Phát triển không gian các khu chức năng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 115)

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.4. Dự báo kết quả của chiến lược

3.4.1. Phát triển không gian các khu chức năng

Hình thành khu trụ sở hành chính của khu kinh tế và một số công trình văn phòng, dịch vụ, thương mại được xây dựng trên các đảo, bán đảo đối diện với khu trung tâm. Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu tại khu trung tâm gồm: bệnh viện, trường học quốc tế, trường đại học, phân viện đại học, trung tâm huấn luyện kỹ năng, công viên trung tâm, sân vận động và trung tâm thể thao.

Xây dựng một số khu ở mới phát triển sau trung tâm, gắn kết với các làng mạc hiện hữu được tổ chức lại để giảm thiểu các tác động xã hội do tái định cư, nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật.

Khu vực cảng cá - trung tâm trao đổi hàng hoá và trung tâm chế biến thủy hải sản được xây dựng tiếp giáp biển và nối kết với trục đường chính trên đảo Cái Bầu. Phía Tây của khu trung tâm, gần kề với cảng cá sẽ xây dựng 01 khu công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, áp dụng công nghệ sạch, có hệ thống hạ tầng đồng bộ nhằm xử lý chất thải, nước thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Khu vực sân bay và khu phi thuế quan: (1) Xây dựng một sân bay tại xã Đoàn Kết để đưa vào khai thác, đến năm 2015 công suất khoảng 2.000.000 hành khách/năm; sau năm 2020 là 5.000.000 hành khách/năm. (2) Điểm đầu mối hậu cần của sân bay được phát triển trong Khu công nghiệp sạch có tính chất phi thuế quan, nằm kế cận sân bay, phục vụ giao nhận công nghệ cao,

công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp sạch phục vụ du lịch, dịch vụ.

Khu cảng biển Vân Đồn và cảng Vạn Hoa: (1) Cảng biển Vân Đồn xây dựng tại bờ phía Đông Bắc của đảo Cái Bầu, là khu vực nước sâu có thể cho phép tàu thuyền chở hàng hoá và hành khách cỡ lớn với công suất từ 5.000 tấn đến 10.000 tấn. Xây dựng khu công nghiệp hậu cảng với tính chất tổng hợp; (2) Hình thành một số khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ du khách cao cấp và các nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại cảng. Xây dựng trung tâm thương mại kết hợp các khu nhà ở quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu kinh doanh - ở của người dân khu vực. (3) Khu vực cảng Vạn Hoa, được đầu tư xây dựng nâng cấp phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng và bảo vệ bờ biển khu vực Vân Đồn và vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

Khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn có casino:

(1) Hệ thống khách sạn đặc biệt cao cấp và khách sạn phức hợp có casino;

trung tâm hội nghị quốc tế; trung tâm thương mại; tổ hợp phim trường. (2) Trung tâm thể thao (golf; quần vợt, sân vận động liên hợp); khu vui chơi mạo hiểm; khu điều dưỡng sức khoẻ; trung tâm y tế; câu lạc bộ du thuyền và bến đỗ tàu du lịch viễn dương; khu vui chơi đại dương; Xây dựng công viên chuyên đề, dịch vụ giải trí cao cấp gắn với tuyến cáp treo (dài khoảng 5,5 km) nối đảo Cái Bầu đến đảo Cái Lim phục vụ tham quan, du lịch cao cấp. (3) Xây dựng trường đào tạo nghề du lịch; học viện ẩm thực quốc tế; Khu chung cư cao cấp; khu biệt thự gia đình và khu căn hộ dịch vụ.

Đô thị Cái Rồng: Xây dựng đô thị Cái Rồng trên cơ sở khu vực hai bên trục đường 334 (từ cầu Vân Đồn đến hết Bãi Dài), tiếp giáp vịnh Bái Tử Long; bao gồm xã Đông Xá, thị trấn Cái Rồng và xã Hạ Long; quy mô diện tích khoảng 2.500 ha. Đô thị Cái Rồng có chức năng là thương mại - dịch vụ.

