II. Luyện tập Bài văn: “Hoa học trò”
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
* Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng cảm nghĩ: Nụ cười của mẹ.
- Biểu hiện cụ thể: Nụ cười tươi tắn, đôn hậu, bao dung, vui vẻ, hạnh phúc, động viên, khích lệ, yêu thương.
* Dàn bài:
- Mở bài:
+ Giới thiệu đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.
+ Khái quát cảm xúc đối với nụ cười của mẹ:
hạnh phúc - Thân bài:
+ Nêu những biểu hiện, đặc điểm, sắc thái của nụ cười.
. Nụ cười vui, yêu thương trìu mến.
. Nụ cười khuyến khích, động viên . Nụ cười an ủi, chia sẻ.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- KB: Ý nghĩa, tác dụng của nụ cười ấy (sưởi ấm gia đình, tâm hồn mọi người), trách nhiệm của mình.
* Viết bài:
- Gợi ý MB: Các cụ xưa đã nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả đúng như vậy. Nụ cười của mẹ tôi là thang thuốc bổ vô giá cho cả gia đình……
- Gợi ý KB: Nụ cười của mẹ đem lại hạnh phúc cho cả gia đình. Càng yêu thương và mong muốn cho nụ cười ấy luôn nở trên gương mặt dịu hiền của mẹ, em càng hiểu rõ trách nhiệm của mình lớn hơn bao giờ hết.
đã học thường có hai phần: đối tượng biểu cảm và yêu cầu biểu cảm.
Trình bày.
* Lưu ý HS: MB, KB phải bám sát yêu cầu của đề:
- MB: định hướng, cơ sở cho thân bài.
- Kết bài rút ra từ mở bài, thân bài.
- Căn cứ vào dàn bài GV gợi ý cho HS viết một vài đoạn văn như mở bài, một vài ý như thân bài và kết bài.
GV có thể đưa 1 đoạn mẫu cho HS tham khảo.
Kết bài: Cuộc đời tôi có thể thiếu nhiều thứ vật chất bời gia đình tôi còn nghèo, nhưng không thể thiếu vắng nụ cười của mẹ. Tôi sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng “cho tròn chữ hiếu” để nụ cười mẹ tôi luôn rạng rỡ.
Hoạt động độc lập hoàn chỉnh đoạn văn của mình ->
đọc, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
+GV yêu cầu học ghi nhớ SGK-88
* Sửa lỗi
-> Để làm đề văn biểu cảm trên.
- Trải qua 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; sửa bài.
- Để tìm ý phải hình dung đối tượng biểu cảm và cảm xúc, tình cảm của mình.
- Lời văn thích hợp, gợi cảm.
b. Ghi nhớ 2 (SGK-88)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc bài văn SGK và trả lời câu hỏi:
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì đối với đối tượng nào?
? Tình cảm ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?
? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?
? Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và một đề văn thích hợp?
? Hãy nêu lên dàn ý của bài?
? Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Luyện tập Bài văn SGK -89
- Bài văn bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương An Giang -> Bộc lộ trực tiếp qua những câu biểu cảm.
- Đặt nhan đề: An Giang quê tôi; Ký ức về một miền quê; Nơi ấy quê tôi; Quê hương tình sâu nghĩa nặng; Nghĩ về quê hương An Giang.
- Dàn ý:
+ MB: Khái quát cảm xúc về quê hương An Giang.
+ TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương.
- Tình yêu quê từ tuổi thơ.
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
+ KB: Tình cảm gắn bó của tuổi trưởng thành.
- Phương thức biểu cảm của bài: Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình, vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Sửa chữa nhược điểm của dàn bài trên như thế nào cho đạt yêu cầu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Gợi ý:
Đối chiếu với gợi ý chung về dàn bài văn biểu cảm dưới đây để nhận xét ưu, nhược điểm trong bài để điều chỉnh:
- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
- Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó (hình dung từng đặc điểm gợi cảm của đối tượng và nêu cảm xúc, tình cảm của em về từng đặc điểm đó).
- Kết luận: Nhận xét và nâng cao, mở rộng cảm nghĩ.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
* Học bài cũ
Dựa vào dàn ý đã lập cho đề bài:Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, hãy viết thành một bài văn ngắn (1 khoảng trang vở). Sau đó đọc lại và tự sửa lỗi (nếu có).
* Chuẩn bị bài mới
Soạn bài: Đọc thêm: Sau phút chia ly.
Nhóm 1: Tìm hiểu về thể thơ của văn bản?
Nhóm 2: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Nhóm 3: Tâm trạng của người chinh phụ?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :22
BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Cảm nhận phẩm chất và tài năng của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài “Bánh trôi nước”
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo.
- Tự nhận thức được niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến;
đấu tranh vì quyền lợi chân chính của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
- Làm chủ bản thân: tự xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ quyền sống hoà bình; lên án, tố cáo xã hội phong kiến phân quyền trọng nam khinh nữ.