Phân tích và lựa chọn chiến lược phát triển của công ty cổ phần XNK

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 124 - 129)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ - UĐÔMXAY

3.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược phát triển của công ty cổ phần XNK

3.2.1. Cơ sở lựa chọn ma trận SWOT làm công cụ hoạch định chiến lược cho công ty CPXNK Nam Hà- Uđômxay

Mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong trạng thái động và không đặt ra một giả thiết nào, mô hình này cho ta cái nhìn toàn diện về thực trạng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó kết hợp với các mục tiêu của nhà quản trị để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đối với thị trường các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới, những cơ hội, nguy cơ đan xen lẫn nhau buộc doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị trước để ứng phó với các

tình huống của thị trường. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn mô hình phân tích SWOT để phân tích lựa chọn định hướng kinh doanh cho công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay.

3.2.2. Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược

Qua việc phân tích ở chương 2 tác giả nhận dạng được những nhân tố bên ngoài có tác động và những nhân tố bên trong, những nhân tố ảnh hưởng tốt và những nhân tố ảnh hưởng xấu. Kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, tác giả tổng hợp đưa ra kết quả phân tích ma trận SWOT ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT

Cơ hội (O)

1.Chính trị, xã hội ổn định

2. Hàng rào thuế quan được cắt giảm, mở rộng 3. Có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến 4. Lực lượng lao động lành nghề, nhân công rẻ

Nguy cơ (T)

1.Cạn kiệt nguồn nguyên liệu ở nhiều địa phương.

2. Lực lượng lao động tại các làng nghề còn yếu về mặt kỹ thuật 3. Cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, thị trường XK giữa các DN trong và ngoài nước

4. Khách hàng đòi hỏi khắt khe hơn về mẫu mã, giá

Điểm mạnh (S)

1. Đội ngũ cán bộ lao động trẻ

2. Đội ngũ thiết kế của công ty khá đa dạng và

Chiến lược sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội (SO)

SO1- Chiến lược thâm

Chiến lược sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi các mối đe doạ (ST)

ST1- Phát triển sản

phong phú

3. Chủng loại sản phẩm đa dạng, đảm bảo về chất lượng và giá thành phù hợp.

4. Công nghệ hoàn thiện sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác là hiện đại hơn

nhập thị trường.

SO2- Chiến lược phát triển thị trường.

phẩm.

ST2: Chiến lược đổi mới.

Điểm yếu (W)

1. Khả năng đổi mới của công ty còn yếu.

2. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chưa khoa học.

3. Hạn chế kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩu.

4. Việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức.

Chiến lược tận dụng cơ hội để vượt qua các điểm yếu (WO)

WO1- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực WO2- Chiến lược phát triển tập trung đầu tư vào các phân khúc thị trường có hiệu quả cao.

Chiến lược tối thiểu hoá những điểm yếu để tự vệ (WT)

WT1- Chiến lược liên doanh liên kết

WT2- Chiến lược cạnh tranh

Từ mô hình ma trận SWOT nêu trên, Công ty cần có các chiến lược phát triển mà dựa trên các chiến lược đó công ty có thể lựa chọn dần từng bước để thực hiện. Theo tác giả các chiến lược chính sẽ gồm các đề xuất chiến lược như sau :

Chiến lược 1: Chiến lược thâm nhập thị trường.

Chiến lược 2: Chiến lược phát triển thị trường.

Chiến lược 3: Phát triển sản phẩm.

Chiến lược 4: Chiến lược đổi mới.

Chiến lược 5: Chiến phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược 6: Chiến lược phát triển tập trung đầu tư vào các phân khúc thị trường có hiệu quả cao.

