Các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 129 - 134)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ - UĐÔMXAY

3.3. Các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển

- Mục đích thực hiện giải pháp: Nhằm phát triển hoặc duy trì thị trường cũ, bên cạnh đó tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng nhằm khai thác điểm mạnh của công ty.

- Lý do thực hiện giải pháp: Hiện nay, công ty chiếm thị phần rất nhỏ (trên 1%) so với tổng doanh thu xuất khẩu ngành xuất khẩu mây tre đan trong nước, hơn thế nữa thị phần chỉ bằng nửa đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty cổ phần xuất nhập khẩu kinh doanh Vĩnh Long, Trung Quốc và Thái Lan.

Nguồn hàng xuất khẩu của công ty chỉ dựa vào phần lớn những khách hàng cũ trong khi những thị trường, lĩnh vực mới công ty đã khai thác nhưng chưa khai thác hết để tận dụng lợi thế của công ty.

- Nội dung của giải pháp:

Bước 1: Tăng cường công tác nghiên cu th trường: Để khắc phục được những bất cập trong công tác nghiên cứu thị trường hiện nay, thời gian tới đơn vị cần tập trung vào một số vấn đề sau:

a. Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ:

- Đầu tư xây dựng hệ thống mạng WAN để kết nối hệ thống máy tính của các bộ phận phòng ban với nhau sao cho thu thập thông tin và giải quyết thông tin một cách nhanh nhậy, chính xác.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện, trang web của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay giúp công ty quảng bá được thương hiệu, thu hút thêm khách hàng và thu thập thêm một vài thông tin mà khách hàng muốn phản ánh.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nhân viên để có thể sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm chuyên dụng được trang bị nhằm tin học hóa toàn bộ công tác quản lý trong kinh doanh.

- Tăng cường việc thu thập thông tin nội bộ qua các hội nghị cán bộ, các cuộc họp công nhân viên, hội nghị khách hàng...

b. Tăng cường thu thập thường xuyên các thông tin bên ngoài:

- Huấn luyện cho lực lượng các phòng ban trực tiếp làm việc với khách hàng như phòng kế hoạch thị trường, phòng quản lý chất lượng thu thập thông tin từ phía khách hàng.

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập các thông tin đánh giá chất lượng hàng hóa, nhằm kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết trong quá trình sản xuất.

- Để tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, có thể thông qua các hình thức sau: Mua và sử dụng thử các sản phẩm, dịch vụ của đổi thủ cạnh tranh; cử nhân viên khảo sát trực tiếp các cửa hàng giao dịch của đối thủ cạnh tranh;

tham dự lễ khai trương, các hội nghị, các cuộc triển lãm thương mại của đối thủ cạnh tranh; tổ chức các cuộc tiếp xúc với những công nhân viên cũ và những công nhân viên đang làm việc, những người phân phối, những người cung ứng, khách hàng của đối thủ cạnh tranh; sưu tầm các quảng cáo, các báo cáo tổng kết, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các Website... đặc biệt là các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng mà đối thủ cạnh tranh gửi sở thống kê tỉnh hoặc thông qua các cục hoặc chi cục hải quan. Năm 2012 công ty đã tạo cơ hội cho mình để tìm kiếm đối tác ngay tại Việt Nam mà không cần phải tốn kém chi phí để ra nước ngoài bằng cách tham gia Hội chợ Quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hội chợ với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (800 gian hàng), hội chợ đã thu hút gần 2.000 nhà nhập khẩu đến từ 21 quốc gia, thực sự trở thành sự kiện lớn, mở ra nhiều cơ hội cho hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của công ty, đẩy mạnh quảng bá và xuất khẩu ra thế giới.

- Ngoài ra tùy theo tình hình cụ thể cũng như mức độ quan trọng và cần thiết của thông tin, đơn vị có thể sử dụng biện pháp thuê các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc mua các thông tin từ bên ngoài.

c. Tăng cường công tác nghiên cứu Marketing:

Do công tác nghiên cứu Marketing là một công việc rất quan trọng và cũng rất phức tạp, chính vì vậy để thực hiện tốt công tác này, trước mắt đơn vị cần phải thành lập tổ nghiên cứu thị trường trực thuộc phòng kinh doanh của công ty nhằm thực hiện chuyên trách công tác này. Để công tác này hoạt động có hiệu quả, công ty cần:

+ Bố trí đủ số lượng nhân lực có sức khỏe và trình độ, được đào tạo cơ bản về chuyên ngành Marketing hoặc chuyên ngành kinh tế, đồng thời phân công đồng chí Phó phòng kinh doanh của công ty trực tiếp phụ trách bộ phận này.

+ Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Marketing cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.

+ Đầu tư trang bị máy tính, máy ảnh, máy ghi âm và các công cụ cần thiết khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời cũng cần giành một nguồn kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả công tác này.

Trong vài năm gần đây, công ty thường xuyên có quan hệ với các khách hàng tại thị trường Châu Âu tại một số nước như Bỉ, Đan Mạch. Trong tương lai đây sẽ là thị trường chính của công ty vì tại thị trường này tất cả các sản phẩm của công ty đểu có thể tiêu thụ được, công ty có đối tượng khách hàng rõ ràng, đó là tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình và khá trong đó có tới 60% dân cư có thu nhập trung bình và khá; thêm vào đó họ thường xuyên có thói quen mua sắm, và một lí do nữa, đó là các khách hàng tại thị trường này khi đã đặt quan hệ làm ăn với công ty thì thường ký các hợp đồng có giá trị lớn, vì quan niệm của họ là đã mua là mua nhiều. Do vậy công ty đã, đang và sẽ tập trung vào thị trường này.

Ngoài ra, một thị trường tiềm năng đang trỗi dậy mạnh mẽ đó là khối Brich (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Trong những năm gần đây kinh tế của khối này đang rất phát triển kéo theo đời sống cũng như số người giàu tăng nhanh, có khả năng sẽ là bạn hàng của các nước xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ . Vì vậy, cơ cấu xuất khẩu của công tycần mở rộng sang các nước trong khối này. Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể vừa là thị trường cạnh tranh vừa là đối tác, hợp tác cùng phát triển với định hướng sản xuất bằng nguyên liệu của Việt Nam, phụ liệu của Trung Quốc; còn với thị trường

Ấn Độ, người dân Ấn Độ cũng sẵn sàng mua những sản phẩm khác với những sản phẩm “đại trà”, giá rẻ trong nước với chất lượng, mẫu mã phải có sự khác biệt và mang sự tinh tế của sản xuất thủ công. Bên cạnh đó, khi khai thác thị trường Brich chúng ta còn có thuận lợi về mặt địa lý vì chỉ duy có Brazil là xa còn lại các nước đều rất gần như vậy chúng ta sẽ rất thuận lợi trong việc nghiên cứu thị trường, vận chuyển hàng hóa…

Bước 2: M rộng và nâng cao năng lực hoạt động ca mng lưới

phân phi

Để triển khai tốt công tác phát triển khách hàng ngoài việc xuất khẩu hàng hóa cho các khách hàng truyền thống công ty cần có định hướng xuất khẩu cho các khách hàng mới thông qua việc chào mẫu mã và giá trên trang web công ty, trên trang web của các tổ chức có uy tín như ecvn.gov.vn hoặc thông qua các triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước.

Bước 3: Nâng cao chất lượng dch v xut khu:

Đây là một trong các yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Để thực hiện được, cần:

+ Sau 3 ngày bộ phận làm thủ tục chứng từ phải cung cấp đầy đủ cho khách hàng để họ có thời gian và chứng từ nhập hàng đúng thời hạn.

+ Để từng bước nâng cao sự chuyên nghiệp của đội ngũ đại lý, cộng tác viên, đơn vị cũng cần quan tâm mở các lớp đào tạo để trang bị thêm các kiến thức, các thông tin cần thiết, cũng như tạo cơ hội để các đội ngũ này được giao lưu học hỏi và tham gia đóng góp các ý kiến cho công ty.

Hiện tại, công ty có 7 nhân viên trong phòng kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến các vấn đề về xuất khẩu do đó tác giả đề xuất cử họ đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu để nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn với học phí 900.000đồng/tháng.

Bảng 3.2: Bảng đề xuất kinh phí học nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu

Nội dung Số lượng Thời gian

đào tạo

Dự trù kinh phí (đồng)

Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập

khẩu Thủ tục hải quan quốc tế 7 1 tháng 63.000.000

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

- Kết quả mong đợi từ giải pháp:

Hiểu rõ hơn được nhu cầu của thị trường, sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn. Mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Có được những đơn hàng mới với số lượng lớn phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty giúp công ty yên tâm trong công tác sản xuất kinh doanh không bị các khách hàng cũ ép giá….

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)