Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân số

• Qui mô, phân bố, mật độ dân số

- Tổng dân số toàn huyện Vân Đồn (khu kinh tế, KKT) 41.645 người với 9.687 hộ, chiếm 3,76% dân số tỉnh Quảng Ninh. Dự báo quy mô dân số Khu kinh tế đến năm 2020 đạt khoảng 150.000 người.

- Phân bố dân số: Tổng dân số toàn KKT được phân bố trên 12 đơn vị hành chính xã, thị trấn.

Bảng 2.3: Dân số, mật độ dân số phân theo xã Stt Tên xã, thị trấn Diện tích Dân số Trong Tổng số

Mật độ dân số

- Toàn KKT 42.989,41 41.645 20.890 9.687 96

A Khu vc đảo Cái Bu

1 TT Cái Rồng 365,24 7.881 4.063 1.908 2.159

2 Xã Đông Xá 1.607,39 9.292 4.681 2.210 580

3 Xã Hạ Long 2.853,58 9.167 4.562 2.048 321

4 Xã Vạn Yên 10.175,06 1.386 660 325 14

5 Xã Đoàn Kết 3.446,38 2.595 1.248 636 75

6 Xã Bình Dân 2.971,09 1.214 574 250 41

7 Xã Đài Xuyên 9.110,99 1.829 936 444 20

B Khu vc qun đảo Vân Hi

8 Xã Quan Lạn 6.762,93 3.746 1.877 813 55

9 Xã Minh Châu 5.141,20 952 476 228 19

10 Xã Ngọc Vừng 3.210,75 1.049 571 261 33

11 Xã Thắng Lợi 2.435,00 1.527 743 318 104

12 Xã Bản Sen 7.240,62 1.007 499 246 14

Nguồn: Theo Thống kê Diện tích đất đai 1/2011, Phòng TNMT huyện cấp

Mật độ dân số trung bình toàn huyện rất thấp, 96 người/km2 (toàn tỉnh 180 người/km2, cả nước 249 người/km2). Là một khu vực có mật độ dân số rất thấp, mặt khác mật độ dân số phân bố không đều; Thị trấn Cái Rồng có mật độ dân số cao nhất, đạt 2.159 ng/km2, sau đó là xã Đông Xá và Hạ Long;

một số xã có mật độ dân số rất thấp, dưới 50 người/km2, bao gồm các xã Bình Dân, Ngọc Vừng, Đài Xuyên, Minh Châu và đặc biệt có 2 xã mật độ dân số rất thấp là Vạn Yên và Bản Sen, mật độ dân số 14 người/km2.

Cơ cấu dân số:

- Dân tộc: Dân số sinh sống trong Khu kinh tế gồm 7 dân tộc khác nhau sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan..., trong đó chiếm đa số là người Kinh 84,74% tổng dân số và người Sán Dìu 12,95%.

- Giới tính:

+ Phân theo giới tính: Nam có 20.755 người, chiếm 49,83% so với tổng số.

+ Nữ có 20.890 người, chiếm 50,17% so với tổng số.

Tăng trưởng dân số:

Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện năm 2007 là 1,543%, trong đó tăng tự nhiên 1,25%, tăng cơ học 0,293%. Nhìn chung biến động dân số trong các năm gần đây không lớn, tương đối ổn định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học chưa có gì biến động lớn.

Dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa:

Khu kinh tế Vân Đồn có một đô thị loại V, thị trấn Cái Rồng, là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện Vân Đồn, Dân số đô thị 7.678 người, tỷ lệ đô thị hóa rất thấp, 18,55%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa chung toàn tỉnh (toàn tỉnh 44,6%).

Bảng 2.4: Dân số KKT Vân Đồn qua một số năm Năm

TT Danh mục 2007 2008 2009 2010 2011 Ghi chú 1 Dân số (người) 39.494 40.369 40.764 41.39 41.645 2 Dân số thành thị (người) 7.298 7.465 7.517 7.678 7.881 3 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 18,48 18,49 18,44 18,55 18,55 4 Dân số nông thôn (người) 32.196 32.904 33.247 33.72 33.764 5 Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,819 2,191 0,974 1,540 1,543

Tỷ lệ tăng nhiên (%) 0,98 1,15 1,15 1,256 1,25 Tỷ lệ tăng cơ học (%) 0,839 1,041 -0,176 0,287 0,293

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011 và số liệu dân số do Chi cục Thống kê huyện cấp.

