CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2. Tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh
Vân Đồn diện tích tự nhiên khoảng 2.171km2, trong đó đất nổi 551km2, diện tích mặt biển rộng 1.620km2; dân số gần 4,4 vạn người, trong đó người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu chiếm 10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%. Dân số Vân Đồn phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn, Minh Châu. Tổng số lao động trên địa bàn (năm 2012) 27.964 người, chiếm khoảng 50% dân số trên toàn địa bàn, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 34%. Vân Đồn gồm có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 01 thị trấn (05 xã đảo, 06 xã bãi ngang).
Hình 2.1:Vân Đồn trong tỉnh Quảng Ninh
Khu Kinh tế Vân Đồn được thành lập theo Quyết định số 120/2007/QĐ- TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Đề án phát triển kinh tế - xã hội Khu Kinh tế được phê duyệt tháng 5/2006 bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn. Khu kinh tế biển Vân Đồn khác biệt so với 14 Khu kinh tế ven biển của cả nước là nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh); khu Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... có Vịnh Bái Tử Long liền kề Vịnh Hạ Long Di sản-Kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Hình 2.2: Khu kinh tế Vân Đồn
Có nhiều giá trị khác biệt về cảnh quan sinh thái và phát triển kinh tế biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, với vùng biển rộng 1.620 km2, trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ; có Vườn quốc gia Bái Tử Long với hơn 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Trên xã đảo Minh Châu có rừng trâm tự nhiên lớn và độc đáo nhất Việt Nam, có cách đây khoảng 300 năm; có nhiều bãi biển tự nhiên đẹp và hoang sơ: Bãi Dài, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Minh Châu, Sơn Hào…được đánh giá là một vùng biển có nhiều bãi tắm đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Là một vùng non nước kỳ thú, phía trên là rừng nguyên sinh, phía dưới là những bãi cát trắng. Vân Đồn vinh dự được Bác Hồ về thăm hai lần vào năm 1959 và năm 1962.
Hình 2.3: Một số hình ảnh Bác Hồ về thăm Vân Đồn
Vân Đồn còn có hàng chục di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật như: Hệ thống bến cảng cổ của Thương cảng Vân Đồn (được vua Lý Anh Tông lập năm 1149); đình Quan Lạn; đền thờ vua Lý Anh Tông; đền thờ Trần Khánh Dư, đền Cặp Tiên; Chùa Cái Bầu-Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm; dấu tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn; dấu tích thời Pháp thuộc khai thác than ở đảo Cái Bầu…là những nguồn tài nguyên quý để phát triển du lịch.
Trên địa bàn huyện có các khoáng sản: Đá vôi, than đá, cát và vàng sa khoáng. Than đá được khai thác từ thời Pháp ở mỏ than Kế Bào, trữ lượng còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 164.000 tấn. Mỏ cắt trắng Vân Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000 tấn/năm.
Vân Đồn nằm trên tuyến đường hàng hải Quốc tế sôi động của khu vực;
nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long-Móng Cái thông thương với các địa phương trong nước qua Quốc lộ 18A, 4B và thông qua đường biển đến
với thế giới; từ cảng Vạn Hoa (cảng quân sự trong thời kỳ chiến tranh) hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu theo đường biển đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapore 1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế;
đây chính là nơi ông cha ta đã mở thương cảng Vân Đồn, thương cảng đầu tiên của Việt Nam-Thế kỷ XII; nằm trong khu vực cụm cảng quốc tế Cái Lân và Hải Phòng, cảng tổng hợp Cẩm Phả.
Hình 2.4: Tuyến đường hàng hải quốc tế
Từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á; Từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE).
Vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển, đảo đã tạo cho Vân Đồn nhiều điều kiện lý tưởng cho phát triển công nghiệp giải trí và các loại hình du lịch chất lượng cao và trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
Vân Đồn
thái biển đảo lớn có đủ sức cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Với địa bàn biển đảo, nhiều vùng đất đai, nhất là các đảo còn hoang sơ; số đảo đất có diện tích từ 30-2.000 ha là 29 đảo, trong đó phần lớn dân sinh sống, làm ăn trên đảo còn rất ít, đây là điều kiện thuận lợi để Vân Đồn áp dụng mô hình quản lý mới.
Nhiều hoạt động kinh tế đa dạng được cho phép tại Khu Kinh tế Vân Đồn bao gồm phát triển đô thị, cảng biển, thương mại, du lịch và giải trí, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, bảo hiểm, sân bay, phát triển nhà ở, và những hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà đầu tư tham gia vào nhóm ngành dịch vụ và sản xuất có thể được thuê đất với Giấy phép sử dụng đất do chính quyền địa phương cấp. Về chức năng, Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm hai khu vực chức năng chính, đó là Khu vực phi thuế quan và Khu vực đánh thuế. Khu vực Phi thuế quan căn bản sẽ gắn liền một phần khu vực cảng biển và khu vực sân bay quốc tế Vân Đồn. Khu vực Phi thuế quan sẽ là khu vực có mối gắn kết chặt chẽ với nhau, được Bộ phận Hải quan quản lý. Một số cơ chế về thuế áp dụng cho Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm miễn thuế trong thời hạn 5 năm, giảm thuế thu nhập tới 50% đối với người lao động bao gồm cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài. Những nhân viên nước ngoài cũng sẽ được cấp thị thực nhiều lần trong suốt thời gian làm việc của mình. Hàng hóa sản xuất trong khu phi thuế quan để xuất khẩu sẽ được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu. Tương tự, thuế sẽ được miễn đối với hàng hóa nhập vào Khu vực phi thuế quan được sử dụng độc quyền trong khu vực này.
Khu Kinh tế Vân Đồn sẽ khác biệt với các khu kinh tế khác tại Việt Nam.
Trong khi hầu hết các khu kinh tế tại Việt Nam tập trung vào phát triển công nghiệp, khu kinh tế Vân Đồn sẽ tập trung vào du lịch biển và dịch vụ tài chính, thương mại. Khu Kinh tế tại huyện đảo Phú Quốc tại miền Nam có thể là thách thức cạnh tranh duy nhất, vì những hoạt động tương tự sẽ được
phát triển (xem Hình 2.5 và Bảng 2.2).
Hình 2 .5: Những đặc khu kinh tế tại Việt Nam
Bảng 2.2: So sánh chủ lực phát triển của các Khu kinh tế khác tại Việt Nam
Nghi Sơn Dầu khí
Nghệ An Công nghiệp/xi-măng/đóng tàu Vũng Áng Cảng/Thép/Nhà máy điện Hòn La Đóng tàu /Cảng biển
Chân Mây Đóng tàu /Cảng biển/Du lịch Chu Lai Du lịch/Công nghiệp nói chung Dung Quất Dầu khí/Công nghiệp nặng Bình Định Công nghiệp nói chung
Phú Yên Công nghiệp liên quan đến dầu khí Vân Phong Cảng vận tải container quốc tế/Du lịch Phú Quốc Du lịch/Tài chính