Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu kinh tế Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn, nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, được hợp bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Quần đảo Vân Hải.

- Khu vực nghiên cứu có khoảng trên 600 đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, có tọa độ địa lý 20040’ đến 21016’ vĩ Bắc và từ 107015’ đến 1080 kinh Đông.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà.

- Phía Đông giáp biển Đông (huyện Cô Tô).

- Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long.

Khu kinh tế Vân Đồn cách thành phố Hạ Long 60km về phía Đông, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 120km về phía Tây Nam.

2.1.1.2.Địa hình

Huyện Vân Đồn có địa hình dạng miền núi - hải đảo đa dạng, phân dị bao gồm: đồng bằng, vùng đồi núi thấp và có cả vùng ven biển. Địa hình thường bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên thường bị xói mòn rửa trôi.

Địa hình Vân Đồn đa dạng song riêng từng hòn đảo lại có những đặc điểm riêng như: đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh hình răng cưa lởm chởm, đảo đất thì mang dáng chung là đỉnh cao, sườn dốc, nhiều chỗ hơi thấp, thoải.

Có thể chia địa hình Vân Đồn thành 2 vùng cơ bản là:

• Vùng đồi núi:

Có cao độ từ 25m trở lên là vùng đất phát triển trên đá trầm tích sa thạch, diệp thạch, dăm cuội kết, lớp phủ thực vật bị tàn phá, quá trình feralit

mạnh tạo thành kết vón và đá ong.

Khu vực đảo Cái Bầu có núi cao như: núi Vạn Hoa cao 399m, Bằng Thông cao 366m, Cái Bầu cao 302m. Địa hình có hướng dốc dần từ phía Đông Nam về phía Tây Bắc, độ dốc từ 10÷25%.

• Vùng đồng bằng ven biển:

Là vùng phù sa mới được bồi tụ lắng đọng, địa hình thấp thoải dần ra biển có độ cao từ 1÷3m. Đất canh tác phần lớn là bãi sú vẹt và cồn cát ven biển thường bị ngập nước thủy triều.

Những khu vực trong đê được khai thác để trồng trọt, có nơi cao bị rửa trôi, bào mòn, có hiện tượng kết vón.

2.1.1.3. Khí hậu

Vân Đồn là khu vực đảo bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều cửa biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp giữa vùng núi và ven biển.

• Mùa hè:

- Nóng, nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình tháng 7 dao động 26÷28,60C.

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 36,20C.

Nhìn chung nhiệt độ khu vực huyện đảo Vân Đồn thấp hơn so với nhiều nơi khác trong tỉnh, do đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi gió biển.

• Mùa đông:

Vân Đồn là vùng Hải Đảo nên mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mùa Đông Bắc nên khá lạnh, nhiệt độ trung bình trong tháng từ 13,5÷15,10C. Do địa hình chia cắt mạnh nhiều đảo và đồi núi, nên có một số nơi xuất hiện những ngày rét đậm, thậm chí có cả sương muối. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 40C.

• Mưa:

- Huyện Vân Đồn có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình từ 2095,3÷2339,5mm/năm. Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm từ 83÷85% tổng lượng mưa cả năm, nhiều nhất là vào tháng 8.

- Mùa ít mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ còn 14 ÷ 17% tổng lượng mưa năm, mưa ít nhất là vào tháng 1.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm khá cao, đạt tới 84%, cao nhất là tháng 3, tháng 4 đạt tới 90%, thấp nhất vào tháng 10, tháng 11, đạt 77 ÷ 78%.

• Các yếu tố khác.

- Nắng: Tổng số giờ nắng ở đây khoảng 1600 ÷ 1700 giờ, tương đương với đồng bằng Bắc Bộ.

- Gió: Có 2 loại gió thịnh hành là:

+ Gió Mùa Đông Bắc, thổi từ tháng 10 đến 4 năm sau, tốc độ gió trung bình thường từ 2÷4m/s. Trong những ngày rét đậm thường đạt tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7, cấp 9. Gió Mùa Đông Bắc làm thời tiết lạnh, khô hanh, ảnh hưởng đến nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp.

+ Gió mùa Đông Nam, từ tháng 5 đến tháng 9 thổi từ biển vào mát mẻ.

- Bão: Là một huyện đảo chịu ảnh hưởng nhiều của bão, bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 gây ra mưa lớn làm thiệt hại đến tài sản và đời sống người dân.

- Sương muối. Thường xảy ra một số vùng trong huyện vào tháng 12 và tháng 1, kéo dài từ 1 ÷ 2 ngày, thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi.

2.1.1.4.Thủy văn.

Huyện đảo Vân Đồn chỉ có 1 sông lớn là sông Voi Lớn, được bắt nguồn từ độ cao > 300m. Sông có chiều dài 18km, mực nước sông chịu ảnh hưởng bởi thủy triều. Ngoài ra huyện còn có 3 suối nhỏ, có chiều dài từ 10÷20km. Sông suối trong huyện ngắn và dốc, dòng chảy nhỏ phân bố không

đều, nhất là các tuyến đảo khó khăn về hồ nước ngọt. Các công trình hồ chứa, đập dâng nhỏ.

2.1.1.5.Hải Văn.

Thủy triều huyện Vân Đồn cũng như toàn tỉnh Quảng Ninh mang tính nhật triều đều điển hình, một số ngày trong tháng là nhật triều (một ngày có một lần nước lớn, một lần nước ròng).

Thủy triều cao kết hợp với hiện tượng nước dâng trong mưa bão có thể đạt tới 4,8÷5m cao độ hải văn (tại Cửa Ông).

Một số hồ đập lớn trong đô thị.

Bảng 2.1: Các hồ trong địa bàn huyện Vân Đồn

Tên hồ Địa điểm Dung Tích (106m3)

1.Hồ Khe Mai Xã Đoàn Kết 1,2

2.Hồ Khe Bòng Xã Bình Dân 0,15

3.Hồ Vòng Tre Xã Đài Xuyên 0,45

4.Hồ Đỉa Ba Xã Đoàn Kết 0,15

5.Hồ Ngọc Thủy Xã Ngọc Vừng 0,11

6.Hồ Vạ Chàm Xã Bản Sen 0,11

2.1.1.6.Địa chất thủy văn

Qua khảo sát địa chất thủy văn ở đảo Quan Lạn, mực nước mạch nông khoảng 5m, chất lượng nước nhạt rất ít sắt và không có mùi tanh.

Mực nước mạch sâu từ 30÷50m, thay đổi theo độ cao, địa hình. Các giếng đào của dân cư trong vùng có biên độ dao động giữa các mùa thay đổi trong phạm vi từ 1,5÷2,5m.

Các đảo khác chưa có tài liệu khảo sát địa chất thủy văn, vì vậy khi xây dựng công trình ở đây cần phải khoan thăm dò địa chất thủy văn để có phương án xử lý nền móng.

2.1.1.7.Tài nguyên khoáng sản

Vân Đồn có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế như:

Than đá có trữ lượng 180-200 triệu tấn, phân bố ở các xã: Vạn Yên, Hạ Long, Đoàn Kết, Bình Dân.

Cát thủy tinh, có trữ lượng 100 triệu tấn, chất lượng cao, phân bố ở các xã Quan Lạn, xã Vân Hải, Minh Châu. Công suất khai thác có thể đạt đến hàng nghìn tấn trên năm.

Đá vôi, cát sỏi phục vụ xây dựng phân bố ở một số xã trong huyện.

2.1.1.8. Đánh giá điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi:

Khu kinh tế Vân Đồn có vị trí thuận lợi, có đường biển, đường bộ gần với vùng kinh tế năng động Móng Cái và trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh là thành phố Hạ Long.

Tài nguyên phong phú, đa dạng nhất là than đá, đá vôi, cát thủy tinh, tài nguyên rừng…

Có nhiều bãi tắm đẹp, có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vùng biển Bái Tử Long tạo nên cảnh quan du lịch hấp dẫn.

Khí hậu ôn hòa, mùa hè không quá nóng như các vùng biển Trung bộ.

* Bất lợi:

Khí hậu mùa đông khá lạnh, hiện tượng sương muối làm ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.

Địa hình chia cắt, phần lớn là đồi núi, diện tích đồng bằng ít.

Thiếu nước ngọt trầm trọng.

Mùa du lịch trùng với mùa mưa bão nên đã ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)