Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

2.4. Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức

- Lực lượng lao động trẻ, đội ngũ những người làm công tác quản lý, kỹ thuật có bằng cấp và trình độ vững vàng.

- Các sản phẩm của công ty đẹp về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng và giá thành phù hợp. Một số sản phẩm từ nguyên vật liệu tự nhiên của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay có khả năng thay thế một số sản phẩm làm từ sắt, inox và gỗ.

- Công ty có một đội ngũ chuyên thiết kế sản phẩm nên sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú với nhiều chất liệu khác nhau.

- Công nghệ hoàn thiện sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác là hiện đại hơn

- Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Năng lực sản xuất lớn, có khả năng sản xuất hàng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Đã có vị thế nhất định trên thương trường (uy tín, thương hiệu) b. Những điểm yếu

- Lực lượng lao động tại các làng nghề còn yếu về mặt kỹ thuật, phần lớn được đào tạo theo phương pháp truyền nghề, chưa có trường lớp đào tạo chính quy.

- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chưa được làm một cách bài bản khoa học.

- Sản phẩm của công ty còn nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại

- Khả năng đổi mới của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay còn yếu.

- Doanh nghiệp còn rất hạn chế kinh nghiệm về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu nên khả năng duy trì và mở rộng thị phần chưa khai thác thác triệt để.

- Việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên công ty chưa có thương hiệu mạnh

- Kỹ năng kinh doanh, marketing, kế hoạch tài chính, tổ chức công ty, trình độ ngoại ngữ... của doanh nghiệp còn yếu.

c. Những cơ hội:

- Chính trị, xã hội ổn định

- Hàng rào thuế quan được cắt giảm, mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO

- Những năm gần đây, mặt hàng thủ công mỹ nghệ luôn được lọt vào top 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất và giá trị thực thu từ việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất cao( hơn 90%)

- Nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ mà thực sự làm bằng thủ công ngày càng tăng.

- Công nghệ ngày càng hiện đại, công ty có khả năng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất

- Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có những lợi thế mang tính đặc thù riêng như: tính địa phương và những nét khác biệt rất nghệ thuật được nhiều thị trường ưa thích.

- Việt Nam có lực lượng lao động lành nghề, có kỹ năng tốt trong ngành thủ công và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng.

d. Những thách thức:

- Doanh nghiệp thiếu thông tin về: giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài...

- Tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu ở nhiều địa phương.

- Quy mô sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đa số là nhỏ, lẻ, thiếu sự liên kết.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa DN trong nước và DN nước ngoài.

- Yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe hơn với các hàng rào kỹ thuật ngày một hoàn thiện.

- Thị trường nội địa có sức mua yếu, kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

- Lãi suất cho vay tăng cao, sự gia tăng liên tục của giá cả đầu vào, tỷ giá hối đoái biến động liên tục, gây khó khăn cho các doanh

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 của luận văn đã tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó tác giả có giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, sơ đồ bộ máy tổ chức và một số kết quả sản xuất kinh trong 3 năm gần đây của công ty. Nhìn chung, công ty có cơ sở hạ tầng khá tốt và hoạt động tương đối ổn định trong những năm qua. Sau chia tách, công ty đã dần ổn định tổ chức, hoạt động kinh doanh có phần khởi sắc. Doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, thương hiệu và uy tín của công ty đã dần được khẳng định và được lọt vào top doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có uy tín trên cả nước trong năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số nguy cơ tiềm ẩn đe doạ đến sự phát triển của đơn vị đó là tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc.

Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài để nhận định những cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Phân tích môi trường bên trong gồm các yếu tố nội bộ doanh nghiệp để đánh giá những ưu, nhược điểm, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của đơn vị đồng thời nhận định những điểm mạnh, điểm yếu. Đây là cơ sở quan trọng làm tiền đề vận dụng các mô hình phân tích chiến lược ở chương tiếp theo.

Tóm lại, nội dung của chương 2 chủ yếu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cơ cấu nhân lực của đơn vị và phân tích tổng hợp toàn bộ các yếu tố môi trường bên ngoài, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng mô hình phân tích chiến lược để từ đó rút ra các định hướng căn bản cho việc xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của công ty sẽ được đề cập chi tiết trong chương 3.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)