Đánh giá thành công - Những lợi ích cộng hưởng của Vân Đồn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 116 - 121)

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.4. Dự báo kết quả của chiến lược

3.4.3. Đánh giá thành công - Những lợi ích cộng hưởng của Vân Đồn

khác biệt lớn và xác định những lợi ích cộng hưởng trong tổng thể thiết kế cộng đồng đề xuất của Vân Đồn.

Bảng 3.2: Bảng so sánh lợi ích cộng hưởng

Vùng phát triển truyền thống Vân Đồn Các mặt

(dấu hiệu) Theo khối Mang tính liên hệ lân cận

Nền tảng công nghiệp

Tập trung vào các ngành công nghệ cao sử dụng nhiều năng lượng và lao động.

Các ngành công nghệ cao và CNTT mở rộng và là trụ sở các công ty công nghệ cao và CNTT; trung tâm tài chính và bất động sản; các ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao.

Môi trường tổng thể

Phần lớn đất dành cho công nghiệp; ít đất sử dụng ở trong vùng phát triển

Kết hợp giữa sử dụng đất ở và các tiện nghi giải trí hỗ trợ cộng đồng năng động, sôi động và mang tính hiệu quả cao.

Các dịch vụ đô thị

Dịch vụ được đẩy mạnh theo hướng và thể hiện đặc điểm của các ngành sản xuất chính.

Các dịch vụ hỗ trợ cho toàn bộ cộng đồng – tạo ra các nhu cầu của các ngành công nghệ cao, thương mại cho tới nhu cầu giải trí và dân cư hàng ngày.

Hình thái đô thị

Mật độ cao, chủ yếu phát triển một cách tách biệt, sử dụng đơn lẻ bừa bãi; kết hợp nghèo nàn giữa môi trường và các tiện nghi cộng đồng; định hướng tự phát

Phát triển đô thị truyền thống với trung tâm cộng đồng và trung tâm thương mại với sự hòa trộn các hình thức sử dụng và mật độ trong một mạng lưới hợp nhất của hệ thống đường giao thông và không gian xanh.

Đặc điểm

Khu công nghiệp với những con đường rộng và thẳng tắp, nhà kho rộng, ít dịch vụ dành cho người dân và thiếu sự sống động

Khu đô thị sôi động đa chức năng, khu cây xanh rộng hơn, vườn cảnh quan đẹp, những đại lộ cây xanh tỏa bóng và tập trung vào các không gian công cộng cũng như tiện ích dành cho mọi người.

Mối quan hệ giữa các hình thức sử dụng đất

Ít có sự kết hợp chính giữa các hình thức sử dụng đất; thiếu sự đa dạng.

Sự hòa trộn liên kết giữa các hình thức sử dụng đất đa dạng, đưa ra khung thuế mới, lao động và cơ hội du lịch làm động lực phát triển kinh tế Huyện Vân Đồn; người lao động và người dân có nhiều cơ hội lựa chọn nhà ở, dịch vụ, tiện ích giải trí gần với nơi làm việc.

Phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài

Do đặc điểm sử dụng đất công nghiệp đơn lẻ nên các chức năng đô thị khác như thương mại, dân cư, dịch vụ giải trí và tiện ích phải cung cấp bên ngoài vùng phát triển.

Các chức năng đô thị bổ trợ được quy hoạch và cung cấp ngay trong phạm vi khu phát triển đô thị, giảm sự phụ thuộc vào các vùng bên ngoài để cung cấp các dịch vụ. Về nguyên tắc đây được gọi là hệ thống kinh tế tự duy trì.

Với những lợi thế của Vân Đồn, tác giả đề xuất nên lựa chọn phương án 2 để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế so sánh, tạo sức mạnh từ việc phát huy tiềm năng và lợi thế riêng của Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích PEST, phân tích SWOT, kinh nghiệm của một số vùng trên thế giới và trong nước, phương pháp chuyên gia để xây dựng, đề xuất chiến lược phát triển Khu kinh tế Vân Đồn, đã lựa chọn chiến lược là: Phát triển Vân Đồn là khu kinh tế tổng hợp - thành phố biển tiêu biểu, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng duyên hải Bắc Bộ, trụ cột là du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông của Trung Quốc. Là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.

Phát triển Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch hàng đầu của Việt Nam thông qua việc tạo ra cơ chế cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, hấp dẫn đối với cộng đồng nhà đầu tư trong khi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của Vân Đồn và phô bày được vẻ đẹp Di sản văn hóa của Việt Nam.

Trong chương cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chiến lược:

-Nhiệm vụ và giải pháp cải cách hành chính và xúc tiến đầu tư -Nhiệm vụ và giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng -Nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn lực

-Nhiệm vụ và giải pháp về phát triển bền vững

-Nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường

-Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo

-Nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo quốc phòng an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại

-Nhiệm vụ và giải pháp huy động nguồn lực đầu tư

Với chiến lược được lựa chọn và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chiến lược cần thực hiện để phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trong thời gian tới, dự báo kết quả Khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành trung tâm tài chính, thương mại và du lịch biển, đảo sinh thái - nghỉ dưỡng chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ và cửa ngõ giao thương quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)