I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Nhận biết được Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
- Các đực điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên xác định vị trí địa lí và qui mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
- Một số các dạng địa hình Trung và Nam Mĩ.
III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Vị trí vùng công nghiệp “Vành đai mặt Trời” có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế ?
3. Nội dung bài mới a) Giới thiệu bài mới b) Nội dung bài dạy
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp ( 7 phút)
GV treo lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, hướng dẫn HS quan sát.
Yêu cầu 1 HS lên xác định vị trí khu vực Trung và Nam Mĩ.
CH : Khu vực Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?
- Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm các phần đất nào của châu Mĩ?
CH : Nhận xét về đặc điểm vị trí và lãnh thổ khu vực Nam Mĩ?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Cặp/ nhóm (13 phút) Quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, cho biết:
CH : Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? Có gió gì hoạt động thường xuyên?
Hướng gió?
HS : Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới có gió tín phong đông nam thổi thường xuyên quanh năm.
CH : Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
1. Khái quát tự nhiên
- S = 20,5 triệu km2
- Trung và Nam Mĩ bao gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri- bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coo-đi-e, có nhiều núi lửa hoạt động.
- Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các
GV tổ chức cho HS thảo luận (2 phút)
CH : So sánh sự khác nhau về lượng mưa giữa phía đông và phía tây eo đất Trung Mĩ ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
- Ảnh hưởng của khí hậu đến thảm thực vật ở đây như thế nào?
HS : Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô đón gió tín phong thổi theo hướng đông nam từ biển vào, mang theo lượng ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na nên mưa nhiều, rừng nhiệt đới bao phủ
- Phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Bê-ru, mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa cây bụi.
Hoạt động 3 : Nhóm ( 17 phút) GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (4 phút)
CH : Quan sát lược đồ kết hợp kiến thức đã học, so sánh điểm giống nhau và khác nhau của địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ?
CH :Nêu đặc điểm các khu vực địa hình Nam Mĩ?
HS làm việc để hoàn thành phiếu học tập sau để trả lời các vấn đề theo gợi ý
Tự nhiên Nam Mĩ
Phía đông Ở giữa Phía tây Đặc
điểm
đảo lớn, nhỏ quanh biển Ca- ri-bê.
- Khí hậu và thực vật có sự phân hoá theo chiều tây- đông.
b.Khu vực Nam Mĩ.
Có 3 khu vực địa hình - Hệ thống núi trẻ An-đet ở phía tây.
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn.
- Phía đông là các sơn nguyên.
địa hình Hệ thực vật
- Miền núi An-đét có vị trí ở đâu ? Độ cao ? - Các sơn nguyên có vị trí ở đâu ? Độ cao ?
- Miền đồng bằng có vị trí như thế nào ? Diện tích ra sao ? Địa hình co dạng như thế nào ?
GV hướng dẫn HS phân tích trên lược đồ để nhận biết miền núi và cao nguyên bao bọc ở 2 phía đông và tây làm cho đồng bằng có dạng lòng máng ( để giải thích được vì sao khu vực A-ma-dôn đón gió đông bắc và có lượng mưa rất lớn trên 2500mm) Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, yêu cầu HS lên xác định trên lược đồ các dãy núi và các đồng bằng lớn ở Nam Mĩ.
CH : Cho biết vùng Trung và Nam Mĩ có những tài nguyên khoáng sản chủ yếu nào?
IV. Củng cố:
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Nối các ý ở cột A với các ý cột B để có kết quả đúng về đặc điểm địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ.
A- Khu vực địa hình B- Đặc điểm
1. Phía tây Nam Mĩ.
2. Quần đảo Ăng-ti
a. Các đồng bằng kế tiếp nhau, diện tích lớn nhất là đồng bằng A-ma-dôn