Đảo Trà Bản: (1) Xây dựng hệ thống các công trình phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, dịch vụ trị liệu – chăm sóc sức khoẻ cao cấp gắn với không gian thiên nhiên và điều kiện tự nhiên đặc biệt của đảo Trà Bản. (2) Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên đảo Trà Bản, mở rộng hệ thống tuyến đường trên đảo và xây dựng mới cầu nối Trà Bản với đảo Cảnh Cước. Xây dựng bến tàu và phà cao tốc kết nối Trà Bản với đảo Cái Bầu. Hình thành hệ thống giao thông công cộng phục vụ du lịch giữa đảo Trà Bản và đảo Cảnh Cước.

Đảo Cảnh Cước: (1) Hình thành một số khu nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch biển - đảo trên đảo Quan Lạn và Minh Châu, gắn với khu trung tâm đảo và nằm dọc ven biển để khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc; (2) Cải tạo, nâng cấp các khu làng mạc hiện hữu trên đảo. Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên đảo Cảnh Cước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường nội bộ cho phép các phương tiện giao thông kết nối đảo Cảnh Cước với đảo Trà Bản; (3) Xây dựng bến tàu và phà cao tốc nối kết đảo Cảnh Cước với đảo Cái Bầu và đảo Vạn Yên nối kết với khu nghỉ dưỡng phức hợp.Trong điều kiện cho phép, bố trí bãi đỗ cho các loại máy bay động cơ nhỏ, máy bay trực thăng phục vụ du lịch.

Đảo Ngọc Vừng: (1) Xây dựng là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng phía Nam của Khu kinh tế. Hình thành và phát triển các khu du lịch phía Nam của đảo dọc bãi biển Trường Chinh để khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên; (2) Cải tạo, chỉnh trang, sắp xếp lại các khu dân cư hiện có, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các khu vực trồng lúa, cây nông nghiệp trên đảo sẽ được giữ gìn, bảo tồn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đời sống của cư dân trên đảo; (3) Xây dựng bến tàu và phà cao tốc nối kết Ngọc Vừng với đảo Cái Bầu. Trong điều kiện cho phép, bố trí bãi đỗ cho các loại máy bay động cơ nhỏ, máy bay trực thăng phục vụ du lịch.

3.4.1.1. Sân bay quốc tế

Việc xây dựng sân bay quốc tế là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển du lịch quốc tế trong vùng. Một sân bay mới sẽ được xây dựng ở xã Đoàn Kết. Đường băng dự kiến có chiều dài là 3,5 km và có khả năng chuyên chở 3,5 triệu lượt khách mỗi năm. Vị trí của sân bay tại xã Đoàn Kết sẽ giúp cho quỹ đất gần với thị trấn Cái Rồng có điều kiện phát triển bất động sản.

Sẽ san nền giữa khu đất nằm ở vị trí thấp giúp cao bằng các khu đất lân cận có vị trí cao hơn.

3.4.1.2. Trung tâm tài chính và khu vực thương mại trung tâm.

Việc Vân Đồn có một khu thương mại trung tâm bao gồm phát triển phức hợp kết hợp với phong cách sống mới chẳng hạn như căn hộ dịch vụ dành cho tầng lớp lao động lưu động tài chính là một vấn đề quan trọng. Các khu vực thương mại trung tâm sẽ có những tòa nhà chính phủ, các trung tâm mua sắm và tài chính với hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết như mạng lưới internet tốc độ cao và các công trình cao ốc văn phòng cao cấp đủ sức thu hút các công ty tài chính quốc tế ngoài nước tham gia hoạt động tại đây.