Chiến lược 7: Chiến lược liên doanh liên kết Chiến lược 8: Chiến lược cạnh tranh

Các chiến lược nêu trên đều rất quan trọng đối với chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2018. Để có thể lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với thực tế tiềm lực của công ty và tận dụng các cơ hội và thách thức lớn, luận văn đã nhận diện ra các mặt mạnh và yếu nhất, cơ hội và thách thức lớn nhất cho công ty như sau:

Thực trạng của Công ty đã cho ta thấy những mặt yếu mà Công ty cần được khắc phục, trước hết xét về năng lực sản xuất kinh doanh tuy chủng loại sản phẩm khá đa dạng nhưng các sản phẩm của Công ty chủ yếu là chủng loại sản phẩm thông thường, chưa tạo được sự thu hút và không khác biệt nhiều so với đối thủ như công ty Vĩnh Long, Trung Quốc thậm chí phổ biến hiện tượng sao chép, chắp vá, làm xấu đi hình ảnh chung của các sản phẩm. Máy móc thiết bị của Công ty khá hiện đại nhưng chưa khai thác triệt để được công dụng của chúng, mặt khác máy móc thiết bị chỉ để sản xuất những sản phẩm thông thường, nguồn lợi nhuận mang lại cho Công ty chưa cao. Để phát triển sản phẩm và hướng vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao thì Công ty cần có dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại nhất là dây chuyền sản xuất tiên tiến cùng hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn.

Xét về chất lượng nhân lực:đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế về năng lực, kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩu; nhân viên tiếp thị còn yếu và còn thiếu.

Các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu nhưng công tác giới thiệu sản phẩm qua các công nghệ còn kém.Trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề của

cán bộ công nhân viên chưa thể thích ứng với những biến động của thị trường và quan trọng hơn chưa đủ để có thể đưa Công ty phát triển nhanh, mạnh do đó Công ty cần có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cho họ nhận thức và cống hiến hết mình cho sự phát triển của Công ty, giúp họ sử dụng được hết tính năng, công dụng mà máy móc thiết bị đem lại.

Khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người không dừng lại ở nhu cầu thiết yếu mà họ đặc biệt đến nhu cầu xa xỉ mua sắm tiêu dùng các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ nhiều hơn, họ có nhiều kiến thức hơn về các sản phẩm do đó thường có những đòi hỏi khắt khe hơn như đối với thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn về các sản phẩm mỹ nghệ nhu cầu về sản phẩm rất phong phú đa dạng, thay đổi nhanh theo mùa, nhưng Nhật Bản lại là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về văn hoá đối với Việt Nam vì vậy công ty cần có những chính sách xuất khẩu

Mặt khác tính chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước của Công ty thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu phụ thuộc vào các làng nghề truyền thống và nằm rải rác ở các tỉnh như Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Tây, Ninh Bình trong khi sản phẩm khó đáp ứng được các đơn hàng lớn làm cho công tác thu mua còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục được tình trạng trên công ty cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các làng nghề chủ yếu đặc biệt trong các thời kỳ khan hiếm hàng hóa.

Đây chính là một cơ hội tốt cho Uđômxay. Công ty có thể tận dụng các sản phẩm của mình nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người bằng các chính sách, chiến lược đổi mới như phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo trên nhiều phương tiện nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, tác giả khuyến cáo công ty lựa chọn các chiến lược:

1. Chiến lược phát triển thị trường: Tận dụng các cơ hội như hàng rào thuế quan được Nhà nước quan tâm, mở rộng và có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, bên cạnh đó phát huy được các điểm mạnh như đội ngũ cán bộ thiết kế khá đa dạng, phong phú, chủng loại sản phẩm đa dạng, giá thành phù hợp.

2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Với nền tảng đội ngũ cán bộ lao động còn trẻ tuổi, năng động, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi. Tuy nhiên, tay nghề, trình độ và kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩu còn hạn chế. Do đó cần có chiến lược phát triển phù hợp với đội ngũ này.

3. Chiến lược phát triển sản phẩm: Nhằm tận dụng các thuận lợi trong nội bộ công ty như đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực trong việc thiết kế sản phẩm, giá thành sản phẩm rẻ do giá nhân công thấp, bên cạnh đó hàng thủ công mỹ ngày càng được khách hàng nước ngoài ưa thích, họ đòi hỏi khắt khe hơn về mẫu mã, giá

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển thị trường cần có các pháp cụ thể trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)