2.1.3.2.Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động Khu Kinh tế Vân Đồn 22.572 người, chiếm 54,20% dân số. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 19.525 người, chiếm 86,5% dân số trong độ tuổi lao động; lao động phân theo các ngành kinh tế như sau: Lao động ngư nghiệp khoảng 25,5%, 4.500 lao động; Nông-Lâm nghiệp khoảng 45,58%, 8.900 lao động; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 1.250 người, chiếm 6,4%; thương mại-dịch vụ 4.875 người chiếm 24,97% lao động trong các ngành kinh tế.

Bảng 2.5: Hiện trạng lao động

TT Danh mục Đơn vị 2011

1 Dân số Người 41.645

2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 22.572

Tỷ lệ so tổng dân số % 54,

3 LĐ trong các ngành kinh tế Người 19.525

3.1 Nông - lâm - thuỷ sản Người 13.400

Tỷ lệ số lao độngđang làm việc % 88,

3.2 Công nghiệp - xây dựng Người 1.2

Tỷ lệ số lao động đang làm việc % 6,

3.3 Thương mại - dịch vụ Người 4.8

Tỷ lệ số lao độngđang làm việc % 24,

2.1.3.3.GDP

Nhìn chung hiện tại, kinh tế huyện Vân Đồn phát triển trình độ chưa cao, nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thủy sản; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm;

ngành kinh tế dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn huyện năm 2004 đạt 169,4 tỷ đồng, năm 2005 khoảng 195 tỷ đồng, năm 2006 ước đạt khoảng 224,46 tỷ đồng.

GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 4,2 triệu đồng, năm 2005 đạt khoảng 4,7 triệu đồng năm 2006 ước đạt khoảng 5,39 triệu đồng, tương đương 326,7 USD/người (toàn tỉnh đạt 726 USD/người).

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 11,4%/năm. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng 11,5%;

công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng khoảng 22,3% và các ngành dịch vụ tăng khoảng trên 9%/năm.

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 là 16,8%/năm, năm 2011 đạt 17,3%; năm 2012 đạt 15,6% (cao hơn so với tốc độ của tỉnh và gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước - 5,89%).

Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm - ngư nghiệp còn cao, chiếm khoảng trên 53% so với tổng số GDP; khu vực công nghiệp - xây dựng còn thấp, công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng trên 10%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 37,0%.

2.1.3.4.Thương mại và dịch vụ

Luân chuyển hàng hóa và doanh thu luôn tăng tỷ trọng cao, trên 20%, mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp các xã trong huyện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân và khách du lịch. Huyện có chợ trung

tâm, diện tích 5.000 m2, có gần 400 hộ kinh doanh.

2.1.3.5. Đầu tư xây dựng

Trong các giai đoạn qua đã động viên nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, vốn đầu tư năm 2011 đạt khoảng 47 tỉ đồng.

2.1.3.6. Giáo dục

Hệ thống giáo dục đã và đang được từng bước cải thiện trong những năm gần đây bao gồm việc loại bỏ được tình trạng học 3 ca. Những khoản đầu tư lớn cũng đã được thực hiện để phát triển cơ sở giáo dục của huyện Vân Đồn. Hiện tại có 24 trường các loại, gồm công lập, bán công, ngoại trú và nội trú. Hệ thống trường, lớp học hiện tại được bố trí ở hầu hết các khu vực dân cư trong địa bàn huyện, thu hút được phần lớn trẻ em đến tuổi đi học đến trường.

Trung học cơ sở : Ở tất cả 12 xã đều có trường cấp hai với tổng số 12 trường gồm 101 lớp học và 2.930 học sinh, trung bình 71 học sinh/ 1.000 dân.

Trung học phổ thông: Có 1 trường và 2 cơ sở đào tạo với tổng số 41 lớp học và 1.744 học sinh, trung bình 42 học sinh/1.000 dân.

