Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tinh giản tổ chức bộ máy, con người, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công của huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

2.2. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

2.2.6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tinh giản tổ chức bộ máy, con người, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công của huyện

Ban hành Nghị quyết về cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng và triển khai đề án chính quyền điện tử và trung tâm dịch vụ

hành chính công, phấn đấu đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.

Trong 3 năm, đã rà soát cắt giảm 156 thủ tục hành chính, lựa chọn 70/230 thủ tục hành chính trên 6 lĩnh vực đưa vào Trung tâm dịch vụ hành chính công.

Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc theo từng chức danh; đổi mới chế độ tuyển dụng theo hướng nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng đối tượng dự tuyển, minh bạch và công khai đồng thời tăng cường kỷ luật hành chính, công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức…

Việc xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn là việc làm cấp thiết, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đặc biệt ở các nước phát triển xây dựng mô hình đặc khu kinh tế (tên gọi khác là: Khu kinh tế tự do, khu gia công, khu chế xuất, thung lũng công nghệ, khu vườn công nghệ...) có tác dụng và sức lan tỏa lớn, tạo động lực phát triển.

Qua tổng kết 20 năm (1991-2011) xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong nước đòi hỏi phải xây dựng mô hình phù hợp cho khu kinh tế để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu kinh tế Vân Đồn nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn địa phương, Khu kinh tế Vân Đồn đã được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nằm trong quy hoạch các khu kinh tế được ưu tiên đầu tư phát triển. Khu kinh tế Vân Đồn có vị trí chiến lược đặc biệt, có đặc trưng, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh đặc biệt và có khả năng phát triển, kết nối khu vực ở cấp quốc tế nên cần mô hình phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu kinh tế này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã phân tích các điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng, lợi thế của huyện Vân Đồn, những thành tựu đã đạt được về phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua.

Vân Đồn là địa bàn có nhiều tiềm năng khác biệt so với địa bàn các Khu kinh tế ven biển khác: Có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế cảng biển. Thương cảng cổ Vân Đồn cách đường phân định biên giới trên biển 44 hải lý, rất sầm uất và hưng thịnh trong suốt 5 thế kỷ địa hình biển đảo biệt lập có: Vịnh Bái Tử Long với hệ thống đảo, hang động, bãi biển còn nguyên sơ;

Vườn Quốc gia Bái Tử Long với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; nhiều di tích lịch sử văn hoá đặc sắc rất thuận lợi cho phát triển du lịch; ngư trường, mặt biển rộng lớn vào loại bậc nhất của Việt Nam là tiềm năng to lớn cho phát triển thuỷ sản.

Nhưng nhìn nhận đánh giá lại thấy rằng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại đạt được bình quân 16,5%/năm là còn thấp, chưa thật sự bền vững và ổn định.

Ngoài một số nguyên nhân chủ quan: Cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhất là trong phát triển kinh tế; công tác quản lý nhà nước còn bất cập, lúng túng, chồng chéo giữa Ban Quản lý Khu kinh tế và huyện; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân từ huyện đến xã hiệu quả thấp, còn mang tính hình thức và một số nguyên nhân khác. Nguyên nhân cơ bản chính là do thể chế chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế và trong khu vực đặc biệt các ưu đãi về lĩnh vực tài chính, đất đai, nguồn nhân lực… mới chỉ được điều chỉnh bằng các thông tư, quyết định, nghị định. Do vậy, chưa tập trung khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa bàn, thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế. Để khắc phục hạn chế này, đồng thời thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ

“nâu” sang “xanh” tại Quảng Ninh đòi hỏi phải có chiến lược phát triển mới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)