3.4.1.3. Cảng biển du lịch chính

Tiềm năng du lịch biển của khu vực này là rất lớn, đặc biệt là cảnh quan của khu vực lân cận Vân Đồn: Khu di sản thế giới Hạ Long. Lượng khách du lịch tới Vân Đồn gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây đạt 546.000 lượt khách vào năm 2012. Cảng du lịch khác trong khu vực tỉnh là Cảng Hòn Gai và Cảng Bãi Cháy, các cảng này kết nối trực tiếp Vịnh Hạ Long. Giao thông đường thủy tới cảng Vạn Hải cũng sẽ được hình thành dành riêng cho các tàu nhỏ từ thị trấn Cái Rồng. Một cảng biển du lịch chính mới sẽ được xây dựng tại đảo Cái Bầu. Các dịch vụ tiện ích tại đây bao gồm các khu mua sắm miễn thuế, khách sạn, các dãy nhà tại khu bến cảng, quán cafe và nhà hàng, bến du thuyền cho tàu thuyền giải trí, cầu tàu cho vận tải hành khách,

viện bảo tàng biển, bến tàu ngư dân và bến cảng dành riêng cho du khách say mê hoạt động câu cá giải trí.

3.4.1.4.Cảng cá phức hợp

Một cảng cá phức hợp sẽ được xây dựng trên đảo Cái Bầu. Cá được đánh bắt ngoài khu vực quần đảo Vân Hải bao gồm nuôi cá bè và nuôi tôm sẽ đem lại các tiềm năng phát triển cho công nghiệp đánh bắt cá trong vùng. Trong khi nguồn cá cao cấp có thể được bán tươi sống thì nhu cầu xây dựng Trung tâm Đóng Gói, Xử lý và Thu mua cá dùng cho việc chế biến xuất khẩu cũng cần phải có. Các cơ sở vật chất hỗ trợ bao gồm hạ tầng cầu cảng như bến neo thuyền, nhà kho và tiếp thị cá, và các tiện ích phụ như dịch vụ sửa chữa tàu và phân xưởng bảo trì động cơ. Ngoài ra cũng cần phải có cơ sở phân phối dựa trên công nghệ thông tin cùng với kết nối thị trường trong nước, trong khu vực và quốc tế. Lực lượng lao động kỹ thuật tay nghề cao cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác định cơ sở vật chất tại khu vực này.

3.4.1.5. Khu nghỉ dưỡng bến cảng phức hợp

Một khu nghỉ dưỡng phức hợp sẽ được xây dựng tại xã Vạn Yên quanh khu vực vịnh. Khu nghỉ dưỡng rộng 210 ha sẽ có một khách sạn nghỉ dưỡng, công viên giải trí trong nhà và ngoài trời, cửa hàng ăn uống, trung tâm hội nghị, khu vui chơi giải trí và một casino quốc tế. Hệ thống cáp treo sẽ được xây dựng và hoạt động nối liền Khu nghỉ dưỡng bờ sông với đảo Cái Lim với mục tiêu tạo ra một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới.

3.4.1.6. Khu dân cư lân cận

Các khu công trình cơ bản trong quy hoạch xây dựng đồng dân cư lân cận với diện tích từ 40-200 mẫu Anh (tương đương 16-80 ha) và được định hỡnh trong bỏn kớnh ẳ dặm, cỏch cụng viờn lõn cận gần đú khoảng 3 phỳt và quảng trường trung tâm 5 phút đi bộ, tại quảng trường trung tâm này sẽ có nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em, trạm xe buýt

và các cửa hàng buôn bán. Trong khu dân cư này sẽ có nhiều loại nhà khác nhau thích hợp cho từng loại hộ gia đình và nhóm thu nhập khác nhau. Các khu dân cư lân cận sẽ được xây dựng quanh khu vực thương mại trung tâm và tại khu vực gần nơi làm việc như Khu phi thuế quan.

3.4.1.7. Khu công nghiệp sạch

Nhìn chung ngành công nghiệp sạch sẽ thúc đẩy và sử dụng công nghệ sạch. Những ngành công nghiệp này tiêu biểu sẽ khai thác và sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế và các nguồn năng lượng cũng như cắt giảm hoặc loại trừ khí thải và chất thải. Một khu đất có diện tích 478ha đã được dành riêng cho việc xây dựng khu công nghiệp xanh. Một khu nhỏ hơn sẽ được xây dựng gần khu vực thương mại trung tâm mới, trong khi khu công nghiệp chính sẽ nằm gần Sân bay. Khu công nghiệp gần sân bay cũng được đề nghị trở thành một Khu phi thuế quan có các quy định hải quan ưu đãi.

