Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 121 - 124)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ - UĐÔMXAY

3.1. Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh

3.1.1. Định hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới a) Quan điểm phát triển

- Ngành hàng Thủ công mỹ nghệ có vai trò rất quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

- Là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới bởi kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn.

- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xác định là mặt hàng tiềm năng, mặt hàng trọng điểm, cần khuyến khích đầu tư phát triển.

- Phát triển nhà xuất khẩu hàng thủ công trở thành các doanh nghiệp có khả năng hoạt động tiếp thị xuất khẩu quốc tế nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm, tăng thu nhập cho thợ thủ công ở khu vực nông thôn.

- Xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững.

- Định hướng thị trường hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là tập trung phát triển các thị trường trọng điểm như: Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Đài Loan và tiếp cận tới các thị trường khác như Nam Phi, Canada...

- Huy động tối đa lực lượng lao động tay nghề cao.

b) Mục tiêu phát triển

- Định hướng chiến lược của Chính phủ đề ra đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ là đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20% một năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ đôla Mỹ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) cũng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành nghề vùng nông thôn đến năm 2010 với

mục tiêu tạo ra 300.000 công ăn việc làm mỗi năm ở các khu vực nông thôn và mức tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đề ra là 20- 22%.(Nguồn: www.vietrade.gov.vn)

- Tầm nhìn chiến lược phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2018 là xây dựng tổ chức chặt chẽ và hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.

c) Giải pháp thực hiện mục tiêu

- Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.

- Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

- Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và các thay đổi quy định về pháp luật nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước, để tránh rủi ro cho doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.

- Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất, quản lý, thiết kế, sáng tác mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến. Tổ chức liên kết sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

- Thủ tướng Chính phủ mới ký quyết định thành lập Hiệp hội Thủ công Mỹ Nghệ. Đây được coi như một trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đẩy mạnh phát triển thị trường.

3.1.2 Quan điểm phát triển của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay đến năm 2018

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát của công ty

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, chính vì vậy Công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay nhận định việc mở rộng thị trường là điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển doanh nghiệp. Mục tiêu tổng quát của Công ty trong thời gian tới do Ban Lãnh đạo công ty đặt ra:

- Phấn đấu đưa Công ty trở thành một đơn vị phát triển vững mạnh, duy trì và phát triển thị phần tại các nước có quan hệ giao dịch với Công ty, đồng thời mở rộng thị trường sang các nước khác (thị trường Trung Đông), phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.

- Huy động vốn của toàn xã hội và các cổ đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ phần trong Công ty được làm chủ doanh nghiệp thực sự. Thiết lập phương thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao cổ tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

- Đẩy mạnh mở rộng và đa dạng hoá các đơn vị sản xuất, hệ thống làng nghề, dịch vụ gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng hoá nhằm mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính để phấn đấu.

- Phát triển nội lực, coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và sức mạnh của Công ty.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể của công ty

+ Phấn đấu đến năm 2018 chiếm 1.5% thị phần doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước (Nguồn:

Phòng KHTT của công ty)

+ Giữ khách hàng cũ và thu hút tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng các yêu cầu hàng hóa với mọi đối tượng khách hàng.

+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm.

+ Đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Công ty lấy chữ tín với khách hàng làm phương châm hoạt động của mình, đảm bảo mọi sản phẩm bán ra cho khách hàng thoả mãn yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng với khách hàng, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn tiến độ, thủ tục thanh toán nhanh gọn, giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)