Tiểu học: Có 14 trường, 195 lớp học, 3.036 học sinh bình quân 74 học sinh/1.000 dân (trong đó có 8 trường chung: tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông cơ sở). Mẫu giáo có 64 lớp với 1.232 cháu, trung bình gần 20 cháu/lớp.

Tuy nhiên cần phải nâng cao cơ sở hạ tầng giáo dục hơn nữa vì số phòng học tạm, mượn còn nhiều, phòng học nhà cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị, đồ dụng dạy học còn thiếu nhiều.

2.1.3.7. Y tế

Công tác y tế đã có chuyển biến rất tích cực trong những năm qua, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm quy định hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều cơ sở vật chất đã được phát triển bao gồm một bệnh viện đa khoa 80 giường tại thị trấn Cái Rồng, gồm 6 khoa. Những cơ sở vật chất khác bao gồm trung tâm y tế trên diện tích 1,6 ha và một bệnh viện 15 giường tại xã Quan Lạn.

Bên cạnh đó, có một hệ thống trạm y tế ở khắp các xã với tổng số là 12 trạm (3 giường/trạm), chăm sóc sức khỏe cho tất cả người dân trong khu vực bao gồm những khu vực đảo, đồi núi xa xôi. 8 trong tổng số các trạm y tế có bác sĩ, tổng số 15 bác sĩ trong toàn bộ huyện đảo với tỉ lệ 1 bác sĩ trên tổng số 2.000 dân. Tất cả các trạm y tế xã đều có y sĩ sản nhi.

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng giường bệnh không đều, trong khi ở bệnh viện trung tâm thì bị quá tải. Bên cạnh đó, thì các trạm y tế xã hiệu suất sử dụng thấp chỉ với 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

2.1.3.8. Du lịch

Đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch huyện Vân Đồn

Giai đoạn 2005 -2012, ngành du lịch huyện Vân Đồn nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định: số lượng khách qua các năm tăng, chất lượng dịch vụ du lịch có chuyển biến rõ rệt.

Số lượng khách du lịch:

Bảng 2.6: Hiện trạng số lượng khách du lịch tại Vân Đồn Năm Tổng lượt khách

(lượt khách)

Quốc tế (lượt khách)

Lưu trú (lượt khách)

2005 198.067 1.120 68.500

2012 546.000 12.000 182.000

Kinh doanh cơ sở lưu trú: Với 1210 phòng công suất sử dụng phòng trung bình đạt 38%. Cùng với các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống và phương tiện vận chuyển khách du lịch và một số hoạt động khác đã mang lại doanh thu toàn ngành năm 2012 đạt khoảng 150 tỷ đồng.

+ Khai thác phát triển các sản phẩm du lịch (đã hình thành 2 khu du lịch chính): Khu du lịch đảo Cái Bầu: Bao gồm khu du lịch Bãi Dài; là điểm đến của khách đến nghỉ dưỡng tắm biển; Khu cảng Cái Rồng, bến cảng Vạn Hoa, đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu: khai thác các sản phẩm du lịch: du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng.

Khu du lịch đảo Vân Hải: tại các xã Quan Lạn, Minh Châu, Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã tổ chức các hoạt động thăm quan cảnh quan, hang động, các hệ sinh thái, nghiên cứu các giá trị hệ sinh thái biển, rừng kết hợp vui chơi giải trí, thể thao, tắm biển, lễ hội, di tích lịch sử.

Mặc dù cơ sở lưu trú tăng theo các năm nhưng phần lớn vẫn là các nhà nghỉ thuần tuý, chất lượng không cao. Số lượng khách du lịch tăng cao so với các năm trước nhưng vẫn chưa đạt theo dự báo và sử dụng dịch vụ thấp do các dự án đầu tư chưa được triển khai, tạm dừng để chờ quy hoạch; các tour, tuyến chưa được mở rộng khai thác; Thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch tham quan làng nghề; Sự liên doanh liên kết giữa các đơn vị kinh doanh còn hạn chế, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)