Mô hình trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1.3. Các cơ sở để xây dựng chiến lược của một vùng

1.3.4. Kinh nghiệm của một số vùng trên thế giới và trong nước

1.3.4.2. Mô hình trong nước

Mô hình khu kinh tế ven biển

Khái nim: Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.

Điu kin thành lp:

-Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;

-Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nội thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

-Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;

-Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực;

-Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh;

-Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

Th chế và phương thc qun lý:

Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động của các Khu kinh tế là Nghị định Chính phủ (Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế).

Quản lý khu kinh tế là Ban Quản lý khu kinh tế, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức

năng quản lý nhà nước trực tiếp và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh.

Kinh nghiệm thành công và thất bại

Thành công: (1) Thí điểm áp dụng một số chính sách trong các khu kinh tế nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng của các địa bàn có điều kiện. (2) Cần huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư hạ tầng trong vốn ngân sách nhà nước cần phát huy vai trò “vốn mồi”. Đa dạng hóa các nhà đầu tư hạ tầng các khu kinh tế; có thể là nhà nước, doanh nghiệp với các hình thức chủ sở hữu nhà nước, tư nhân, liên doanh, vốn đầu tư nước ngoài. (3) Công tác quy hoạch được đồng bộ ngay từ đầu, phù hợp với quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu đô thị.

Thất bại: (1) Thể chế cho các khu kinh tế chưa phù hợp. (2) Cơ chế chính sách để thu hút mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực từ bên ngoài chưa đủ sức cạnh tranh ở cấp quốc tế. (3) Tổ chức bộ máy còn chồng chéo. (4) Yếu kém về hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. (5) Các khu kinh tế này đang cạnh tranh lẫn nhau ở trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế để thu hút vốn kỹ thuật của các nhà đầu tư lớn trên thế giới. (6) Phát triển các khu kinh tế này chưa trọng điểm, cơ chế, chính sách chưa thực sự đột phá.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống lại những lý luận cơ bản về quá trình xây dựng chiến lược.

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp. Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.

Trong luận văn cũng đề cập đến một số phương pháp xây dựng chiến lược phù hợp với xây dựng chiến lược của một vùng như phương pháp PEST, phương pháp chuyên gia, phương pháp Delphi…

Phân tích PEST là công cụ hữu hiệu để có cái nhìn toàn cảnh về môi trường kinh doanh của mình, suy ngẫm về những cơ hội cũng như thách thức đặt ra. Nhờ việc hiểu rõ môi trường kinh doanh của mình, chúng ta có thể tận dụng được ưu thế từ các cơ hội và hạn chế tối đa các thách thức, rủi ro.

PEST là công cụ dùng trong phân tích kinh tế vĩ mô, bao gồm: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa xã hội và Công nghệ. Những yếu tố này được sử dụng trước hết để suy ngẫm về những đặc trưng riêng của quốc gia hay vùng miền,

và từ đó rút ra những kết luận về ưu điểm của sự thay đổi ấn tượng diễn ra tại đó. Công cụ này vẽ ra những tình huống để đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể, nhờ đó có thể tận dụng tối đa các cơ hội đang hiện hữu.

Cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng chiến lược phát triển được trình bày trong chương là sử dụng các lý luận và các công cụ nghiên cứu chủ yếu của hai nhà kinh tế học: Fred R.David và Micheal Porter. Đây là cơ sở được sử dụng làm nền tảng cho phân tích và đề ra chiến lược và giải pháp trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)