Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược phát triển cho một công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 51 - 55)

khủng hoảng như hiện nay, kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hoạch định đúng hướng tốt hướng đi cho mình.

Khi thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp cần căn cứ vào các môi trường làm cơ sở, tiền đề để đưa ra các mục tiêu, chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Từ đó giảm thiểu được thời gian, đúng tiến độ kế hoạch đề ra, giúp doanh nghiệp thấy được nhưng cơ hội đến với doanh nghiệp, hạn chế và đề phòng được các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời giúp phân tích, đánh giá dự báo được các môi trường trong tương lai.

Để hoạch định chiến lược hoạch kinh doanh hiệu quả, ngoài việc nắm bắt quy trình hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần đến những bí quyết lập kế hoạch hành động sau:

- Kế hoạch đơn giản: Một kế hoạch quá phức tạp sẽ gây nhầm lẫn và nản chí. Vì thế nếu sơ đồ hoạt động của bạn phức tạp, rắc rối thì hãy điều chỉnh để kế hoạch trở nên đơn giản và chặt chẽ.

- Tổ chức kế hoạch hành động khả thi: Những kế hoạch quá tham vọng thường đi đến thất bại. Vì thế nên xây dựng một kế hoạch hành động có thể quản lý và thực hiện được.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm: Cũng như bất kỳ nỗ lực nào, một kế hoạch hành động cũng nên xác định rõ các vai trò và trách nhiệm. Mọi kết quả dự kiến nên là ý thức trách nhiệm của một hoặc nhiều cá nhân. Những cá nhân này phải thừa nhận công khai việc họ chấp nhận vai trò của mình. Điều này sẽ khiến họ làm việc có trách nhiệm hơn.

- Kế hoạch linh hoạt: Các chiến lược hiếm khi đi theo một phương hướng hoặc lịch trình đã định. Sẽ luôn xảy ra những tình huống bất ngờ như đối thủ cạnh tranh phản công, khách hàng không hưởng ứng như dự báo, những điều xấu đột nhiên xảy ra ...Vì vậy, một kế hoạch thực hiện chiến lược

tốt phải dễ điều chỉnh. Những tổ chức khóa chặt mình vào các lịch trình, mục tiêu và sự kiện cứng nhắc cuối cùng sẽ thấy chính mình bị tách rời khỏi một thế giới đầy biến động mà họ phải làm việc và tồn tại.

Chiến lược không tự nó trở nên có hiệu quả. Nó cần được chuyển thành các chính sách, có các biện pháp và kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược có hiệu quả. Cần phải có những quyết định giải thích rõ ràng chọn chiến lược như thế nào để có hiệu quả và nó sẽ được kiểm soát, điều khiển (đặc biêt khi rủi ro xảy ra) như thế nào.

Bất kỳ kế hoạch thực hiện chiến lược nào cũng đều chứa đựng nguy cơ phát sinh những điều ngoài dự kiến có khả năng gây trì hoãn hay hủy hoại kế hoạch. Vì vậy, nên triển khai các kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ cho những vấn đề tiềm ẩn này. Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ trả lời cho câu hỏi: "Nếu X xảy ra, chúng ta có thể phản ứng như thế nào để vô hiệu hóa hay giảm thiểu thiệt hại?" Do đó, cần phải có một chiến lược thay thế nhanh, sẵn sàng đáp ứng những thay đổi mà một số trong đó có thể dự báo được.

Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ chuẩn bị cho mọi người cách thức giải quyết những tình huống bất lợi. Khi khủng hoảng xảy ra, các nhà quản lý và nhân viên không phải bỏ ra thời gian hay ngân quỹ để đối phó với tình hình mới này.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong nền kinh tế hội nhập và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã và đang gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải xác định được những mục tiêu và lập được chiến lược phát triển trong từng giai đoạn thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh được.

Chiến lược phát triển được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, và nó xác định xem công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty, giữa người cạnh tranh của nó.

Vì vậy, nội dung chương 1 của luận văn đã hệ thống lại toàn bộ nội dung lý luận cơ bản về chiến lược phát triển doanh nghiệp, đó là những nội dung tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược. Các căn cứ và những nội dung cần phân tích khi xây dựng chiến lược. Mục tiêu, mục đích, vai trò quan trọng của chiến lược và vấn đề lựa chọn chiến lược. Đó chính là cơ sở lý luận cho việc phân tích các căn cứ và đề ra các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Uđômxay

Đồng thời chương 1 cũng đề cập đến cơ sở lý thuyết nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp. Từ đó để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có những nhận định để phân tích chính xác về các chiến lược phát triển trong chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)