô giác trở lên có trí tuệ và tâm hồn hay chính Xuân Hương đã thổi hồn vào hình ảnh ngôn ngữ thơ ca. Do đó người đọc hiểu ngay rằng ẩn sau cái bánh trôi là người phụ nữ.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
3. Phân tích
3.1. Hình ảnh cái bánh trôi.
- Miêu tả: Trắng, tròn
🡺 Tính từ chỉ tính chất gợi sự trong sạch, hoàn hảo ở sự vật.
- Chìm – nổi.
- Rắn – nát.
- Tấm lòng son.
-> Từ ngữ đặc tả sinh động trạng thái đối lập
=> Hình ảnh cái bánh trắng tròn, thơm ngon, tinh khiết giống cái bánh ngoài đời.
3.2. Vẻ đẹp, thân phận và nhân cách của người phụ nữ.
- Thân em 🡺 Cách nói quen thuộc trong ca dao.
=> Lời xưng hô, giới thiệu dịu dàng, nữ tính.
- Vừa trắng ... vừa tròn.
🡺 Lặp tăng tiến.
=> Tả thực cái bánh; ẩn dụ cho vẻ đẹp thể chất hoàn hảo, khoẻ mạnh, trong trắng của người phụ nữ.
- Bảy nổi ba chìm với nước non.
+ Thành ngữ, chơi chữ (nước non), đối lập (chìm-nổi), giọng oán trách xót xa
Giáo viên nhận xét, đánh giá NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời:
+ Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, thân phận và nhân cách người phụ nữ hiện lên như thế nào?
+ Nhận xét cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong câu thơ mở đầu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức
GV nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Xưng em – nhẹ nhàng, duyên dáng + Giống cách xưng hô trong ca dao.
+ Tác giả, người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- GV bổ sung: Điều hiếm thấy trong thơ Hồ Xuân Hương (thường xưng ta). Ở đây xưng em 2 lần trong bài thơ thật nữ tính, ngọt ngào.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá NV3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
+ Người phụ nữ xưng em tự giới thiệu vẻ đẹp của mình như thế nào?
+ Nhận xét cách dùng từ ngữ trong câu thơ đầu?
+ Từ đó giúp em cảm nhận vẻ đẹp nào của họ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Bàn bạc, thảo luận, làm việc nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS thảo luận, cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung: Hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật đẹp:
trắng trẻo, tròn trịa, phúc hậu, khiêm nhường trọn vẹn thuỷ chung. Vẻ đẹp hình thức thật đáng tự hào.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
-Giáo viên nhận xét, đánh giá NV4
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
-GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở:
+ Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?
-+ Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được
+ Thân phận long đong, phiêu dạt, trôi nổi, bấp bênh, cay cực xót xa của người phụ nữ.
- Rắn nát mặc dầu....
+ Giọng ngậm ngùi, cam chịu, hình ảnh ẩn dụ
+ Cuộc đời xô đẩy, không tự làm chủ, bị phụ thuộc.
- Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
+ Giọng rắn rỏi thái độ thách thức bất chấp vượt lên số phận cuộc đời để giữ vững phẩm giá cao đẹp.
=> Niềm tự hào về phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam và thái độ cảm thông cho thân phận chìm nổi, bấp bênh, bị lệ thuộc của họ.
như vậy không? Họ phải chịu số phận như thế nào?
GV yêu cầu HS theo dõi văn bản: Lời thơ nào diễn tả điều ấy? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở câu thơ trên? Giá trị?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS đứng tại chỗ trình bày miệng,
HS khác nhận xét đánh giá,
GV chuẩn kiến thức
🡺 Quyền được nâng niu, trân trọng, quyền được hưởng hạnh phúc, được làm đẹp cho đời.
🡺 Chìm nổi, đắng cay, bị vùi dập.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Diễn tả số kiếp lênh đênh, trôi dạt, thân phận nhỏ bé, mong manh, cuộc sống cay cực của người phụ nữ trong xã hội bất công.
- GV bổ sung:
+ Thành ngữ “bảy...” thường nói về sự trôi nổi lênh đênh của kiếp người. Hai chữ nước non mang nghĩa chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời.
+ Đảo thành ngữ không kết thúc ở nổi mà kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng cay cực, xót xa hơn.
Nghệ thuật đối lập giữa trắng và tròn, giữa chìm và nổi đã nói lên sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ. Tuy nhiên giọng điệu câu thơ không chỉ là lời than thân trách phận mà còn giãi bày sự bền gan trong tủi cực vẫn kiên trinh thách thức.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tổng kết.
a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS: Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
-GV yêu cầu HS: Khái quát nội dung của bài thơ? Em đánh giá như thế nào về bài thơ và tác giả Hồ Xuân Hương?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thuần Nôm, đề tài bình dị, ngôn ngữ sắc sảo, bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, thành ngữ, mô típ dân gian.
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
- Bài thơ đa nghĩa, độc đáo.
4.2. Nội dung, ý nghĩa
- GV bổ sung: Bài thơ thể hiện khá đậm tính cách Hồ Xuân Hương và hồn thơ Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ đã vận dụng ca dao thành ngữ, sử dụng ngôn ngữ bình dị dân gian để vịnh cái bánh trôi nước rất thân thuộc của quê nhà -> Qua đó bày tỏ tấm lòng trân trọng về món ăn đậm đà của dân tộc. Bài tứ tuyệt còn là tấm lòng của bà chúa thơ Nôm khẳng định và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản sâu sắc.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
* Nội dung
- Vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Thái độ cảm thông của tác giả.
* Ý nghĩa
"Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
4.3. Ghi nhớ (SGK- 95) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
-Gv yêu cầu:
+ HS đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
+ Tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ "Bánh trôi nước” với các câu hát than thân thuộc ca dao?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung
Đó là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với phụ nữ.
Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu1 : Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?
A. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
B. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật thất ngôn bát cú.
C. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt.
Câu 2.Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp và số phận long đong.
B. Số phận bất hạnh.
C. Vẻ đẹp hình thể.
D. Vẻ đẹp tâm hồn.
Câu 3.Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước?
A. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
B. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
C. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
D. Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
Câu 4: Nghĩa thứ hai trong bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương là gì?
A. Diễn tả lại các công đoạn làm ra chiếc bánh trôi nước và các nguyên liệu làm nên chiếc bánh.
B. Phản ánh thái độ của người thưởng thức về hương vị của chiếc bánh trôi nước.
C. Phản ánh phẩm chất, vẻ đẹp và thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
D. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của những chiếc bánh trôi
Câu 5 Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?.
A. Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau.