CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
3.1. Cơ sở để lập chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Vân Đồn
3.1.5. Một số phương án
Chiến lược phát triển tổng hợp theo giai đoạn xây dựng một lịch trình đảm bảo phát triển cộng đồng theo trật tự gắn với cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Phát triển hệ thống đường bộ, cấp nước, vệ sinh thoát nước, cơ sở hạ tầng và quản lý nước mưa sẽ diễn ra theo giai đoạn dựa trên lịch trình triển khai Khu kinh tế Vân Đồn được thiết lập. Ngoài ra, cam kết ứng dụng những công nghệ thay thế và phương thức quản lý tốt nhất (BMPs) thông qua các nguyên tắc thiết kế khu vực cụ thể sẽ đảm bảo chất lượng và tính liên tục của thiết kế, tăng giá trị đất, đem lại một môi trường sinh động và hấp dẫn cũng như khuyến khích sáng tạo thiết kế trong một khuôn khổ thống nhất và đạt chuẩn hoàn hảo.
* Chiến lược phát triển tương lai và theo giai đoạn
Phát triển chiến lược theo giai đoạn chi tiết cho Khu kinh tế Vân Đồn sau khi đã thống nhất khu vực phát triển đô thị dự kiến và bắt đầu triển khai quy hoạch vùng. Chiến lược Phát triển theo Giai đoạn sẽ tạo ra một lịch trình tổng hợp đảm bảo phát triển cộng đồng theo trật tự gắn với cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Phát triển hệ thống đường bộ, cấp nước, vệ sinh thoát nước, cơ sở hạ tầng và quản lý nước mưa sẽ diễn ra theo giai đoạn dựa trên lịch trình triển khai Khu kinh tế Vân Đồn đã được thiết lập. Giai đoạn đầu phát triển
sẽ tập trung vào những khu vực tiếp cận ngay với mạng lưới giao thông xung quanh. Sau khi kết nối với đường cao tốc và phát triển mạng lưới đường vành đai sẽ bắt đầu xây dựng khu công nghiệp và trung tâm thương mại.
Phát triển các khu dân cư lân cận đầu tiên (cùng với dịch vụ và tiện ích thương mại địa phương) song song với phát triển khu công nghiệp và trung tâm thương mại gắn với hoạt động lao động để tạo ra sự đa dạng về dịch vụ nhà ở và lãnh thổ. Các khu lân cận được quy hoạch thành những cộng đồng vệ tinh và sự phát triển của các khu này sẽ thúc đẩy phát triển đô thị phối hợp theo trật tự.
Hoạt động và tăng trưởng kinh tế ban đầu sẽ duy trì phát triển trong tương lai và hoạt động du lịch tại vùng mở rộng của Vân Đồn. Như vậy, Khu kinh tế Vân Đồn được lập quy hoạch để phù hợp với sự phát triển ngoài quy mô khu vực quy hoạch. Mạng lưới giao thông cơ học dự kiến và mô hình sử dụng đất trong Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn được thiết kế để tạo điều kiện mở rộng về hướng Đông. Thiết kế bản quy hoạch chung sao cho quy hoạch hệ thống đường phố, khu dân cư lân cận và không gian mở có thể đáp ứng với những nhu cầu thay đổi để phù hợp với những công nghệ mới, công trình công cộng và thị trường kinh tế đang phát triển.
Những công nghệ thay thế và phương thức quản lý tốt nhất
Cần cố gắng ứng dụng những công nghệ thay thế đỉnh cao trong quá trình lập quy hoạch, xây dựng và kiến trúc Khu kinh tế Vân Đồn. Những công nghệ thay thế cho sản xuất năng lượng, xử lý nước và xử lý chất thải cần được cân nhắc trong quá trình phát triển Khu kinh tế Vân Đồn. Với áp lực hiện nay về cơ sở hạ tầng lạc hậu tại Vân Đồn, việc phát triển một cơ sở hạ tầng tự cung tự cấp và bền vững hơn có thể đảm bảo nguồn cung và hoạt động của huyện đảo. Quy hoạch tổng thể dịch vụ cho Khu kinh tế Vân Đồn sẽ tính đến việc sử dụng những công nghệ thay thế và phương thức quản
lý tốt nhất nếu khả thi.
Tạo ra các nguồn năng lượng thay thế:
Tính hiệu quả sử dụng năng lượng phải được đặt lên hàng đầu trong xây dựng mới và có thể giảm thiểu tải điện thông qua thiết kế tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị giữ nhiệt và phương pháp thông gió tự nhiên. Ngoài ra còn có thể tạo ra năng lượng ngay tại chỗ bằng cách sử dụng các công nghệ sản xuất điện sử dụng nguồn năng lượng tái sinh địa phương bao gồm biodigestor – máy phát điện từ nước thải; quang điện – nước hydro hóa – fuel cell (thiết bị điện khí hóa hoán chuyển hỗn hợp hydrogen và oxygen thành nước, trong quá trình đó, tạo ra điện và hơi nóng); tuốc bin thủy triều hay nguồn thủy điện nhỏ; máy phát điện sức gió; và hệ thống chứa năng lượng của xe (bộ nguồn ắc quy) – xe hơi chạy bằng điện và cơ sở hạ tầng lưới điện.
Quản lý Nước mưa & Cơ sở Hạ tầng Xanh:
Cơ sở hạ tầng xanh (Green infrastructure) có thể là một phương pháp vừa đem lại hiệu quả về chi phí vừa gần gũi với môi trường giúp giảm lượng nước mưa và các dòng chảy quá mức khác đổ vào hệ thống thoát nước chung hoặc riêng biệt kết hợp với, hoặc thay thế cho các giải pháp cơ sở hạ tầng
“cứng” mang tính tập trung.
Cơ sở hạ tầng xanh về cơ bản hướng tới phương pháp thấm lọc, thoát hơi nước hay tái sử dụng nước mưa qua đất và cây cối hơn là qua các công trình thu, vận chuyển và lưu trữ nước mưa bê tông hóa truyền thống. Cơ sở hạ tầng xanh phổ biến bao gồm mái nhà xanh, cây xanh và rào bọc cây, vườn mưa, vegetated swales (rãnh thoát nước mưa có phủ thực vật), pocket wetland (rãnh thoát nước mưa tự nhiên), ô trồng cây xanh hút nước mưa, dải phân cách trồng cây xanh, tái trồng rừng, bảo vệ và cải thiện các bãi ven sông và đồng bằng cửa sông. Cơ sở hạ tầng xanh có thể được sử dụng
khi đất và cây trồng hòa hợp với nhau trong cảnh quan chung. Phương pháp này trở nên hiệu quả nhất khi được bổ trợ với các phương pháp thấm lọc và tích trữ phân cấp như lề đường xây bằng vật liệu thấm nước, thùng và bể chứa nước mưa để thu và tái sử dụng nước mưa cho tưới cây và xả toilet. Những phương pháp này có thể được sử dụng để giữ nước mưa không đổ vào hệ thống thoát nước, giúp giảm lưu lượng nước thải quá mức và giảm lượng nước mưa chưa xử lý đổ vào nguồn nước mặt. Những quá trình tự nhiên của cơ sở hạ tầng xanh cũng giúp bổ sung cho nguồn nước ngầm, duy trì chất và lượng nước sông, duy trì tác động nhiệt độ ôn hòa từ quá trình đô thị hóa, và duy trì sự ổn định thủy văn và thủy lực.
Quản lý Chất thải rắn:
Quá trình phát triển Khu kinh tế Vân Đồn cũng đòi hỏi cân nhắc chiến lược quản lý chất thải rắn trong đó tính đến các yếu tố như loại người sử dụng cuối cùng, những yêu cầu và đầu ra sau đó. Việc thu gom và quản lý chất thải rắn cần được xem xét trong “một hệ thống kiểm soát vòng kín” như là một cách giúp giảm thiểu các tác động và sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện trạng.
Quản lý Nước thải:
Hệ thống xử lý chia từng giai đoạn có thể đáp ứng sự phát triển gia tăng và theo giai đoạn của Vân Đồn mà không yêu cầu đầu tư ban đầu xây dựng toàn diện về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tiềm năng tái sử dụng hay tái chế nguồn nước xám có thể góp phần duy trì nguồn nước ngọt.
* Quản lý môi trường
Khi thiết kế cũng cần phải tính đến mực nước. Đối với cảnh quan đồng bằng cửa sông xung quanh, cần phải cân nhắc thiết kế đặc biệt để đối phó với sự chuyển đổi lớn giữa các mùa về lượng nước và hoạt động của đồng bằng ven sông, đặc biệt khi xét tới sự tăng lên mực nước biển trung bình đã
được dự đoán do thay đổi khí hậu toàn cầu. Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn sẽ phải đưa vào mô hình thay đổi khí hậu để đảm bảo tính bền vững lâu dài của vùng. Cân nhắc sâu hơn vấn đề khí thải nhà kính liên quan tới việc xây dựng và hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn cũng như tác động tới những giá trị của môi trường sống xung quanh cần được tính toán và bù lại nếu có thể.
Nhiều tác động môi trường có thể dự đoán & tính toán được trong giai đoạn lập quy hoạch chung và có thể đưa ra những chiến lược giảm trừ và bù đắp trước khi triển khai. Quản lý và xử lý tích cực môi trường ở tất cả những khu vực có xác định và xuất hiện tác động có ý nghĩa quan trọng tới thành công của Khu kinh tế Vân Đồn. Những biện pháp này bao gồm, nhưng không giới hạn trong các biện pháp sau:
- Tác động tới chất lượng không khí
- Chất và lượng nguồn nước mặt bao gồm bệnh phát sinh từ nguồn nước - Tác động tới Nông nghiệp và Nuôi trồng hải sản
- Tác động vùng ven biển như hiện tượng nở hoa của tảo và xuống cấp đường thủy
- Tác động tới môi trường sống hiện trạng
- Kiểm soát chất thải rắn (trong quá trình xây dựng)
- Tác động của thay đổi khí hậu. Có thể thực hiện Đánh giá tác động Môi trường trong đó đưa ra những tác động tiêu cực như một cách để phát triển các chiến lược giảm trừ và bù đắp nằm trong chiến lược phát triển và quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đối với khu vực xung quanh.
* Trách nhiệm xã hội
Về vấn đề định cư Khu kinh tế Vân Đồn hiện tại, khi tiến hình tái định
cư dân cư hiện trạng cần phải cung cấp chỗ ở thay thế phù hợp cho những người di chuyển khỏi khu vực. Cân nhắc tới kế sinh nhai của người dân, chất lượng sống cũng như các lựa chọn tái định cư thay thế có thể mang lại cho người dân những cơ hội và lựa chọn cá nhân giúp cải thiện toàn bộ điều kiện sống. Các hình thức đền bù thay thế cũng có thể được tính đến và cân nhắc so với những tác động xã hội tích cực tiềm năng của đề xuất quy hoạch Vân Đồn bao gồm cơ hội tạo thu nhập đa dạng, được tiếp cận các tiện nghi cải thiện như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh môi trường và nước sạch cũng như tiếp cận cơ sở hạ tầng đô thị và xã hội rộng lớn hơn.
* Tác giả đưa ra 2 phương án: Phương án có cơ chế đặc thù và phương án không có cơ chế đặc thù.
Phương án có chế đặc thù là phương án: (1)Có luật đặc thù điều chỉnh hoạt động của Khu kinh tế. (2) Trao đầy đủ quyền tự cho cơ quan quản lý Khu kinh tế, đặc biệt là tự chủ trong việc quyết định biên chế, ngân sách, chi tiêu và hoạch định chính sách. (3) Có một cơ quan quản lý độc lập gồm có đại diện của các bộ ngành chủ chốt của chính phủ và đại diện cho khu vực tư nhân được quyền báo cáo lên cấp trên cao nhất của chính phủ; (4) Cho phép thành lập bộ phận một cửa được ủy quyền của chính phủ và có trụ sở tại các khu vực chính.
Phương án không có cơ chế đặc thù không được ưu tiên các nội dung đó.
Phương án một (phương án thực tế, không có cơ chế đặc thù): Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 18-22%/năm; giai đoạn 2016-2020 khoảng 14-16,5%/năm; GDP bình quân đầu người khoảng 1.676 USD/người. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020: nông nghiệp 4,1% - công nghiệp 27,4% - dịch vụ 68,5%.
Phương án hai (có cơ chế đặc thù): Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đến năm 2020 là 21,9%/năm (giai đoạn 2011-2015: 19,1%; giai đoạn 2016- 2020: 24,8%). GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 3.600 USD, năm 2020 đạt 9.000 USD. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông nghiệp 6,0% - công nghiệp 25% - dịch vụ 69%.
Phát triển các ngành dịch vụ: Phát triển các ngành dịch vụ cao cấp đem lại giá trị kinh tế lớn, văn minh, hiện đại. Đa dạng hóa, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ hiện đại có lợi thế như: cảng biển và hậu cần cảng biển, hàng không. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, vui chơi giải trí, khoa học công nghệ, du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, du lịch trên Vịnh Bái Tử Long gắn chặt với Vịnh Hạ Long, tạo chuỗi du lịch cao cấp. Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng hiện đại, nhằm thúc đẩy và đưa Vân Đồn trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng lớn của cả nước, tổ chức hoạt động theo phương thức quốc tế.
Ngành công nghiệp: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, sạch và các sản phẩm chất lượng cao, công nghiệp điện tử, thiết bị điện, hàng dân dụng;
công nghiệp chế biến thủy sản tạo chuỗi sản phẩm phục vụ tiêu dùng, du lịch, xuất khẩu; công nghiệp-dịch vụ biển; công nghiệp phần mềm, sinh học.
Ngành nông-lâm-ngư nghiệp: Phát triển mạnh kinh tế biển: Du lịch biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển đội tàu có công suất lớn để tổ chức đánh cá xa bờ và bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh trên biển; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng xã đảo, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nghiên cứu xây dựng trung tâm nghề cá của Tỉnh và vùng tại Vân Đồn.
Lĩnh vực giáo dục-đào tạo: Xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và