CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
2.3. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
2.3.1. Phân tích mô trường vĩ mô
2.3.1.2. Môi trường kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Tuy nhiên, với giá cả của nhiều mặt hàng và giá của nhiều loại nguyên liệu, trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.
Chính những điều đó có tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng, trong đó có Công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay. Sau đây ta sẽ nghiên cứu sự biến động của các yếu tố kinh tế như sự tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá …và ảnh hưởng của chúng như thế nào đến chiến lược phát triển của công ty.
a. Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế cả nước ta ngày một tăng, đời sống của bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc loại cao (khoảng trên dưới 5-6%) chỉ sau Trung Quốc nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP.Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại vì cơ sở hạ tầng không theo kịp. Bên cạnh đó, các chiến lược và chính sách phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày một chú trọng hơn.
Tốc độ tăng trưởng GDP là nhân tố đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. GDP tăng trưởng tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân...
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam 2000 – 2012 (Nguồn: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê) Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung
thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, “khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ”.
Tuy nhiên những bất lợi từ thị trường thế giới như nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,3% và lạm phát sẽ ở mức từ 6% - 7%. Tăng trưởng của quý 1/2013 chủ yếu nhờ khu vực dịch vụ và xuất khẩu, trong khi cầu nội địa vẫn thấp, khu vực công nghiệp và nông nghiệp đều tăng thấp. Cùng với lực cầu của nền kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm ở mức rất thấp, chưa có điều chỉnh về chính sách giá, và theo thống kê số liệu 10 năm trở lại đây, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm, lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ dưới mức7%. Tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%, lãi suất cho vay xuống 10%.
Bảng 2.6: Thu nhập quốc dân của Việt Nam giai đoạn 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
TNQD (Tỷ USD) 104,6 135,4 136
(Nguồn: Tradingeconomics.com) Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát tăng cao trở lại. Thành công này là đáng được ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Điều đó được minh chứng cụ thể bởi lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
b. Tỷ lệ thất nghiệp
Bên cạnh những thành tựu và khởi sắc nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế giới và cả những yếu tố nội tại. Một trong những ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.7 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
Thất nghiệp 2,88 2,27 1,99
(Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thống kê) Năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao chiếm 2,88%, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 đã giảm xuống 0,61%, từ mức 2,88% năm 2010 xuống 2,27% . Trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%
vào năm 2012 (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 4,43%, 2,27%)
Cùng với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu thu nhập quốc dân của Việt Nam ảnh hưởng
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 chủ yếu vẫn là do tăng yếu tố số lượng, theo chiều rộng, trong đó, chủ yếu do tăng vốn đầu tư, xuất khẩu trong khi chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Hiệu quả đầu tư không cao và có xu hướng giảm dần theo thời gian cùng với quá trình tăng vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ nợ công trên thu nhập quốc
dân còn cao, năm 2010 là 32,7%, cuối năm 2011 nợ công của Việt Nam đã lên tới 58,7% GDP. (theo số liệu của Cục Công sản, Bộ Tài chính). Tỷ lệ nợ nước ngoài chiếm trên 40% thu nhập quốc dân trong các năm 2010 - 2012.
c. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là yếu tố nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên.
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 - 2012 (Nguồn: http://www.news.zing.vn) Lạm phát cao: chỉ số CPI năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,13 %.
Các mặt hàng được coi là có tốc độ tăng giá cao có thể kể đến là: vàng, xăng dầu, lương thực thực phẩm, phương tiện đi lại, vật liệu xây dựng, đồ dùng và các dịch vụ khác… Tuy nhiên vào năm 2012 giảm mạnh còn 6,81%. Giá trị đồng tiền Việt Nam giảm, lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán, bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động lớn.
Đối với ngành thủ công mỹ nghệ lạm phát tăng cao làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và tác động tới việc
ra quyết định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
d. Tỷ giá
Bên cạnh đó sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Theo dõi diễn biến trên thị trường ngoại tệ thời gian gần đây cho thấy, VND đang mất giá so với USD, cặp tỷ giá USD/VND đang có xu hướng tăng. Đây cũng chính là thời điểm thị trường xuất hiện tin đồn về sự mất cân đối cung, cầu ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 2/1/2010 là 17.941 VND/USD.
Tại thị trường chính thức, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN)ngày 28/9/2011 là 20.830 VND/1 USD. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 11/03/2013 ở mức 20.828 VND.
Giá đồng USD tăng hay giảm so với VND gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong dư luận. Trên thực tế, thời gian qua đồng USD đang ngày càng yếu đi do chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm khắc phục những khó khăn như thâm hụt ngân sách và mất cân đối trong cán cân thương mại.
Tỷ giá tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mua bán ngoại tệ vì nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu và ngoại tệ dùng chủ yếu trong giao dịch là USD, đồng thời tác động tới khả năng trả nợ và thanh toán của cả khách hàng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên so với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da có nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá trị thực thu ngoại tệ chỉ chiếm tỷ
trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 80-100% giá trị xuất khẩu. Cứ một triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3000 đến 5000 lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Đây cũng là lợi thế để công ty phát triển chiến lược mở rộng thị trường đầu vào tăng nguồn thu nhập cho những người có trình độ tay nghề thấp.
Tóm lại, sự biến động của môi trường kinh tế tác động đến các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nam Hà- Uđômxay nói riêng theo hai hướng: Sự tăng trưởng kinh tế tạo cơ hội tốt trong việc đầu tư, mở rộng thị trường và quan hệ được mở rộng ra phạm vi ngoài nước; mặt khác khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng cao tạo ra những thách thức đối với công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nam Hà- Uđômxay như thị trường quốc tế thu hẹp lại. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.