Khu phi thuế quan này nhìn chung nên nằm gần với Thành phố, các trạm bốc và dỡ hàng chính như sân bay và cảng cũng như kết hợp với ngành công nghiệp chủ đạo khác. Bố cục cần phải linh hoạt cho các ngành công nghiệp nhỏ, trung bình và lớn. Các loại hình công nghiệp cần phải được thúc đẩy trong vùng bao gồm các sản phẩm liên quan đến Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, thiết bị y tế, hàng điện máy, công ty phát triển phần mềm, ngành thủ công và công nghiệp sáng tạo khác.

3.4.1.8. Khu Chính phủ/ Cơ quan

Khu phức hợp Chính phủ mới gồm văn phòng chính quyền địa phương và của Khu kinh tế Vân Đồn sẽ tọa lạc trong khu thương mại trung tâm mới.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được xem như là một tiêu chí quan trọng liên quan đến việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xanh trong vùng. Về phương diện này thì nguồn lao động nước ngoài có chuyên môn sẽ được các ưu đãi đặc biệt trong khi các trung tâm nâng cao kỹ năng,

các trường đại học địa phương và các chi nhánh của trường đại học nước ngoài chuyên đào tạo các khóa học chuyên sâu và tiến hành nghiên cứu sẽ được khuyến khích xây dựng tại Vân Đồn.

Phát triển sẽ được tập trung tại Đông Xá, Đoàn Kết và Bình Dân. Một cầu mới sẽ được xây dựng nối liền đảo Cái Bầu với Cẩm Phả ở phía Đông và phía Bắc là Tiên Yên. Tận dụng kết nối xương sống trung tâm này, một khu kinh doanh trung tâm (CBD) mới sẽ được thiết lập gần đường lên cầu mới. Một khu kinh doanh trung tâm chỉ cách thị trấn Cái Rồng 3km cũng sẽ phục vụ dân cư trong thị trấn hiện tại với cơ sở vật chất và dịch vụ thương mại cao cấp. Khu trung tâm kinh doanh cũng có cả cơ sở hạ tầng cho Chính phủ, lẫn cho mua sắm, tài chính và sẽ nằm gần khu bến tàu.

Một cảng cá phức hợp mới và cơ sở vật chất giao thương sẽ được xây dựng gần cầu nhằm tận dụng cảng hiện có tại Cửa Ông và khu vực vịnh trú bão vừa củng cố đảm bảo được hoạt động thương mại nghề cá trong một khu vực đã quy hoạch tốt.

Con đường phân phối phụ sẽ là con đường cảnh quan được xây dựng để nối liền khu trung tâm kinh doanh mới với sân bay mới được đề xuất. Khu cộng đồng lân cận được quy hoạch sẽ nằm dọc con đường cảnh quan.

Sân bay quốc tế chính sẽ nằm tại xã Bình Dân nhằm đảm bảo vùng đệm và khoảng cách từ Khu trung tâm kinh doanh và đảm bảo bãi đậu tối thiểu và vật cản độ cao cất cánh do đồi núi. Khu vực Phi thuế quan công nghiệp sẽ nằm cạnh sân bay gồm nhiều ngành công nghiệp sạch.

Cảng du lịch vận chuyển hành khách mới sẽ được thiết lập tại eo biển neo trú đối diện Đầm Hà. Nơi đây sẽ trở thành cảng biển và du thuyền cho Vân Đồn. Khu vực này cũng có thể được phát triển thành một ngư cảng để thực hiện hoạt động du lịch trong khu vực.

Khu vực quân sự tại Vạn Hoa sẽ được duy trì là khu vực an ninh.

Khu nghỉ dưỡng phức hợp chính sẽ được xây dựng xung quanh khu vực vịnh tại Vạn Yên. Khu vực nghỉ dưỡng phức hợp sẽ được phát triển thành Khu trung tâm giải trí và casino quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)